3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Đề tài lựa chọn huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang làm điểm nghiên cứu. Trong huyện, lựa chọn Hội phụ nữ huyện Tân Yên và Hội phụ nữ ba xã Cao Thượng, Việt Lập và Ngọc Châu được chọn làm điểm nghiên cứu vì ba xã này đều có những đặc điểm phù hợp với nội dung, mục đích và mục tiêu nghiên cứu của đề tài, đó là:
Hội phụ nữ xã Cao Thượng, Việt Lập và Ngọc Châu là những đơn vị trong những được Hội phụ nữ huyện Tân Yên chọn là đơn vị làm điểm thực hiện các hoạt động hỗ trợ phụ nữ tạo việc làm tại hộ gia đình.
Xã Cao Thượng, Việt Lập và Ngọc Châu là ba xã có tỷ lệ phụ nữ nông thôn chiếm số lượng lớn. Lực lượng phụ nữ nông thôn thuộc những lứa tuổi khác nhau, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn kỹ thuật khác nhau, dẫn đến khả năng tìm việc của mỗi lao động khác nhau. Từ đó phản ánh đầy đủ thực trạng việc làm của phụ nữ nông thôn.
Bên cạnh đó 3 xã Cao Thượng, Việt Lập và Ngọc Châu là ba xã có diện tích đất nông nghiệp giảm mạnh do quá trình chuyển đổi đất nông nghiệp tiến hành xây dựng khu, cụm công nghiệp của huyện. Do vậy, một bộ phận phụ nữ không có đất sản xuất nông nghiệp. Họ không có việc làm và họ phải đi kiếm việc làm. Chính vì vậy, tiến hành nghiên cứu ba xã Cao Thượng, Việt Lập và Ngọc Châu, sẽ cho phép phản ánh rõ được thực trạng việc làm của phụ nữ trong huyện và từ đó đưa ra các giải pháp việc làm cụ thể cho phụ nữ trong huyện.
Huyện Tân Yên của tỉnh Bắc Giang, là địa bàn có điều kiện thuận lợi và khó khăn nhất định trong phát triển kinh tế - xã hội. Với tỷ lệ hơn 50% dân số là phụ nữ, vì vậy hoạt động của các tổ chức đoàn thể - chính trị xã hội liên quan, đặc biệt là cơ quan Hội LHPN huyện có vai trò quan trọng nâng cao thu nhập của lao động nữ giảm tỷ lệ thất nghiệp và phát triển kinh tế hộ của huyện. Trong những năm qua với chức năng, nhiệm vụ đại diện chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp phụ nữ, Hội LHPN huyện đã có những đóng góp tích cực trong việc nâng cao chất lượng đời sống nhân dân nói chung và chị em phụ nữ nói riêng trên địa bàn.
trong và ngoài huyện để nắm bắt được khả năng đạo tạo và giải quyết việc làm cho thanh niên nông thôn.
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu
3.2.2.1. Thu thập số liệu thứ cấp
Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin đã công bố để phân tích, lựa chọn các quan điểm về phương pháp luận về sự tham gia của phụ nữ trong công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trên địa bàn huyện. Số liệu và nguồn gốc của các số liệu đã công bố, và tại cộng đồng dân cư.
Bảng 3.4 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin thứ cấp
Thông tin Loại tài liệu Nguồn thu thập
+ Thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về sự tham gia của phụ nữ trong công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông ở các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học, các bài báo đã được công bố và mạng internet,… liên quan đến đề tài.
- Các loại sách và bài giảng
- Các bài báo, tạp chí có liên quan tới đề tài; từ các website
- Các luận văn liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Thư viện Học viện Nông Nghiệp Việt Nam, Đại học Kinh tế quốc dân, Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh…
- Thư viện, internet
Thu thập các thông tin, số liệu về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Tân Yên tại Phòng Văn hóa và thông tin huyện Tân Yên, Văn phòng UBND, Phòng Nội vụ, Hội phụ nữ huyện Tân Yên và các cơ quan, đơn vị cấp huyện, xã. Thu thập thông tin về các vấn đề có liên quan đến sự tham gia của phụ nữ trong công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn tại các cơ quan Trung ương, các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ…
- Báo cáo tổng kết hằng năm, số liệu, thông tin của công tác của Phòng Nội vụ, Hội phụ nữ huyện Tân Yên và các cơ quan, đơn vị cấp huyện, xã.
