Tình hình nghiên cứu về nguồn gen cây bí đỏ ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái và nông học nguồn gen bí đỏ địa phương phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen (Trang 39)

2.3.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ nguồn gen cây bí đỏ ở Việt Nam

Bí đỏ là cây trồng phổ biến ở Việt Nam, có nguồn gốc nhiệt đới nên có thể trồng nhiều vụ trong một năm suốt từ Nam đến Bắc. Là loại cây cần rất ít giống khi gieo trồng và ít sâu bệnh hại trong vụ đông, ít phải sử dụng thuốc bảo vệ thực vật nên được đánh giá là loại thực phẩm an toàn. Đặc biệt, trồng bí đỏ tốn ít công lao động hơn so với các loại cây vụ đông khác như khoai tây, cà rốt, cà chua, bắp cải, su hào... nhất là trong những khâu nặng nhọc như làm đất do có thể áp dụng phương pháp làm đất tối thiểu, rất phù hợp đối với những địa phương thiếu lao động, có nghề phụ.

Kết quả khảo sát thực tế sản xuất cho thấy đầu tư cho bí đỏ thấp hơn so với cây trồng khác, thường 1 sào bí đỏ đầu tư giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật khoảng 250 - 300 nghìn đồng, trong khi cho lúa 500 – 550 ngàn đồng, khoai tây 700-800 ngàn, cà chua 1,2-1,5 triệu, cải bắp và su hào khoảng 400-450 ngàn. Do ít tốn công lao động, mỗi hộ gia đình (2 lao động) có thể sản xuất từ vài sào đến hàng mẫu, nên trong những năm qua diện tích cây bí đỏ đã liên tục được mở rộng bí đỏ trồng xen hiện tại cũng được đánh giá mang lại hiệu quả cao hơn việc trồng thuần, có thể cho thu nhập 100 triệu/ha. Ở nước ta hiện nay, diện tích bí đỏ vào khoảng hơn 8 nghìn ha, với sản lượng khoảng hơn 30 nghìn tấn.

Ở nước ta, cây bí đỏ đang ngày càng được mở rộng về diện tích và phát triển trồng trọt với quy mô lớn như ở Hòa Bình, Nghệ An, Vĩnh Phúc, ngoài mục đích ăn quả phục vụ cho con người và chăn nuôi như thông thường, bí đỏ đang có xu hướng phát triển trồng lấy ngọn, đặc biệt lấy hoa, trong các siêu thị và các chợ hiện nay hoa bí đỏ được bày bán rất nhiều với giá khá cao và được người tiêu dùng ngày càng ưa chuộng.

Nhóm giống bí thu quả, yêu cầu về chất lượng thịt quả là vô cùng quan trọng, khối lượng quả, năng suất quả cũng là những tiêu chí được quan tâm; với nhóm giống ăn ngọn và quả non thì cần có thân chính dài, phân nhánh nhiều để cho cây có nhiều quả và nhiều ngọn; nhóm giống lấy hạt, yêu cầu màu hạt sáng, đẹp, khối lượng hạt lớn, số lượng hạt trêm một quả nhiều. Từ đó, người trồng trọt hiện nay, tùy theo mục đích và nhu cầu thu hái của mình mà lựa chọn các giống bí có các tiêu chí, yêu cầu phù hợp đảm bảo năng suất cao, hiệu quả kinh tế.

2.3.2.2. Nghiên cứu về thu thập, bảo tồn và chọn giống nguồn gen cây bí đỏ

ở Việt Nam

Tại Việt Nam, Trung tâm Tài nguyên thực vật - cơ quan đầu mối của Hệ thống quốc gia bảo tồn nguồn gen thực vật nông nghiệp, được thành lập năm 1996, từ đó đã có rất nhiều chuyến thu thập nguồn gen trong nước và thực hiện trao đổi nguồn gen với nước ngoài. Hiện tại, Ngân hàng gen cây trồng quốc gia là đơn vị duy nhất ở Việt Nam đang bảo tồn lưu giữ hơn 650 mẫu giống bí đỏ thuộc chi Cucurbita đã thu thập từ 40 tỉnh thành trong cả nước, bao gồm tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp của Việt Nam và 10 mẫu giống nhập nội (9 mẫu giống từ AVRDC và 1 mẫu giống từ Columbia). Toàn bộ các nguồn gen bí đỏ hiện đang được bảo quản lưu giữ ở ba chế độ ngân hàng gen hạt. Bảo quản dài

hạn nhiệt ở nhiệt độ thấp (-180C đến - 200C) với hạt giống có độ ẩm còn 7-10% của tập đoàn cơ bản và một phần các mẫu giống của tập đoàn hoạt động. Bảo

quản trung hạn ở nhiệt độ mát lạnh (5-100C, độ ẩm không khí 35%) đối với hạt

giống của các tập đoàn hoạt động. Bảo quản ngắn hạn ở nhiệt độ 180C, độ ẩm

không khí 45-50% với tập đoàn đang nghiên cứu đánh giá hàng năm và các tập đoàn công tác phục vụ khai thác sử dụng (Trung tâm Tài nguyên thực vật, 2014).

