nữ đối với lao động nông thôn huyện Tân Yên, Bắc Giang
a. Nhu cầu tập huấn kiến thức khoa khọc kỹ thuật
Căn cứ vào kết quả khảo sát của các hộ về nhu cầu tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh. Hội phụ nữ huyện Tân Yên mời giảng viên là cán bộ Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, Phòng Nông nghiệp&PTNT huyện, Trạm Thú y, Trạm BVTV, Trạm khuyến nông của huyện Tân Yên để tập huấn chuyển giao KHKT cho các hội viên phụ nữ có nhu cầu tham dự tập huấn.
Bảng 4.13. Nhu cầu tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nữ qua 3 năm ( 2015- 2017)
Nội dung tập huấn 2014
(Người) 2015 (Người) 2016 (Người) So sánh (%) 16/15 17/16 BQ
Tổng số người có nhu cầu tập huấn 8.379 8.662 8.976 103,38 103,63 103,5 1-Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm 1.582 1.606 1.667 101,52 103,8 102,65 2- Kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao 1.667 1.694 1.742 101,62 102,83 102,22 3- Kỹ thuật trồng rau màu, cây vụ đông 1.482 1.524 1.576 102,83 103,41 103,12 4-Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có giá
trị kinh tế cao 1.156 1.202 1.262 103,98 104,99 104,48 5- Kỹ thuật chăm sóc hoa cây cảnh 88 94 102 106,82 108,51 107,66 6- Kỹ thuật nuôi thủy sản 434 452 482 104,15 106,64 105,39 7- Xử lý rác thải nông thôn kết hợp với
mô hình nuôi giun quế 86 102 110 118,6 107,84 113,09 8- Kỹ thuật trồng rau an toàn 1.124 1.182 1.202 105,16 101,69 103,41 9- Kỹ thuật sơ chế, bảo quản nông sản
sau thu hoạch 726 768 792 105,79 103,13 104,45 10-Kỹ thuật trồng nấm 34 38 41 111,76 107,89 109,81 Nguồn: Hội phụ nữ huyện Tân Yên (2017)
Việc khảo sát nhu cầu của hội viên phụ nữ là căn cứ mở các lớp tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho đúng đối tượng và nội dung cần tập huấn. Từ năm 2015-2017, Hội phụ nữ huyện Tân Yên đã tiến hành khảo sát nhu cầu của hội viên phụ nữ từ các chi hội phụ nữ, tổ phụ nữ trên cơ sở đó sẽ tiến hành tổng hợp, phân loại học viên theo từng nội dung để tổ chức các lớp tập huấn.
Qua việc khảo sát nhu cầu có thể thấy rằng nhu cầu tập huấn của hội viên phụ nữ luôn có xu hướng tăng lên, bình quân tăng 3,5% và tăng ở tất cả các nội dung tập huấn nguyên nhân là các nội dung tập huấn tập trung vào các lĩnh vực của ngành trồng trọt và chăn nuôi vì vậy hội viên phụ nữ có nhu cầu tập huấn để nâng cao kiến thức giúp làm tăng giá trị sản xuất. Điều này phản ánh xu hướng chung là ngày càng có nhiều người dân tại các khu vực nông thôn trong huyện đầu tư cho sản xuất nông nghiệp không chỉ về mặt quy mô mà họ còn chú trọng tới việc nâng cao năng suất và chất lượng các sản phẩm nông nghiệp để thu được lợi nhuận nhiều hơn, góp phần giải quyết việc làm tại chỗ, đồng thời phát triển kinh tế gia đình.
Đối với kỹ thuật trồng nấm có số người đăng ký tăng cao qua 3 năm và bình quân tăng 9,81% bởi nhu cầu về sản phẩm nấm trên thị trường của huyện rất lớn trong khi đó các mô hình trồng nấm lại rất hạn chế, cộng với việc nhiều hộ gia đình muốn mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực sản xuất này với mong muốn thu được lợi nhuận cao hơn.
Thông qua các đợt tập huấn, các cấp Hội phụ nữ trong huyện đã góp phần nâng cao kiến thức sản xuất kinh doanh các các hộ gia đình, góp phần thực hiện thành công định hướng phát triển kinh tế của huyện.
b. Kết quả triển khai tập huấn của Hội phụ nữ
Khoa học kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng trong sản xuất giúp tăng năng suất cây trồng vật nuôi, giảm chi phí, giải quyết các vấn đề về đất đai môi trường. Trong những năm qua các cấp Hội phụ nữ trong huyện phối hợp với các ngành, tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật, tham quan mô hình, hội thảo, ... nhằm trang bị những kiến thức cho hội viên, phụ nữ và nhân dân kiến thức trong sản xuất. Bảng 4.16 thể hiện một số hoạt động phối hợp tổ chức tập huấn khoa học kỹ thuật cho hộ gia đình.
