Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 54)

3.1.3.1. Thuận lợi

Về vị trí địa lý, Tân Yên rất thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các huyện khác trong và ngoài tỉnh. Đặc biệt, trên địa bàn huyện có 2 thị trấn Cao Thượng, thị trấn Nhã Nam là hai trung tâm tập trung dân cư đông đúc, tiềm năng phát triển to lớn chắc chắn sẽ thúc đẩy kinh tế toàn huyện tiến bước vững chắc trong thời gian tới.

Về điều kiện thời tiết, khí hậu và đất đai, Tân Yên có điều kiện trồng trọt nhiều vụ trong năm, phát triển chăn nuôi, áp dụng đa dạng cơ cấu cây trồng và thời vụ.

Về cơ sở kỹ thuật hạ tầng, đây là điều kiện quan trọng giúp Tân Yên đi lên, phát triển toàn diện và bền vững nền kinh tế, giao lưu văn hoá và mở rộng thị trường thu hút đầu tư trong và ngoài huyện.

Về kết quả chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Tân Yên có nhiều cơ chế, chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, góp phần tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho lao động nông thôn.

3.1.3.2. Khó khăn

Đặc điểm chủ yếu về địa hình miền núi. Chính vì vậy, vấn đề tạo việc làm ổn định, lâu dài cho người lao động nói chung và phụ nữ nói riêng gặp không ít khó khăn.

Hạn chế về môi trường sản xuất kinh doanh. Môi trường sản xuất kinh doanh của địa phương tuy đã được cải thiện song vẫn còn yếu kém, số lượng doanh nghiệp sản xuất ít, phần lớn là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xây dựng hạ tầng - giao thông, rất ít doanh nghiệp đầu tư lớn trong lĩnh vực du lịch, nông - lâm nghiệp và công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp. Do đó, số lao động làm việc trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp.

Công tác quy hoạch của địa phương chưa được quan tâm đầu tư thoả đáng, chất lượng quy hoạch còn yếu, điều này gây khó khăn, tạo tâm lý không yên tâm cho các doanh nghiệp đến đầu tư tại địa phương, do đó hạn chế trong giải quyết việc làm cho lao động thanh niên.

Nguồn nhân lực của địa phương còn nhiều bất cập nhất là ý thức tự vươn lên của đa số người dân nông thôn. Phần lớn lực lượng lao động của huyện chưa được đào tạo, nhất là đào tạo nghề.

Hạ tầng giao thông còn yếu kém. Hệ thống đường giao thông tuy được cứng hóa nhưng chất lượng còn chưa đáp ứng, các tuyến đường giao thông trọng

yếu đảm bảo cho giao lưu, đi lại đã xuống cấp, gây cản trở không nhỏ đến việc thu hút đầu tư trong và ngoài tỉnh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tham gia của hội phụ nữ trong hỗ trợ giải quyết việc làm cho lao động nông thôn ở huyện tân yên, tỉnh bắc giang (Trang 53 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(114 trang)