- Niên giám thống kê
- Nhận xét, đánh giá của các chuyên gia trên diễn đàn báo điện tử về sự tham gia của hội phụ nữ trong công tác hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông; số liệu tổng hợp từ điều tra của Phòng lao động và TBXH huyện Tân Yên, của UBND huyện Tân Yên, Hội phụ nữ huyện Tân Yên, Phòng Văn hóa huyện, và một số các ban ngành đoàn thể trên địa bàn huyện và địa phương.
Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố theo trình tự sau:
1) Liệt kê các số liệu, thông tin cần thiết có thể thu thập được, hệ thống hóa theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin.
2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin. 3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp.
4) Kiểm tra tính thực tế của thông tin qua khảo sát trực tiếp và kiểm tra chéo.
3.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp
Bảng 3.5 Phương pháp thu thập số liệu và thông tin sơ cấp Đối
tượng
Số mẫu Nội dung thu thập Phương pháp
1. Lao động nữ nông thôn tại các xã 90 người: - Xã Cao Thượng: 30 người - Việt Lập: 30 người - Ngọc Châu: 30 người
- Đánh giá về tình hình giới thiệu việc làm của hội viên cho người lao động
- Ý kiến đánh giá của lao động huyện về hoạt động tuyên truyền của Hội phụ nữ huyện Tân Yên
- Ý kiến đánh giá chung về hoạt động tuyên truyền
- Ý kiến đánh giá của hộ gia đình về hoạt động tập huấn
- Đánh giá của hộ điều tra về hoạt động dạy nghề
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế. 2. Thành viên của hội liên hiệp phụ nữ
10 người - Những thuận lợi, khó khăn trong giới thiệu việc làm
- Khả năng tiếp thu của lao động nông thôn vê tìm kiếm việc làm khi tham dự các lợp tập huấn.
- Trình độ, nhận thức của người lao động
- Trình độ, năng lực của cán bộ hội
Điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã thiết kế, hoặc những câu hỏi mở 3. Các cán bộ, các nhà quản lý
5 người - Vai trò của Hội phụ nữ trong giới thiệu việc làm
- Kết quả hoạt động của hội phụ nữ trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho người lao đông
Phỏng vấn theo câu hỏi mở
Đây là nguồn thông tin vô cùng quan trọng để tiến hành tổng hợp, phân tích và trình bày trong phần kết quả nghiên cứu của đề tài. Nguồn thông tin này sẽ được tiến hành thu thập được từ phỏng vấn, điều tra trực tiếp cán bộ Hội phụ nữ và phụ nữ nông thôn (kể cả có việc làm và chưa có việc làm) thuộc các hộ
nông dân trong các điểm nghiên cứu. Đồng thời, điều tra các tổ chức, cơ quan có liên quan đến màng lưới giải quyết việc làm cho phụ nữ.
3.2.3. Phương pháp tổng hợp
Sau khi thu thập được các thông tin cần thiết, tôi sẽ tiến hành tổng hợp số liệu và sử dụng phần mềm Microsoft Excel xử lý số liệu. Để làm rõ hơn vấn đề nghiên cứu, chúng tôi sẽ sử dụng phương pháp thống kê kinh tế để thu thập và phân tích thông tin trong một khoảng thời gian cần thiết phù hợp với đề tài nghiên cứu. Các số liệu phân tích sẽ nói lên thực trạng và xu hướng vận động của hiện tượng.
Các số liệu sau khi được tính toán sẽ được chỉnh lý, tổng hợp và hệ thống hóa lại theo nội dung nghiên cứu.
3.2.4. Phương pháp phân tích
- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kê số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của quá trình hoạt động Hội phụ nữ.