Bảng 4.14. Số lớp tập huấn kiến thức chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nữ qua 3 năm 2015 - 2017 Nội dung 2015 2016 2017 So sánh (%) SL (lớp) Tỷ lệ (%) SL (lớp) Tỷ lệ (%) SL (lớp) Tỷ lệ (%) 16/15 17/16 BQ Tổng số lớp tập huấn 118 100 125 100 132 100 105,93 105,6 105,76
Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm 21 17,8 21 16,8 22 16,67 100 104,76 102,35
Kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao 23 19,5 24 19,2 26 19,7 104,35 108,33 106,32
Kỹ thuật trồng rau màu, cây vụ đông 20 16,95 22 17,6 23 17,42 110 104,55 107,24
Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả có giá trị kinh tế cao 16 13,56 17 13,6 17 12,88 106,25 100 103,08
Kỹ thuật chăm sóc hoa cây cảnh 2 1,69 2 1,6 2 1,52 100 100 100
Kỹ thuật nuôi thủy sản 7 5,93 8 6,4 8 6,06 114,29 100 106,91
Kỹ thuật xử lý rác thải nông thôn kết hợp với mô
hình nuôi giun quế 2 1,69 2 1,6 2 1,52 100 100 100
Kỹ thuật trồng rau an toàn 16 13,56 17 13,6 19 14,39 106,25 111,76 108,97
Kỹ thuật sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch 10 8,47 11 8,8 12 9,09 110 109,09 109,54
Kỹ thuật trồng nấm 1 0,85 1 0,8 1 0,76 100 100 100
Nguồn: Hội phụ nữ huyện Tân Yên (2017)
Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng Hội phụ nữ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Ninh đã mở rất nhiều các lớp tập huấn để bồi dưỡng kiến thức làm kinh tế cho các hội viên. Từ năm 2015 đến năm 2017 số lượng các lớp tập huấn đều tăng qua các năm, bình quân tăng lên 5,76%/năm qua 3 năm. Nguyên nhân số lớp tập huấn tăng lên là do số lượng các hội viên có nhu cầu tham gia các lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật ngày một đông và Hội phụ nữ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang rất quan tâm chú trọng trong việc mở các lớp tập huấn bồi dưỡng kiến thức cho các hội viên về phát triển sản xuất nông nghiệp.
Bảng 4.15. Kết quả tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho lao động nữ qua 3 năm (2015 - 2017)
Nội dung tập huấn
Năm 2015 (số lượt người) Năm 2016 (số lượt người) Năm 2017 (số lượt người) So sánh (%) 16/15 17/16 BQ
1. Tổng số lượt người tham dự các
lớp tập huấn 16.117 16.860 17.557 104,61 104,13 104,37 2. Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm 3.016 3.124 3.223 103,58 103,17 103,37 3. Kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao 3.102 3.230 3.241 104,13 100,34 102,22 4. Kỹ thuật trồng rau màu, cây vụ đông 2.893 2.912 3.101 100,66 106,49 103,53
5. Kỹ thuật chăm sóc cây ăn quả
có giá trị kinh tế cao 2.304 2.368 2412 102,78 101,86 102,32 6. Kỹ thuật chăm sóc hoa cây cảnh 88 94 102 106,82 108,51 107,66 7. Kỹ thuật nuôi thủy sản 894 912 923 102,01 101,21 101,61 8. Kỹ thuật xử lý rác thải nông
thôn kết hợp với mô hình nuôi giun quế
86 102 110 118,6 107,84 113,09 9. Kỹ thuật trồng rau an toàn 2.248 2.568 2.826 114,23 110,05 112,12 10. Kỹ thuật sơ chế, bảo quản
nông sản sau thu hoạch 1.452 1.512 1.578 104,13 104,37 104,25 11.Kỹ thuật trồng nấm 34 38 41 111,76 107,89 109,81 Nguồn: Hội phụ nữ huyện Tân Yên (2017)
Theo số liệu ở bảng trên ta thấy hoạt động tập huấn đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tập huấn của hội viên phụ nữ. Số phụ nữ được tham dự tập huấn đều tăng lên hàng năm, năm 2015 tăng 4,61% so với năm 2014, năm 2016 tăng
4,13% so với năm 2015, bình quân tăng 4,37% và tăng ở tất cả các nội dung. Tuy nhiên trong tất cả các nội dung tập huấn, chỉ có nội dung tập huấn về kỹ thuật trồng rau an toàn là tăng với mức trên 10%. Điều này chứng tỏ huyện đã và đang rất quan tâm đến việc tập huấn cho các hội viên trong lĩnh vực trồng trọt nhằm tạo ra các sản phẩm có chất lượng cao, cụ thể ở đây là rau an toàn.