Các nguồn gen cây trồng nông nghiệp nói chung cũng như nguồn gen của chi Cucurbita hiện vẫn được tiếp tục thu thập bổ sung cho Ngân hàng gen hạt trong khuôn khổ Dự án “Phát triển Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia” giai đoạn 2010-2015 do Bộ Nông nghiệp và PTNN đầu tư.

Song song với hoạt động lưu giữ bảo quản nguồn gen, việc đánh giá và tài liệu hoá thông tin liên quan nguồn gen có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến hiệu quả của hoạt động khai thác và sử dụng nguồn gen trong chiến lược phát triển nông nghiệp bền vững.

2.3.2.3. Nghiên cứu về hình thái, đặc điểm nông sinh nguồn gen cây bí đỏ ở Việt Nam

Ở Việt Nam, theo nhiều tài liệu, chi bí đỏ Cucurbita có 03 loài trồng trọt là

C. moschata, C.maximaC. pepo. Cây bí đỏ đã được trồng lâu đời và trồng ở khắp vùng miền trong cả nước. Đặc biệt ở miền núi, người dân thường trồng bí xen trên các nương ngô hoặc trong vườn nhà (Nguyễn Mạnh Thắng, 2010). Rau bí thường xuyên xuất hiện trong các bữa ăn của gia đình. Người H’Mông sống trên các đỉnh núi cao thường ăn món “mèn mén”- một món ăn làm bằng bột ngô ăn với canh bí đỏ. Việc sản xuất bí đỏ làm rau mang tính tự cung tự cấp là chủ yếu, chưa mang tính chất hàng hóa. Trong sản xuất có hai giống phổ biến được ưa chuộng là giống bí Vàm Răng trồng ở đồng bằng sông Cửu Long và giống bí trái dài Buôn Ma Thuột, trồng nhiều ở Đông Nam Bộ và Tây Nguyên. Thời gian gần đây do có thị trường xuất khẩu như Nhật Bản, Đài Loan, Hồng Kông, Singapor... một vài địa phương bắt đầu sản xuất bí đỏ hàng hóa như các huyện Bình Xuyên, Vĩnh Tường, của tỉnh Vĩnh Phúc; Huyện Hải Hậu, Nam Định; huyện Bù Đốp, tỉnh Bình Phước...

Ngoài nguồn gen bí đỏ địa phương phong phú, những năm gần đây, một số giống bí đỏ mới đã được nhập nội đưa vào trồng ở nhiều địa phương. Có những giống cho năng suất quả rất cao, có những giống chất lượng quả ngon và được thị

trường ưu chuộng (Lê Tuấn Phong và cs., 2011). Trong sản xuất, tại các địa phương ở miền núi, người dân tộc Thái, Tày thường căn cứ vào hình dạng quả để phân biệt và đặt tên giống. Các tỉnh miền núi các giống bí đỏ rất phong phú về dạng quả, có loại tròn, tròn dẹt có múi, dạng hình hồ lô, dạng quả lê, hình trụ… Cây bí đỏ không những được trồng lấy quả mà còn được cải tiến cách trồng bí đỏ chuyên khai thác ngọn làm rau xanh, đưa lại hiệu quả kinh tế rất cao, gấp 3-4 lần so với trồng lấy quả. Trồng xen bí đỏ trong vườn cây ăn quả khi cây chưa khép tán hoặc sau khi táo được cưa đốn tái sinh vừa có tác dụng giữ ẩm cho đất, hạn chế cỏ dại lại có thu nhập thêm. Ngọn bí đỏ làm rau hiện nay được thị trường ưu chuộng. Các giống bí đỏ BRS1, SN, PT1 và HB2 là những giống bí rau triển vọng đã được các nhà khoa học của Học Viện Nông nghiệp Việt Nam tuyển chọn từ các giống địa phương và nhập nội đang được trồng thử nghiệm ở huyện Mê Linh, Hà Nội. Ngoài ra một số địa phương bà con đã tuyển chọn giống trồng lấy hạt. Chính những nhu cầu sử dụng đa dạng cũng như phương thức canh tác của các cộng đồng nông nghiệp khác nhau đã làm cho tài nguyên cây bí đỏ ở Việt Nam ngày càng phong phú đa dạng.

