Trong công tác chọn tạo giống, việc lựa chọn vật liệu khởi đầu luôn có vai trò quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến kết quả tạo giống.
Qua kết quả đánh giá đặc điểm hình thái, nông sinh học có ý nghĩa của nguồn gen bí đỏ, làm cơ sở để chọn vật liệu theo mục đích chọn tạo giống, thì việc xác định và bước đầu giới thiệu một số nguồn gen có các đặc tính nổi bật như nguồn vật liệu có tiềm năng để phát triển mở rộng vào sản xuất cho các vùng sinh thái phù hợp cũng được quan tâm, chú trọng.
Nghiên cứu đặc điểm về hình thái nông học của tập đoàn bí đỏ là một trong những bước khởi đầu có ý nghĩa quan trọng trong công tác nghiên cứu chọn tạo giống nhất là chọn tạo theo thị hiếu của thị trường.
Như vậy, trên cơ sở đánh giá đặc điểm hình thái nông sinh học, sâu bệnh hại và chất lượng của nguồn gen bí đỏ, đề tài đã chọn lọc, giới thiệu 2 mẫu giống bí đỏ có các đặc tính nổi bật về bộ lá, hình dạng, khối lượng quả, phẩm chất thịt quả, năng suất khá, chống chịu tôt với bệnh phấn trắng và có khả năng bảo quản tốt quả sau thu hoạch. Các đặc điểm có ý nghĩa của giống triển vọng được trình bày trong Bảng 4.15 và Bảng 4.16.
Bảng 4.15. Một số đặc điểm khả năng sinh trưởng và chống chịu bệnh phấn trắng của 02 mẫu giống bí đỏ triển vọng
SĐK Tên giống Số ngày từ gieo đến ra hoa (ngày) TGST (ngày) Chiều dài đốt thân chính Chiều dài lá (cm) Chiều rộng lá (cm) Độ xanh mặt trên của lá Chống chịu với bệnh phấn trắng (MĐN) SĐK 6555 Bí đỏ 93 154 TB 31,8 29,7 Xanh đậm + SĐK 7546 Xéng to 100 154 TB 28,2 26,6 Xanh đậm +
Bảng 4.16. Một số đặc điểm hình thái, nông sinh học chính của 02 mẫu giống bí đỏ triển vọng
SĐK Tên giống Hình dạng quả Khối lượng quả (kg) Chiều dài quả (cm) Đường kính quả (cm) Dày thịt quả (mm) Màu thịt quả Độ mịn thịt quả Vị thịt quả NSTT (tấn/ha) Đường tổng số (%) β- Caroten (mg/kg) SĐK 6555 Bí đỏ Dẹt 3,7 16,4 25,3 38 Cam đậm Mịn Ngọt 12,9 4,34 52,8 SĐK 7546 Xéng to Lê dài 1,2 18,5 15 23 Vàng đậm Mịn Ngọt 10,8 7,55 23,57 Mẫu giống bí đỏ (SĐK 6555) có nguồn gốc Hà Giang phù hợp với vùng sản xuất Đông bắc bộ, có thời gian sinh trưởng ngắn 154 ngày, ra hoa sớm hoặc trung bình, khá tập trung, độ dài thân chính trung bình, năng suất ở mức trung bình 12,9 tấn/ha, có dạng quả hình quả dẹt, khối lượng quả trung bình 3,8 kg, thịt quả có màu cam đậm, độ dày thịt quả cao (>35mm), phần cổ quả đặc hoàn toàn nên tỷ lệ phần ăn được cao, phù hợp với thị hiếu mới trên thị trường là quả trung bình, hình dẹt, đặc ruột, màu thịt quả đẹp, thịt quả ngon, chống chịu tốt với bệnh
phấn trắng và hàm lượng β-Caroten (mg/kg) cao.
Mẫu giống bí Xéng to (SĐK7546) có nguồn gốc Hòa Bình phù hợp với vùng sản xuất Tây bắc bộ, có thời gian sinh trưởng ngắn 154 ngày, độ dài thân chính dài, năng suất ở mức trung bình 10,8 tấn/ha, dạng quả hình lê dài, khối
lượng quả nhỏ (1,2kg), thịt quả màu vàng đậm, độ dày thịt quả trung bình 23mm, chất lượng thịt quả ngọt, mịn, quả nhỏ vừa đủ cho một gia đình phù hợp với xu thế sử dụng của người tiêu dùng hôm nay, có ngọn nhiều, to, mập, lá mềm, phù hợp với mục đích thu ngọn làm rau xanh và thu quả, chống chịu tốt với bệnh phấn trắng.
Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề xuất một số mẫu giống triển vọng theo các hướng sử dụng khác nhau: 04 mẫu giống SĐK 3634, SĐK3722, SĐK5363, SĐK6745 cho năng suất cao ưu tiên cho hướng nghiên cứu, chọn tạo các giống năng suất cao; 05 mẫu giống theo số thứ tự SĐK3719, SĐK3722, SĐK3826, SĐK5355, SĐK 6743 có chiều dài đốt trên thân chính dài, thân chính bò lan rộng, phân nhánh nhiều cho nhiều ngọn phục vụ mục đích thu ngọn và quả non; Mẫu giống SĐK5363 có khối lượng hạt ở mức trung bình, hạt dày, màu hạt sáng, hạt dài thích hợp cho mục đích thu hạt.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN
1. Nghiên cứu đánh giá đặc điểm hình thái nông sinh học (hình thái thân, lá, hoa, quả, hạt, sinh trưởng) cho thấy: tập đoàn nghiên cứu được phân thành 2 nhóm, đa số là loài C.moschata chiếm 94%, còn lại là loài C.maxima. Đồng thời mức biểu hiện của các đặc điểm hình thái, nông sinh học khá cao, về mức độ phân cắt thùy lá, 94% mẫu giống có lá phân thùy vừa phải; về đặc điểm hoa, chiều dài đài hoa cái và chiều dài đài hoa đực đa số thuộc nhóm trung bình; Hình thái quả có sự xuất hiện của 8 trạng thái quả trong tập đoàn nghiên cứu; Vỏ hạt, màu kem chiếu ưu thế 62%, màu vàng chiếm 38%.
2. Thông qua đánh giá mức độ phát sinh sâu bệnh hại trên đồng ruộng cho thấy, sâu gây hại nhiều là ruồi đục lá, bọ phấn, rệp muội, sâu xanh, và bọ dưa; phát hiện 4 loại bệnh gây hại là bệnh phấn trắng, bệnh giả sương mai, bệnh cháy lá và bệnh khảm do virus. Kết quả nhận thấy 2 mẫu giống SĐK6555 và SĐK7546 có tỷ lệ nhiễm bệnh phấn trắng nhẹ nhất (20-25%).
3. Kết quả đánh giá một số chỉ tiêu chất lượng về đặc điểm quả và một số chỉ tiêu hóa sinh cho thấy, quả có màu thịt vàng chiếm đa số (76%) và quả có vị ngọt chiếm 57%. Đã phát hiện 01 mẫu giống SĐK6555 có hàm lượng β-Caroten ở mức cao (52,8mg/kg), 01 mẫu giống SĐK7546 có hàm lượng đường tổng số cao (7,55%).
4 Đã chọn lọc được hai giống bí đỏ tiềm năng:
+ Mẫu giống bí đỏ (SĐK6555), thời gian sinh trưởng ngắn 154 ngày, ra hoa khá tập trung, năng suất trung bình (12,9 tấn/ha), chống chịu với bệnh phấn
trắng, hàm lượng β-Caroten cao.
+ Mẫu giống xéng to (SĐK7546), thời gian sinh trưởng ngắn 154 ngày, năng suất trung bình (10,8 tấn/ha), quả nhỏ, thịt quả ngọt, chống chịu với bệnh phấn trắng, hàm lượng đường tổng số cao.
5.2. ĐỀ NGHỊ
1. Tiếp tục đánh giá chi tiết tập đoàn quỹ gen bí đỏ nghiên cứu, để bổ sung đầy đủ thông tin về giá trị nguồn gen, phục vụ cho sử dụng bền vững tài nguyên di truyền cây bí đỏ.
2. Khảo nghiệm 02 mẫu giống có tiềm năng lớn và 08 mẫu giống có triển vọng theo các hướng sử dụng khác nhau tại các vùng sinh thái khác nhau để có kết luận chính xác hơn về khả năng sinh trưởng phát triển, năng suất và chất lượng của chúng nhằm khai thác hiệu quả của 10 mẫu giống này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài Liệu Tiếng Việt:
1. Mai Thị Phương Anh (1996), “Các cây họ bầu bí”, Rau và trồng rau, Giáo trình Cao học nông nghiệp. NXB Nông Nghiệp. tr. 191-216.
2. Đặng Văn Duyến (2007). Nghiên cứu một số tính trạng hình thái và nông sinh học của nguồn gen bí xanh phục vụ cho công tác phát triển giống trong sản xuất, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
3. Đỗ Mạnh Thụ (2006). Nghiên cứu bình tuyển các nguồn gen dưa trời (Trichosanthes anguina L.) có tiềm năng mở rộng sản xuất, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
4. Lã Tuấn Nghĩa, Vũ Đức Quang và Trần Duy Quí (2004). Cơ sở lý thuyết và ứng dụng công nghệ gen trong chọn tạo giống cây trồng. NXB Nông nghiệp, Hà Nội. tr.150. 5. Lê Thị Thu và Đỗ Xuân Trường (2014). “Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh
trưởng, phát triển của giống bí đỏ F1-LTP 868 tại Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Thái Nguyên. 118. (04). tr. 107-110.
