Đổi mới nội dung hình thức tuyên truyền, vận động phụ nữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 103)

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục cho phụ nữ với nội dung đa dạng phong phú phù hợp với từng đối tượng, chú trọng các hình thức tuyên truyền có hiệu quả như: Sinh hoạt CLB, sinh hoạt chuyên đề, tư vấn, hội thảo nhóm…phối hợp với các ban ngành đoàn thể, các tổ chức xã hội hoá hoạt động công tác tuyên truyền của hội, lồng ghép các nội dung tuyên truyền để đạt hiệu quả cao.

- Tăng cường tài liệu cho công tác tuyên truyền sinh hoạt hội viên ở chi hội, chú trọng bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên của hội, phát hiện gương điển hình tập thể, cá nhân tiêu biểu để nhân rộng và tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

4.4.5. Tăng nguồn kinh phí hoạt động

Nguồn kinh phí hoạt động là cơ sở để Hội phụ nữ huyện tổ chức thực hiện các hoạt động. Nguồn kinh phí hoạt động hiện tại của Hội phụ nữ huyện Tân Yên chủ yếu do NSNN cấp và 10% hội phí của hội viên đóng góp nên nguồn kinh phí rất hạn hẹp. Để có hiệu quả hơn nữa trong hoạt động hỗ trợ hội viên phát triển kinh tế hộ gia đình Hội phụ nữ huyện Tân Yên cần phải tăng nguồn kinh phí hoạt động để mở thêm các lớp tập huấn cho hội viên, mở thêm các lớp đào tạo nghề mới miễn phí cho con em hội viên nghèo, cận nghèo như lớp học lái xe, ... Để gia tăng nguồn vốn hoạt động Hội phụ nữ huyện có thể tổ chức các chương trình vận động quyên góp kêu gọi ủng hộ và tài trợ của các tổ chức và cá nhân trong huyện.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Qua nghiên cứu đề tài Sự tham gia của hội phụ nữ trong giải quyết việc làm cho lao động nông thôn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang”, tác giả rút ra một số kết luận sau:

Thứ nhất, giải quyết việc làm cho lao động nói chung và lao động nữ nông thôn nói riêng đang là nội dung rất được quan tâm, trong đó nâng cao khả năng tiếp cận việc làm cho lao động nữ nông thôn là bước đi đầu tiên trong quá trình lao động muốn có được việc làm, từ đó thấy được vai trò của tổ chức hội phụ nữ trong công tác này.

Thứ hai, lao động TNNT huyện Tân Yên chiếm phần lớn trong tổng lực lượng lao động của huyện và nhìn chung có trình độ cao hơn so với lao động thuộc các nhóm tuổi khác. Tuy nhiên, tỷ lệ lao động nữ nông thôn thiếu việc làm tại đây đang có xu hướng tăng với trên 33% lao động nữ nông thôn thiếu việc năm 2011. Qua điều tra điểm 03 xã trên địa bàn huyện, nhìn chung lao động nữ nông thôn đã tiếp cận được việc làm chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp – xây dựng. Tuy nhiên tính chất công việc còn nhiều biến động, tỷ lệ lao động nữ nông thôn không muốn gắn bó lâu dài với công việc hiện tại còn ở mức cao, số lượng lao động nữ nông thôn có thể tự tạo việc làm hầu hết là thuộc lĩnh vực nông nghiệp.

Thứ ba, tuy các hoạt động hỗ trợ hội viên trong giải quyết việc làm đã đạt được các kết quả đáng kể, nhưng trong quá trình thực hiện vẫn còn một số hạn chế: Thứ nhất, phương pháp giảng dạy của giảng viên trong các lớp tập huấn chuyển giao khoa khọc kỹ thuật và trong các lớp dạy nghề chưa được tốt . Thứ hai: Kinh phí hỗ trợ cho các hoạt động của Hội phụ nữ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang còn thấp.

Thứ tư, Dựa trên phân tích thực trạng và các nhân tố ảnh hưởng đến vai trò của Hội phụ nữ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang trong giải quyết việc làm chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao vai trò trò của Hội phụ nữ huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang các giải pháp đó chủ yếu tập trung vào 4 giải pháp như sau: (1) Nâng cao chất lượng, trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ Hội; (2) Nâng cao nhận thức của hội viên; (3) Tăng nguồn kinh phí hoạt động; (4 ) Nâng cao chất lượng công tác tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, đào tạo nghề cho lao động.

