Nội dung các hoạt động hỗ trợ của hội phụ nữ huyện trong giải quyết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 32 - 35)

làm cho lao động nông thôn

2.1.3.1. Hoạt động giới thiệu việc làm

Phụ nữ nông thôn đa phần là làm nông nghiệp theo mùa vụ do đó lượng lao động nhàn rỗi rất nhiều và thu nhập rất thấp. Để giúp các hội viên có thu nhập cao hơn, việc làm ổn định hơn Hội phụ nữ Việt Nam trực tiếp chỉ đạo Hội phụ nữ các cấp thường xuyên liên hệ với các công ty, doanh nghiệp, khách sạn, nhà hàng có nhu cầu tuyển dụng lao động nữ để giới thiệu cho các hội viên của mình. Hoạt động này đã giúp cho các hội viên có việc làm thu nhập cao hơn, nâng cao đời sống cho các gia đình hội viên.

2.1.3.2. Triển khai các chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Liên hiệp hội phụ nữ huyện luôn chú trọng tuyên truyền các chủ trương, chính sách của tỉnh về giải quyết việc làm cho lao động nông thôn từ đó triển khai tới từng xã: Chính sách hỗ trợ hoạt động giáo dục nghề nghiệp và giải quyết việc làm theo Nghị quyết 207 của HĐND tỉnh; Quyết định 18 của UBND tỉnh về việc ban hành các quy định quản lý, tổ chức thực hiện một số chính sách hỗ trợ và cho vay giải quyết việc làm trên địa bàn tỉnh... Bên cạnh đó, công tác giải quyết chính sách, hỗ trợ vốn vay giải quyết việc làm cũng được cũng được hội tham gia tư vấn chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, kịp thời và chính xác.

- Chương trình quốc gia giải quyết việc làm

Để chính sách giải quyết việc làm đi vào cuộc sống, Đảng và Nhà nước ta đã thông qua tổ chức hội phụ nữ tuyên truyền vận động triển khai chính sách và có nhiều chương trình giải quyết việc làm cụ thể:

+ Hội tuyên truyền về Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11-4-1992 về những chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong những năm tới giúp lao động nông thôn có những định hướng việc làm phù hợp

+ Hội phụ nữ tuyên truyền và giúp người lao động hiểu và tiếp cận được với các nguồn vốn vay với lãi suất thấp: Nguồn vốn “120” được hình thành từ ngân sách nhà nước, thu từ lao động làm việc ở nước ngoài và từ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế. Quỹ 120 thực hiện cho vay với lãi suất thấp nhằm tạo việc làm mới, hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Với nông nghiệp nông thôn, quỹ hỗ trợ áp dụng khoa học kỹ thuật vào phát triển nông lâm ngư nghiệp, mở mang và phát triển các ngành nghề phi nông nghiệp trong nông thôn.

- Tuyên truyền, phổ biến Quyết định số 1956/QĐ-TTg của thủ tướng chính phủ ngày 27/11/2009 về đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020. Theo chương trình này, từ nay đến năm 2020 sẽ đào tạo nghề cho 1 triệu lao động nông thôn mỗi năm. Đây là chương trình lớn, tạo cơ hội thuận lợi cho lao động nông thôn trong những năm tới.

2.1.3.3. Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Ngoài việc quan tâm khai thác các nguồn vốn, để tạo việc làm ổn định cho lao động nữ trên cơ sở thực hiện Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông

thôn đến năm 2020”. Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định 295/QĐ-TTg, 26/02/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ phụ nữ học nghề, tạo việc làm giai đoạn 2010 - 2015". Các cấp Hội phụ nữ trong huyện đã luôn quan tâm đến công tác tào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho phụ nữ, các cấp Hội đã phối hợp với Phòng LĐ-TB&XH, Trung tâm dạy nghề huyện mở các lớp đào tạo nghề cho hội viên phụ nữ tạo việc làm, tăng thu nhập.

- Hội các cấp đã chỉ đạo các cơ sở Hội tiếp tục rà soát các đối tượng phụ nữ chưa qua đào tạo, các địa bàn bị thu hồi đất làm các dự án của Tỉnh, Huyện, các phụ nữ nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, không có việc làm để các hội viên được học nghề; Phối hợp với Trung tâm dạy nghề mở các lớp dạy nghề như: Trồng hoa cây cảnh, nấu ăn, làm đẹp, tin học… để họ dễ xin việc vào các cơ sở có nhu về lao động.

- Thường xuyên nắm bắt các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất kinh doanh để phối hợp đào tạo nghề tại chỗ, giới thiệu ngay việc làm khi chị em có nhu cầu.

Đây là một hoạt động thiết thực nhằm tập hợp các tầng lớp phụ nữ tham gia vào tổ chức Hội, tạo cơ hội để phụ nữ tìm được một việc làm phù hợp, có thu nhập ổn định giúp chị em giảm nghèo, phát triển kinh tế gia đình.

2.1.3.4. Hỗ trợ lao động nông thôn đi làm việc tại nước ngoài

Ngoài việc chủ động liên kết với các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp để tạo việc làm cho lao động nông thôn đặc biệt là lao động nữ, hội phụ nữ xã còn tuyên truyền, tư vấn và liên kết chặt chẽ với các công ty, cơ sở chuyên đào tạo đưa lao động đi xuất khẩu làm việc tại nước ngoài có uy tín theo Chỉ thị 04 của UBND tỉnh về tăng cường đưa lao động đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Đưa người lao động, chuyên gia đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài (gọi tắt là xuất khẩu lao động - XKLĐ) là một chủ trương có tính chiến lược quan trọng của Đảng và Nhà nước. Xuất khẩu lao động là cơ hội để có thêm việc làm, thu nhập cho người lao động trong đó có một bộ phận là lao động nông thôn.

Song coi xuất khẩu lao động là một giải pháp thiết thực tạo việc làm cho người lao động cần phải khắc phục những hạn chế trong công tác tổ chức quản lý lao động, công tác nghiên cứu thị trường. (Nguyễn Thị Thanh Huyền, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)