Nguồn gen từ giống địa phương có vai trò vô cùng quan trọng đối với công tác chọn tạo giống. Để có thể khai thác hiệu quả, các đặc điểm về hình thái, đặc tính nông sinh học, khả năng chống chịu... của các nguồn gen cần được nghiên cứu đầy đủ và tài liệu hóa. Tuy nhiên, cho đến nay công tác mô tả, đánh giá và tài liệu hóa các nguồn gen cây bí đỏ nói riêng và cây họ bầu bí nói chung ở nước ta mới thực hiện ở mức sơ bộ. Chưa có sự đánh giá sâu và chi tiết nên việc đóng góp cho công tác bảo tồn, khai thác sử dụng nguồn gen vẫn còn hạn chế. Tại Trung tâm TNTV, đến nay mới chỉ có 03 nghiên cứu liên quan đến đặc điểm nông sinh học nguồn gen cây họ bầu bí. Nghiên cứu đầu tiên là đề tài “Đánh giá

đa dạng nguồn gen chi Mướp (Luffa) ở Việt Nam của Ngô Thị Thanh Vân, thực

hiện năm 2002. Kết quả của đề tài cho thấy nguồn gen chi mướp của Việt Nam bao gồm 2 loài chính là mướp thường (Luffa cylindrica) và mướp khía (Luffa acutangula). Mức độ đa dạng về đặc điểm nông sịnh khá cao khi hệ số biến động của tám tính trạng số lượng giữa các giống phân tích ở loài mướp thường và mướp khía là từ 12,5-45,1% và 13,9-49,6% tương ứng. Đề tài đề xuất được 02 nguồn gen mướp thường (SĐK5347 và SĐK6778) và 01 giống mướp khía (SĐK 5331) có nhiều đặc tính hình thái, nông sinh học ưu việt có thể giới thiệu khảo nghiệm sản xuất. Đề tài “Nghiên cứu bình tuyển các nguồn gen dưa trời

(Trichosanthes anguina L.) có tiềm năng mở rộng sản xuất” của Đỗ Mạnh Thụ, (2006), đã đánh giá đặc điểm hình thái nông học của tập đoàn dưa trời hiện có và tuyển chọn được 2 nguồn gen ưu tú giới thiệu cho sản xuất. Đề tài “Nghiên cứu một số tính trạng hình thái và nông sinh học của nguồn gen bí xanh phục vụ cho công tác phát triển giống trong sản xuất” của Đặng Văn Duyến, (2007), cũng chỉ mới đánh giá và phân lập tập đoàn 59 nguồn gen bí xanh theo một số đặc điểm hình thái nông học như thời gian sinh trưởng, đặc điểm lá, hình dạng quả, vị trí đốt ra hoa cái, hoa đực...và giới thiệu được 5 mẫu nguồn gen có tiềm năng phục vụ trực tiếp cho sản xuất. Đề tài “Đánh giá đa dạng một số nguồn gen bí ngô” của Nguyễn Thị Tâm Phúc, (2014), đã đánh giá và phân lập 100 mẫu giống bí ngô và tuyển chọn được 8 mẫu giống triển vọng có thời gian sinh trưởng từ ngắn đến trung bình, thân lá phát triển mạnh, năng suất quả trung bình khá, quả có thịt quả mịn và ngon, chống chịu tốt với bệnh phấn trắng. Các công trình công bố về cây bí đỏ ở nước ta nhìn chung còn nghèo nàn. Gần đây có Nguyễn Văn Dự, (2009), đã và đang nghiên cứu tuyển chọn giống bí đỏ cho vùng đồng bằng; Nguyễn Mạnh Thắng (2010), bước đầu nghiên cứu tuyển chọn 6 giống bí đỏ đã xác định được 2 giống bí đỏ GM018 và F1-M315 có năng suất và chất lượng cao phù hợp với điều kiện sản xuất vụ thu đông và vụ xuân của tỉnh Thái Nguyên; Theo Lê Thị Thu và Đỗ Xuân Trường (2014), nghiên cứu “Ảnh hưởng của tổ hợp phân bón đến sinh trưởng, phát triển của giống bí đỏ F1-LTP 868 tại Thái Nguyên”.

Như vậy, còn rất nhiều vấn đề về nghiên cứu cơ bản cũng như ứng dụng trên cây bí đỏ cần được thực hiện trong thời gian tới, mục đích cuối cùng là thúc đẩy sản xuất cây bí đỏ, một loại cây rất có tiềm năng phát triển ở nước ta, góp phần phát triển một nền nông nghiệp hiệu quả và bền vững.