5.2. KHUYẾN NGHỊ

- Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động TNTN là việc làm có liên quan đến nhiều cấp, ngành khác nhau. Do vậy, cần có sự quản lý thống nhất, đồng bộ, trong đó phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành từ địa phương đến cơ sở, giữa nhà nước và tư nhân để đảm bảo quyền lợi cho lao động TNNT.

- Nhà nước cần quan tâm hỗ trợ kinh phí cho công tác đào tạo nghề đối với lao động TNNT, quan tâm hơn nữa đến chất lượng và cơ cấu các ngành nghề đào tạo, loại hình đào tạo để lao động TNNT có thể đạt chất lượng cao, đáp ứng đủ yêu cầu của thị trường lao động.

5.2.1. Đối với các cấp chính quyền huyện Tân Yên

Đảng và Chính quyền địa phương cần làm tốt công tác lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến về đường lối, chủ trương và các văn bản có liên quan tới hoạt động của Hội phụ nữ và phát triển kinh tế hộ gia đình. Cần phải có chiến lược, sách lược phù hợp. Cụ thể hóa kế hoạch hoạt động và có kế hoạch giám sát thực hiện.

Nâng cao trình độ quản lý, thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn, tăng cường công tác kiểm tra tình hình hoạt động của Hội phụ nữ trong giải quyết việc làm của huyện nhà.

Quan tâm đầu tư kinh phí nhằm tổ chức các nhiệm vụ, kế hoạch của đơn vị đạt hiệu quả cao nhất.

Chỉ đạo các Phòng, Ban liên quan của huyện phối hợp chặt chẽ với Hội phụ nữ trong thực hiện hỗ trợ hội viên.

5.2.2. Đối với Hội phụ nữ tỉnh Bắc Giang

Phối hợp chặt chẽ với các ngành chức năng có liên quan như NH CSXH, các cơ quan, ban ngành trong việc triển khai các nội dung của chương trình;

Tiếp tục tăng cường các hoạt động kiểm tra giám sát nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn vay. Nâng cao chất lượng hoạt động tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật, thường xuyên cử cán bộ theo dõi, hướng dẫn hội viên phụ nữ trong việc áp dụng kỹ thuật mới trong sản xuất; Đa dạng các ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu học nghề của hội viên.

Mời giảng viên phù hợp; hỗ trợ kinh phí cho cán bộ Hội trực tiếp đi triển khai thực hiện chương trình tại cơ sở; mở rộng mối liên kết với các tổ chức, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh để tìm đầu ra cho sản phẩm do hội viên, phụ nữ sản xuất đồng thời cũng là mở rộng cơ hội việc làm cho hội viên, phụ nữ.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Chu Tiến Quang, (2001). Việc làm ở nông thôn. Thực trạng và giải pháp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Ban Chấp hành Đảng Bộ huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (2009). Lịch sử Đảng Bộ huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang.

3. Ban Chấp hành Đảng Bộ tỉnh Bắc Giang (2000). 70 năm trưởng thành và phát triển (20/10/1930-20/10/2000). Hội phụ nữ Bắc Giang.

4. Ban Chấp hành Hội phụ nữ huyện Tân Yên (7/2014). Báo cáo Đánh giá giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu PNTQ lần thứ XI, Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ huyện lần thứ XVI.

5. Ban Chấp hành Hội phụ nữ huyện Tân Yên (11/2016). Báo cáo của BCH Hội phụ nữ huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang khoá XVI tại Đại hội đại biểu Phụ nữ huyện lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2011-2016.

6. Ban Thường vụ Hội phụ nữ huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (6/2016). Báo cáo hoạt động của các cấp hội và phong trào phụ nữ 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 6 tháng cuối năm 2016.

7. Ban Thường vụ Hội phụ nữ tỉnh Bắc Giang (2005). 75 năm trưởng thành và phát triển (20/10/1930-20/10/2005).

8. Ban Thường vụ, Hội phụ nữ huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (2013). Báo cáo hoạt động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế năm 2015.

9. C.Mác, Ph.Ăngghen (1884). Nguồn gốc của gia đình, của chế độ sở hữu tư nhân và của Nhà nước, Tuyển tập, tập 1. NXB Sự thật, Hà Nội.