6. Lê Tuấn Phong, Lê Khả Tường và Đinh văn Đạo ( 2011). “Sản xuất bí đỏ, tiềm năng và thách thức”, Tạp chí Khoa học và công nghệ Nông nghiệp Việt Nam. (2). tr. 46-50.
7. Lưu Ngọc Trình, Mai Phương Anh và Đỗ Mạnh Thụ (1999). “Đánh giá và bình tuyển cho sản xuất các giống rau bản địa của các tập đoàn quỹ gen rau địa phương”, Báo cáo khoa học Viện KHKT Nông nghiệp Việt Nam.
8. Mai Văn Quyền, Lê Việt Nhi, Ngô Quang Vinh, Nguyễn Thị Hoa, Nguyễn Tuấn Kiệt và Vũ Văn Bình (1995). Sổ tay trồng rau. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội. 9. Ngô Thị Thanh Vân (2002). Đánh giá đa dạng nguồn gen chi Mướp (Luffa) ở Việt
Nam, Luận văn thạc sĩ khoa học nông nghiệp Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. 10. Nguyễn Mạnh Thắng (2010). Nghiên cứu đặc điểm sinh trưởng, năng suất và chất
lượng một số giống bí đỏ trồng tại trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên. 11. Nguyễn Thị Ngọc Huệ và Lưu Ngọc Trình (2008). Bài giảng môn học Tài nguyên
di truyền thực vật. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
12. Nguyễn Thị Tâm Phúc (2014). Đánh giá đa dạng một số giống bí đỏ - Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam.
13. Nguyễn Văn Dự (2009). Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu tuyển chọn bộ giống bí đỏ, Viện Cây lương thực - Cây thực phẩm.
14. Phạm Hoàng Hộ (1999). Cây cỏ Việt Nam, tập 1, Nhà xuất bản trẻ, trang 570-571. 15. Trần Văn Diễn và Tô Cẩm Tú (1995). Di truyền số lượng, Giáo trình cao học
nông nghiệp. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
16. Võ Văn Chi (1999). Từ điển Cây thuốc Việt Nam. NXB y học, Hà Nội.
II. Tài liệu tiếng Anh:
17. Ahmet Balkaya, Mehtap Özbakır and Onur Karaağaç (2010). “Pattern of variation for seed characteristics in Turkish populations of Cucurbita moschata Duch”, African Journal of Agricultural Research. Vol. 5(10). pp. 1068-1076. 18. Ales Lebeda, M.P. Widrlechner, J. Staub, H. Ezura, J. Zalapa, and E. Kristkova
(2006). “Cucurbits (Cucurbitacea; Cucumis spp., Cucurbita spp., Citrullus spp.)”, Genetic Resources, Chromosome Engineering, and Crop Improvement: Vegetable Crops. Vol 3. pp. 271-376.
19. Andres, T. C., (1990) , “Biosystematics, theories on the origin, and breeding potential of Cucurbita ficifolia”, In Biology and Utilization of the Cucurbitaeae, Bates, D. M. et al., Eds., Ithaca, NY: Comstock Publishing Associates. pp. 102-119.
20. Andres, T. C. (2004a). “Diversity in tropical pumpin (Cucurbita moschata): a review of infraspecific classifications”, In Progress in Cucurbit Genetics and Breeding Research, Proceedings of Cucurbitaceae 2004, the 8th EUCARPIA Meeting on Cucurbit Genetics and Breeding, Labeda, A. and Paris, H. S., Eds., Olomouc, Czech Republic: Palacký University in Olomouc. pp. 107-112.
21. Andres, T. C. (2004b). “Diversity in tropical pumpin (Cucurbita moschata): a review of infraspecific classifications”, In Progress in Cucurbit Genetics and Breeding Research, Proceedings of Cucurbitaceae 2004, the 8th EUCARPIA Meeting on Cucurbit Genetics and Breeding, Labeda, A. and Paris, H. S., Eds., Olomouc, Czech Republic: Palacký University in Olomouc. pp. 113-118.
22. AVRDC (2005). “Promoting utilization of indigenous vegetables for improved nutrition of resource-poor households in Asia”, Annual technical report, AVRDC- ADB RETA 6067.
(2002). “Diversity in free-living populations of Cucurbita pepo (Cucurbitaeae) as assesse by random amplified polymorphic DNA”, Syst. Bot., 27. pp. 19-28.
