Kết quả đánh giá đặc điểm hình thái, nông sinh học nguồn gen bí đỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái và nông học nguồn gen bí đỏ địa phương phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen (Trang 53 - 55)

NGUỒN GEN BÍ ĐỎ

Trên thế giới, tên gọi tiếng anh của cây bí đỏ thay đổi dựa vào một số hình dạng quả chính. Bí đỏ có quả ăn được hình tròn hoặc gần tròn gọi là pumpkin, quả có dạng không phải hình tròn gọi là squash; quả không ăn được dùng làm cảnh hoặc đồ trang trí gọi là gourds, các tên gọi này dùng

chung để chỉ các loại bí thuộc cả năm loài trồng C. maxima, C. moschata, C.

pepo, C. ficifoliaC. argyrosperma (Robinson và Decker-Walters, 1997). Ở Việt Nam, bí đỏ, bí đỏ hay bí rợ là tên gọi chung cho các loài này (Lưu Ngọc Trình và cs., 1999). Mặc dù bí đỏ là cây rau truyền thống và được trồng khắp nơi, đặc biệt là trong vườn gia đình của người nông dân Việt Nam, nhưng khi trồng trọt họ không phân biệt ba loài này bởi vì chúng khá giống nhau về hình thái do đó không dễ dàng phân biệt chúng với nhau. Để phân loại một cách chi tiết và chính xác thì nghiên cứu ở mức độ phân tử sử dụng các marker phân tử như AFLP (Amplified fragment length polymorphism), ISSR (Application of inter simple sequence repeat), SSR (Simple sequence repeat)... mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp phân loại này là phải có công nghệ kỹ thuật cao, yêu cầu kĩ năng tốt đối với người thực hiện và cần nguồn kinh phí lớn. Trong khi đó, một phương pháp đơn giản hơn và không kém phần hiệu quả, đó là phương pháp phân loại truyền thống dựa trên đặc điểm hình thái. Theo Phạm Hoàng Hộ, (1999); Gerardus J. H. Grubben, (2004), các loài bí đỏ trồng như C. maxima, C. moschata, C. pepo, C. ficifolia có kiểu cây trồng (cây dây) tương tự nhau, hình dạng quả và kích thước đều rất đa dạng. Cách phân biệt dễ nhất

là quan sát sự khác biệt về đặc điểm của cuống quả, thân và lá, hoa. Các chỉ

thị hình thái này được coi là khóa phân loại nhanh cho ba loài này. Mô tả chi tiết các mẫu giống bí đỏ, dựa vào các khóa phân loại hình thái như mô tả ở mục 2.2.1.2, tổng số 30 mẫu giống bí đỏ nghiên cứu đã được phân loại ra các loài như trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Phân loại tập đoàn mẫu giống bí đỏ nghiên cứu theo loài

TT Tên loài Số mẫu giống Mẫu giống theo SĐK

1 C. maxima 02 21, 29

2 C. moschata 28 1, 2, 3...20, 22, ..., 28, 30

3 C. pepo 0 -

4 C. ficifolia 0 -

Số liệu ở bảng 4.1. cho thấy: Tập đoàn 30 mẫu giống bí đỏ nghiên cứu đã được phân thành 2 loài. Loài C. moschata phổ biến nhất chiếm 94% ( 28 mẫu giống); loài C. maxima với 02 mẫu giống.

Hình 4.1. Hình ảnh đặc điểm chung về thân, lá, hoa, quả của các mẫu giống

Cucurbita moschata Duch

Qua mô tả nhận thấy, toàn bộ 28 mẫu giống thuộc loài Cucurbita moschata

đều có cuống quả cứng, góc cạnh trơn, loe về phía đính với quả; thân cứng, góc cạnh, có rãnh trơn và lá phân thùy vừa phải, phủ lông hơi cứng, mặt trên lá hơi nhám nhám; hoa màu vàng, phần tràng hoa hợp có đường kính nhỏ, rất phù hợp với khóa phân loại hình thái (Hình 4.1)

Hai mẫu giống (SĐK7545, SĐK15082) đều mang các đặc điểm về cuống quả và thân, lá, hoa trùng hợp với khoá phân loại của loài Cucurbita maxima

Duch: cuống quả tròn, mềm hơn và không loe; thịt quả vàng cam, không có sợi; thân góc cạnh nhưng tròn hơn và mềm hơn loài trên; lá mềm mại, phân thuỳ rất nông, phủ lông mềm hơn loài trên; hoa đực vàng nghệ, hoa to hơn hoa của

C.moschata Duch. (Hình 4.2).

Hình 4.2. Hình ảnh đặc điểm chung về thân, lá, hoa, quả của các mẫu giống

Cucurbita maxima Duch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái và nông học nguồn gen bí đỏ địa phương phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen (Trang 53 - 55)