10. Các Mác, Ph.Ăngghen (1984). Tuyển tập, tập 6. NXB Sự thật, Hà Nội.

11. Đảng Cộng sản Việt Nam (1993). Nghị quyết 04 Bộ Chính trị về đổi mới tăng cường công tác vận động phụ nữ.

12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

14. Đặng Thị Linh (2013). Vấn đề phụ nữ trong gia đình ở Việt Nam hiện nay, thực trạng và giải pháp, Luận án Phó tiến sĩ Triết học, Hà Nội.

15. Đỗ Thị Bình - Lê Ngọc Lân (2014). Phụ nữ nghèo nông thôn trong điều kiện kinh tế thị trường. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

16. Đỗ thị Bình (2014). Những vấn đề chính sách xã hội với phụ nữ nông thôn trong giai đoạn hiện nay. NXB KHXH, Hà Nội.

17. Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội Đại biểu phụ nữ toàn quốc lần thứ XI.

18. Hội phụ nữ huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang (2009). Báo cáo kết quả công tác vận động hỗ trợ phụ nữ phát triển kinh tế giảm nghèo giai đoạn 2011-2013.

19. Huyện ủy Tân Yên (2005). Chỉ thị số 16-CT/TV về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác cán bộ nữ trong thời kỳ mới.

20. Huyện ủy Tân Yên tỉnh Bắc Giang (1996). Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Yên tỉnh Bắc Giang, tập II (1954 -1975).

21. Huyện ủy Tân Yên tỉnh Bắc Giang (2000). Lịch sử Đảng bộ huyện Tân Yên, tập I (1930-1954).

22. Huyện ủy Tân Yên tỉnh Bắc Giang, Chỉ thị số 11-CT/TV của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo đối với công tác bình đẳng giới giai đoạn. 23. Lê Thi, Việc làm, đời sống phụ nữ trong chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam (2009).

Hà Nội. NXB Khoa học Xã hội;

24. Ngân hàng Thế giới (2006). Đưa vấn đề giới vào phát triển. Hà Nội. NXB Văn hóa Thông tin;

25. Nghị quyết Đại hội Đại biểu Phụ nữ toàn quốc lần thứ XII, Hà Nội, 2017.

26. Nguyễn Thị Bình (2014). "Bước tiến bộ của phụ nữ Việt Nam từ 2000-2010", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, tháng 2.

27. Nguyễn Thị Minh Phương (2013). "Hội phụ nữ Việt Nam với chăm lo quyền lợi cho phụ nữ và trẻ em", Tạp chí Văn hóa - tư tưởng. (3).

28. Nhà xuất bản Phụ nữ (1977). Hồ Chủ tịch với vấn đề giải phóng phụ nữ, Hà Nội. 29. Nhà xuất bản Thông tấn (2005). Chủ tịch Hồ Chí Minh với sự nghiệp giải phóng

phụ nữ, Hà Nội.

30. Quốc hội (1995). Hiến pháp Việt Nam (1946,1959, 1980, 1992). NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

32. Quốc hội (2007). Luật Bình đẳng giới, Hà Nội.

33. Quốc hội (2007). Luật Phòng chống bạo lực gia đình, Hà Nội.

34. Trần Thị Minh Đức (2013). "Tâm lý trọng nam khinh nữ trong xã hội hiện nay", Tạp chí Khoa học về phụ nữ, tháng 4.

35. Trần Thị Quốc Khánh (2013). "Bình đẳng giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động xã hội", Tạp chí Lao động xã hội. (282).

36. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (2006). Phụ nữ giới và phát triển. NXB Phụ nữ, Hà Nội.

37. Trương Thị Phương, Thông tin pháp luật cho phụ nữ, một nhu cầu để tiến bộ và phát triển.

38. Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2006), Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, Hà Nội.

39. Ủy ban Quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2015). Kế hoạch hành động Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2020. NXB Phụ nữ, Hà Nội.

40. V.I. Lênin (1979). Chính quyền Xô viết và địa vị của người phụ nữ, Toàn tập, tập 39. NXB Tiến Bộ, Mát-cơ-va.

41. Võ Thị Hồng Loan, Đặng Ánh Tuyết (2005). "Bình đẳng nam - nữ và thực hiện quyền bình đẳng nam-nữ ở nước ta", Tạp chí Cộng sản. (05). Tr. 39-42.