Tuy nhiên mở lớp tập huấn mới chỉ dừng lại ở mức trang bị cho các hội viên kiến thức trên lý thuyết. Vấn đề đặt ra trong thời gian tới đối với Hội phụ nữ huyện là cần quan tâm đầu tư và hỗ trợ một phần kinh phí để mở thêm các lớp tập huấn kết hợp với hướng dẫn thực tế cho các hội viên.
c. Ý kiến đánh giá hoạt động tập huấn KHKT của các hộ gia đình
Trong 90 hộ được phỏng vấn, có 78 hộ tham gia các hoạt động tập huấn KHKT, các hộ còn lại không tham gia với lý do bận nhiều việc, gia đình hết đất canh tác.
Bảng 4.16. Ý kiến đánh giá của lao động nữ về hoạt động tập huấn
Tiêu chí ĐVT Cao
Thượng Việt Lập
Ngọc
Châu Tổng
Số người điều tra Người 30 30 30 90
Số người tham gia các lớp tập huấn
Người
27 22 29 78
1. Nội dung tập huấn
- Bổ ích % 55,56 59,09 68,97 61,54 - Bình thường % 40,74 36,36 27,59 34,62 - Không bổ ích % 3,7 4,55 3,44 3,85 2. Phương pháp giảng dạy của
giảng viên - Tốt % 22,22 22,73 31,03 25,64 - Bình thường % 51,85 36,36 62,07 51,28 - Chưa tốt % 25,93 40,91 6,9 23,08 3. Mức hỗ trợ kinh phí - Thấp % 66,67 72,73 75,86 71,79 - Phù hợp % 18,52 13,64 20,69 17,95 - Cao % 14,81 13,64 3,45 10,26 4. Số lượng lớp tập huấn - Đã đáp ứng nhu cầu % 88,89 81,82 82,76 84,62 - Chưa đáp ứng nhu cầu % 11,11 18,18 17,24 15,38
Qua số liệu bảng trên cho thấy: Về nội dung tập huấn, trong 78 hội viên tham gia trả lời khảo sát có 48 người cho rằng nội dung tập huấn tốt, chiếm 61,54%, 27 người cho rằng nội dung tập huấn bình thường, chiếm 34,62% và có 3 người cho rằng nội dung tập huấn chưa tốt, chiếm 3,85%. Về phương pháp giảng dạy của giảng viên, có 20 người cho rằng phương pháp giảng dạy của các giảng viên là tốt, chiếm 25,64%, tuy nhiên cũng có đến 40 người cho rằng phương pháp giảng dạy của giảng viên là bình thường, chiếm 51,28% và 18 người cho rằng phương pháp giảng dạy là chưa tốt, chiếm 23,08%. Về mức hỗ trợ kinh phí, có tới 56 người cho rằng mức hỗ trợ kinh phí thấp chiếm 71,79%, có 14 người cho rằng mức hỗ trợ kinh phí như vậy là phù hợp chiếm 17,95% và chỉ có 8 người cho rằng mức hỗ trợ kinh phí cao chiếm 10,26%. Về số lượng lớp tập huấn, có 66 người cho rằng số lượng lớp tập huấn đã đáp ứng được nhu cầu, chiếm 84,62%, tuy nhiên có 12 người cho rằng số lượng lớp như vậy chưa đáp ứng được nhu cầu vì ngoài các nội dung tập huấn ở trên các hội viên có có nhu cầu được tấp huấn về một số kiến thức khác như cách sử dụng và bảo quản thuốc bảo vệ thực vật, …
Như vậy sau khi tham gia các lớp tập huấn trong thời gian qua, phần lớn các hội viên Hội phụ nữ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có những đánh giá, nhận xét tốt: họ đã được bổ sung, cập nhật được nhiều kiến thức bổ ích để phát triển sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó còn tồn tại nhiều ý kiến như sau: Nội dung tập huấn tương đối tốt, tuy nhiên phương pháp giảng dạy của giảng viên chưa được tốt, do đó làm giảm đi hiệu quả của các lớp tập huấn và mức hỗ trợ cho các lớp tập huấn còn thấp. Vì vậy trong thời gian tới cần phải lựa chọn các giảng viên có nghiệp vụ sư phạm tốt tham gia giảng dạy trong các lớp tập huấn cho hội viên và tăng thêm mức hỗ trợ cho các hội viên tham gia các lớp tập huấn.