24. Dillehay, T.D., Rossen, J., Andres, T.C., Williams, D.E. (2007). “Preceramic adoption of peanut, squash, and cotton in Northern Peru’. Science Jour 316, 1890–1893.
25. Duke. J. A. and Ayensu. E. S. (1985) Medicinal Plants of China Reference Publications, Inc. ISBN 0-917256-20-4.
26. ECPGR (2008). “Descriptors for Cucurbita spp., cucumber, melon and watermelon”, European Cooperative Progrmame for Plant Genetic Resources. 27. FAOSTAT,(2014).
28. Ferriol, M., Picó, B., and Nuez, F. (2004a). “Morphological and molecular diversity of Cucurbita maxima landraces”, J. Am. Soc. Hort. Sci., 129. pp. 60-69. 29. Ferriol, M., Picó, B., de Córdova, P. F., and Nuez, F. (2004b). “Molecular diversity of a
germplasm collection of squash (Cucurbita moschata) determined by SRAP and AFLP markers”, Crop Sci., 44. pp. 653-664.
30. Gerardus J. H. Grubben (2004). Vegetables (Prota 2), Plant Resources of Tropical Africa. pp. 259-278.
31. Jeffrey C. (2001). “Cucurbita”, In Mansfeld’s Encyclopedia of Agricultural and Horticultural Crops, Hanelt, P., Ed., Vol.3, Berlin: Springer-Verlag. pp.1510-1557. 32. Junxin Wu, Zhijian Chang, Qingshan Wu, Haixian Zhan, Shulian Xie (2011).
“Molecular diversity of Chinese Cucurbita moschata germplasm collections detected by AFLP markers”, Science in Horticulture. 128. pp. 7-13.
33. Lira-Saade, R. (1995). “Cucurbita L., Estudios Taxonómicos y Ecogeográphicos de las Cucurbitaceae Latinoamericanas de Importancia Económica”, Systematics and Ecogeographic Studies on Crop Genepools, Vol. 9, Rome: IPGRI.
34. Matthews M. L. and Endress P. K. (2004). Comparative floral structure and systematics in Cucurbitales (Corynocarpaceae, Coriariaceae, Tetramelaceae, Datiscaceae, Begoniaceae, Cucurbitaceae, Anisophylleaceae). Botanical Journal of the Linnean Society. 145(2). 129-185.
35. Mark Gaskell (1996). Pumpkin production in Califonia, University of Califonia. 36. Merrick, L. C., (1995). “Squashes, pumpkins, and gourds”, In Evolution of Crop
Plants, Smartt, J. and Simmonds, N.W., Eds., 2nd ed., London: Longman Scientific and Technical. pp. 97-105.
37. Pitrat M, Chauvet M, Foury C (1999). “Diversity history and production of cultivated cucurbits”, Proc. Ist Int. Symp, On Cucurbits, Eds. K. Abak and S. Büyükalaca. Acta Horticulturae. 492. pp. 21-28.
38. Rfos H., Labrada, A Fernéndez and E. Casanova Galarraga (1998), “Tropical pumpkin (Cucurbita moschata) for marginal conditions: breeding for stress interactions”, Plant Genetic Resources Newsletter.
39. Robinson R. W.,(1995). Squash and Pumpkin, Horticultural Sciences Department, New York State Agricultural Experiment Station Geneva, New York.
40. Robinson RW, Decker-Walters DS (1997). Cucurbits, New York Cab. International, Crop Production Science in Horticulture. pp. 226.
41. Sanjur, O. I., Pipero, D. R., Andres, T.C., and Wessel-Beaver, L., (2002). “Phylogenetic relationships among domesticated and wild species of Cucurbita (Cucurbitaceae) inferred from a mitochondrial gene: implications for crop plant evolution and areas of origin”, Proc. Nat. Acad. Sci (USA). 99. pp. 535-540. 42. Watson. L and M.J. Dallwitz (1992). Cucurbitaceae
43. Xiaohua Du, Yongdong Sun, Xinzheng Li, Junguo Zhou, Xiaomei Li (2011). “Genetic divergence among inbred lines in Cucurbita moschata from China”, Science in Horticulture. 127. pp. 207-213.
44. Yong Zheng, Andrew J. Alverson, Quing-Feng Wang, Jeffrey D. Palmer (2013), “Chloroplast phylogeny of Cucurbita: Evolution of the domesticated and wild species”, Journal of Systematics and Evolution. 51 (3). pp. 326–334.
PHỤ LỤC SỐ 01
Một số hình ảnh về thân lá, quả của 02 mẫu giống bí đỏ triển vọng
SĐK 6555
PHỤ LỤC SỐ 02 Một số hình ảnh chung