PHIẾU ĐIỀU TRA 1. Họ và tên: Tuổi:

2. Giới tính: Nam: Nữ:

3. Tình trạng sức khoẻ của chị hiện nay thế nào: ………..

4. Tình trạng kết hôn:

- Đã kết hôn: - Chưa kết hôn:

5. Điều kiện kinh tế của hộ:

Giàu, khá: Trung bình: Nghèo:

6. Trình độ văn hoá:

- Chưa và đã tốt nghiệp cấp I: - Tốt nghiệp cấp II: - Tốt nghiệp cấp III:

7. Trình độ chuyên môn kỹ thuật:

- Không có trình độ (chưa qua đào tạo) -Sơ cấp hoặc đã qua các lớp dạy nghề:

+ Có chứng chỉ:

+ Không có chứng chỉ: - Trung học chuyên nghiệp:

- Cao đẳng:

- Đại học trở lên:

8. Tình trạng công việc của bạn hiện nay:

- Bạn đã có việc làm và đang đi làm

- Thiếu việc làm:

- Bạn vừa đi học vừa đi làm:

- Thất nghiệp:

9. Công việc hiện tại của chị hiện nay thuộc lĩnh vực gì:

- Nông nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp:

- Công nghiệp: - Xây dựng: - Thương mại dịch vụ: - Nghề tự do:

- Khác:

10. Thu nhập hiện nay của bạn là bao nhiêu: (Triệu đồng)

1 -> 1,5 3 -> 4 1,5 -> 3 4 -> trở lên

11. Bạn có hài lòng với mức thu nhập đó không?

Có: Không:

12. Nếu không thì chị mong muốn mức thu nhập là bao nhiêu: ………

13. Chị tìm được công việc hiện tại bằng cách nào: - Tự bản thân xin việc:

- Do bạn bè người thân giới thiệu:

- Do gia đình xin việc:

- Qua trung tâm giới thiệu việc làm

Khác: ………

………..

14. Lý do chị làm công việc hiện nay (Chọn đáp án bạn thấy quan trọng nhất) - Tiền lương phù hợp:

- Phù hợp với trình độ chuyên môn:

- Gần nhà:

- Lý do khác:

15. Bạn thấy công việc hiện tại của bạn như thế nào? - Không thích: - Bình thường: - Thích: - Rất thích: 16. Công việc hiện tại có phù hợp với trình độ chuyên môn của bạn không? - Không: - Có: Nếu không tại sao, và bạn có ý kiến gì đối với việc này không? ………

………

………

………..

17. Khi vào làm, bạn phải thử việc bao lâu? - Dưới 1 tháng - 1-> 3 tháng: - Trên 3 tháng - Không học: 18. Khoảng thời gian tìm việc của bạn là bao lâu: - Một tháng: - Từ 3 đến 6 tháng: - 1 đến 3 tháng - Trên 6 tháng: Vì sao bạn có khoảng đợi việc như vậy? ………

………

………

………

19. Ý kiến đánh giá của lao động của huyện về hoạt động tuyên truyền của Hội phụ nữ huyện Tân Yên

Tiêu chí

Tham gia hoạt động

Nội dung tuyên truyền

Điều kiện hỗ trợ

Thời gian truyền đạt Có Không ích Bổ Không bổ ích Tốt Không Phù hợp Chưa phù hợp

20. Ý kiến đánh giá của lao động nữ về hoạt động tập huấn - Nội dung tập huấn

+ Bổ ích

+ Không bổ ích

- Phương pháp giảng dạy của giảng viên

+ Tốt + Chưa tốt - Mức hỗ trợ kinh phí + Thấp + Phù hợp + Cao - Số lượng lớp tập huấn + Đã đáp ứng nhu cầu + Chưa đáp ứng nhu cầu

21. Đánh giá của lao động nữ điều tra về hoạt động dạy nghề - Nội dung đào tạo

+ Bổ ích

+ Không bổ ích

- Thời gian đào tạo

+ Dài

+ Ngắn + Hợp lý

- Phương pháp giảng dạy của giảng viên

+ Tốt

+ Chưa tốt

- Cơ sở vật chất phục vụ học tập + Đã đáp ứng nhu cầu + Chưa đáp ứng nhu cầu

22. Đánh giá của lao động nữ điều tra về hoạt động giới thiệu tạo việc làm của Hội phụ nữ huyên Tân Yên, tỉnh Bắc Giang

+ Tốt

+ Bình thường + Chưa tốt

23. Nguyên nhân lao động thiếu việc làm

+ Do diện thích đất sản xuất nông nghiệp chuyển đổi, thu hẹp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)