- Phương pháp so sánh: Phương pháp này nhằm đối chiếu các chỉ tiêu đạt được của đối tượng nghiên cứu qua các thời kỳ nghiên cứu, trên cơ sở đó đánh giá chất lượng hoạt động của đối tượng nghiên cứu, từ đó đánh giá vai trò của đối tượng nghiên cứu trong việc hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động ở địa bàn nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo: Tôi sẽ tra cứu kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa học đã công bố, tổng hợp và kế thừa các nội dung phù hợp với đề tài. Thu thập có chọn lọc ý kiến đánh giá của những chuyên gia trong lĩnh vực giải quyết việc làm; xin ý kiến đánh giá của các chuyên gia, nhà khoa học, các nhà quản lý về đánh giá nhu cầu giải quyết việc làm, khả năng sự tham gia của Hội phụ nữ trong giải quyết việc làm và những chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho phụ nữ nông thôn. Từ đó rút ra những nhận xét đánh giá về thực trạng sự tham gia của Hội phụ nữ trong giải quyết việc làm và xác định khả năng giải quyết việc làm cho lao động nông thôn được chính xác hơn.
3.2.5. Hệ thống chỉ tiêu sử dụng trong đề tài
3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh về tình hình cơ bản của lao động điều tra
- Trình độ học vấn, chuyên môn - Độ tuổi bình quân, giới tính
- Tình hình đất đai của hộ
+ Tình hình sử dụng đất (cơ cấu từng loại đất) + Diện tích đất canh tác bình quân/hộ (khẩu) - Chỉ tiêu về lao động
+ Bình quân khẩu/hộ + Bình quân lao động/hộ
+ Chất lượng lao động (trình độ lao động, lao động đã qua đào tạo, lao động chưa qua đào tạo...)
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của Hội phụ nữ trong hỗ trợ việc làm cho lao động nông thôn
a. Hoạt động tuyên truyền.
- Số đợt tuyên truyền.
- Số người tham gia tuyên truyền.
b. Hoạt động tập huấn kiến thức khoa học kỹ thuật trong sản xuất kinh doanh.
- Nội dung tập huấn, mô hình tham quan. - Số lớp tập huấn.
- Số người tham gia tập huấn.
c. Hoạt động phối hợp dạy nghề, truyền nghề, giới thiệu việc làm tăng thu nhập.
- Số lớp dạy nghề, truyền nghề. - Ngành nghề đào tạo.
- Số người giới thiệu việc làm sau học nghề.
3.2.5.3. Nhóm chỉ tiêu ý kiến đánh giá hoạt động của Hội phụ nữ trong hỗ trợ tìm kiếm việc làm cho lao động nông thôn
- Tỷ lệ người lao động đánh giá hoạt động tuyên truyền, tập huấn hữu ích, phù hợp nhu cầu.
- Tỷ lệ người lao động áp dụng kiến thức KHKT, mô hình kinh tế
- Tỷ lệ người lao động đánh giá chất lượng hoạt dộng dạy nghề, truyền nghề, giới thiệu việc làm.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI PHỤ NỮ VÀ TÌNH HÌNH LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG LAO ĐỘNG NÔNG THÔN HUYỆN TÂN YÊN TỈNH BẮC GIANG
4.1.1. Khái quát về cơ cấu tổ chức của Hội phụ nữ huyện Tân Yên
Hội phụ nữ huyện Tân Yên thuộc khối cơ quan đoàn thể của huyện, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Hội phụ nữ tỉnh Bắc Giang và của Huyện ủy Tân Yên. Hội có nhiệm vụ tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, các nhiệm vụ kinh tế - chính trị của địa phương tới cán bộ hội viên, triển khai, hướng dẫn, chỉ đạo Hội phụ nữ cơ sở thực hiện nhiệm vụ mà Đại hội phụ nữ các cấp đề ra. Dưới cơ sở Hội là các chi, tổ phụ nữ. Hệ thống tổ chức Hội phụ nữ huyện Tân Yên được thể hiện qua hình 4.1.
Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức Hội phụ nữ huyện Tân Yên BAN CHẤP HÀNH HỘI LHPN TỈNH BẮC GIANG
BAN CHẤP HÀNH HỘI LHPN HUYỆN TÂN YÊN
BCH HỘI LHPN XÃ, THỊ TRẤN HỘI PHỤ NỮ TRỰC THUỘC
(Công an, Quân sự)
Chi hội phụ nữ
Tổ phụ nữ Hội viên
HUYỆN ỦY
Hiện nay bộ máy tổ chức của cơ quan Thường trực Hội phụ nữ huyện gồm: 1 Chủ tịch, 2 phó chủ tịch, 1 Ủy viên Ban Thường vụ và 1 cán bộ chuyên trách. 5/5 cán bộ Hội có trình độ chuyên môn Đại học, 2 cán bộ có trình độ lý luận chính trị cử nhân và cao cấp, 03 cán bộ có trình độ lý luận chính trị trung cấp. 100% cán bộ Hội là đảng viên.Theo ngành dọc, gồm Hội phụ nữ 24 xã, thị trấn và 1 cơ sở Hội trực thuộc (Hội phụ nữ Công an), dưới cấp xã có 375 chi hội (Hội phụ nữ huyện Tân Yên, 2017).
BCH Hội phụ nữ huyện có nhiệm vụ tổ chức thực hiện Điều lệ Hội, Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Ban Chấp hành cấp trên và cấp mình đề ra trong nhiệm kỳ hoạt động. Nhiệm kỳ 2012 - 2017, Ban chấp hành Hội phụ nữ huyện có 27 ủy viên (cơ cấu bao gồm cơ quan thường trực Hội phụ nữ huyện, chủ tịch Hội phụ nữ cơ sở và lãnh đạo một số ngành của huyện). BCH Hội phụ nữ cơ sở có nhiệm vụ tham mưu cho cấp ủy Đảng cùng cấp thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - chính trị ở địa phương. Đồng thời chịu trách nhiệm việc triển khai các nhiệm vụ được giao tới chi, tổ hội thực hiện và báo cáo định kỳ lên cấp trên.
4.1.2. Tình hình hội viên Hội phụ nữ huyện Tân Yên
Theo Điều lệ Hội phụ nữ Việt Nam, hội viên Hội phụ nữ là phụ nữ Việt Nam từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, nơi làm việc, nơi cư trú; tán thành Điều lệ Hội và tự nguyện tham gia tổ chức Hội thì được công nhận là hội viên. Tình hình hội viên Hội phụ nữ huyện Tân Yên được thể hiện bảng 4.1
Tính đến nay, Hội phụ nữ huyện Tân Yên gồm có 25 cơ sở Hội, 375 chi hội, toàn huyện có 37.915 hội viên (đạt tỷ lệ thu hút 72% phụ nữ từ 18 tuổi trở lên tham gia tổ chức Hội), hàng năm phụ nữ tham gia vào Hội tăng trung bình 1,1%/năm.
Về độ tuổi hội viên, chiếm tỷ lệ cao nhất là độ tuổi từ 31 đến 59 tuổi, hàng năm đều chiếm tỷ lệ trên 50%; độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi chiếm tỷ lệ 29% và thấp nhất là độ tuổi từ 60 tuổi trở lên chiếm tỷ lệ dưới 20%.
Về trình độ, hội viên có trình độ cấp 2 chiếm tỷ trọng cao nhất qua các năm. Năm 2017, hội viên có trình độ cấp 2 là 42%; trình độ cấp 3 là 35%; trình độ cấp 1 là 23%.
Về ngành nghề, đa phần hội viên làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp, chiếm tới 80% qua các năm. Năm 2017, hội viên làm trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 79,06%, hội viên làm trong lĩnh vực kinh doanh dịch vụ chiếm tỷ lệ
6,18%, hội viên làm công nhân viên chức chiếm tỷ lệ 8,84%, thấp nhất là hội viên làm các công việc khác chiếm 5,92%.
Bảng 4.1. Tình hình hội viên Hội phụ nữ huyện Tân Yên
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
1. Tổng số cơ sở Hội Cơ sở 25 25 25 - Theo xã, thị trấn Cơ sở 24 24 24
- Trực thuộc Cơ sở 1 1 1
2. Tổng số chi hội Chi hội 375 375 375 3. Tổng số hội viên Người 30.314 34.468 37.915
a. Phân theo độ tuổi
18 - 30 tuổi Tỷ lệ % 30,31 30,32 29,93