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

Đề tài được thực hiện tại Trung tâm tài nguyên thực vật, xã An Khánh, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

Từ tháng 12/2018 đến tháng 08/2019

3.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu 3.3.1. Đối tượng nghiên cứu

Giống bí đỏ địa phương hiện đang lưu giữ tại Trung tâm Tài nguyên thực vật.

3.3.2. Vật liệu nghiên cứu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vật liệu nghiên cứu bao gồm 30 mẫu giống cây bí đỏ có nguồn gốc thu thập từ các vùng sinh thái của Việt Nam đang được lưu giữ tại Ngân hàng gen cây trồng Quốc gia, An Khánh, Hoài Đức, Hà Nội. (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Danh sách và nguồn gốc thu thập của các mẫu giống nghiên cứu

STT Số đăng ký Tên địa phương Nơi thu thập

1 3630 Bí đỏ gáo Phú Lương - Thái Nguyên

2 3632 Bí đỏ nếp bánh xe Định Hóa - Thái Nguyên

3 3633 Qủa nhậm là Ba Bể - Bắc Cạn

4 3634 Bí đỏ tẻ Hà Quảng - Cao Bằng

5 3719 Bí đỏ Chí Linh - Hải Dương

6 3722 Bí đỏ Tiên Yên - Quảng Ninh

7 3826 Bí đỏ Mộc Châu - Sơn La

8 3828 Bí đỏ Mộc Châu - Sơn La

9 5355 Cắm quạ Tiên Yên - Quảng Ninh

10 5357 Bí đỏ Tuy Lộc - Yên Bái

11 5363 Nung làng cao Tân Yên - Bắc Giang

12 6552 Bí đỏ Nà Hang - Tuyên Quang

13 6555 Bí đỏ Quảng Bạ - Hà Giang

14 6558 Bí nậm Bắc Cạn - Lạng Sơn

15 6561 Bí đỏ Đà Bắc - Hoà Bình

16 6723 Bí ử Vinh Bao - Hà Giang

17 6743 Bí ngô quả tròn Hữu Lũng - Lạng Sơn

18 6745 Bí đỏ Từ Sơn - Bắc Ninh

19 6915 Mác ư Quan Hóa - Thanh Hoá

20 7538 Bí đỏ Như Xuân - Thanh Hoá

21 7545 Bí đỏ Gia Lộc - Hải Dương

22 7546 Xéng to Đà Bắc - Hoà Bình

23 7560 Cặm quạ Sơn Động - Bắc Giang

24 7562 Bí đỏ Quan Hóa - Thanh Hoá

25 8387 Nhum xí Mộc Châu - Sơn La

26 8392 Plảy xéng Bắc Yên - Sơn La

27 8395 Tàu là Phù Yên - Sơn La (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

28 8576 Bí Nhúm Đà Bắc - Hoà Bình

29 15082 Mắc ực Quan Sơn - Thanh Hoá

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

- Đánh giá đặc điểm hình thái và nông học của một số mẫu giống bí đỏ nghiên cứu.

- Đánh giá mức độ nhiễm sâu, bệnh hại của một số mẫu giống bí đỏ nghiên cứu.

- Đánh giá năng suất và các yếu tố cấu thành năng suất của một số mẫu giống bí đỏ nghiên cứu.

- Đánh giá chất lượng của một số mẫu giống bí đỏ nghiên cứu.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Phương pháp bố trí 3.5.1. Phương pháp bố trí

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp đang được áp dụng cho đánh giá tập đoàn quĩ gen cây bí đỏ tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. Ô thí nghiệm được bố trí tuần tự không nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm 15 m2 với 10 cây.

- Luống trồng rộng 2,7m, rãnh 0,3m, cao luống 0,3m.

- Gieo ươm cây con trong khay ngày 4/12/2018, trồng cây con khi cây đạt 2-3 lá thật vào ngày 26/12/2018, trồng 2 hàng nanh sấu trên luống, cây cách cây 1m.

- Lượng phân bón tính cho 1 ha: 25 tấn phân chuồng +115N + 72P2O5 +

180 K2O ( quy ra 250 kg ure + 450 kg supe lân + 300 kg kaliclorua)

- Kỹ thuật chăm sóc theo quy trình canh tác bí đỏ tập đoàn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật.

* Làm cỏ, bón phân và vun xới

- Bón lót: Trước khi trồng, bón toàn bộ lượng phân chuồng + toàn bộ lượng lân supe + ¼ lượng đạm + ¼ lượng kali

- Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 20-25 ngày, bón ¼ lượng đạm + ¼ lượng kali, bón thúc kết hợp làm cỏ, xới xáo nhẹ và vun nhẹ.

- Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 40-50 ngày, bón ¼ lượng đạm + ¼ lượng kali, kết hợp với làm cỏ, xới sâu, vun gốc chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa.

- Bón thúc lần 3: Bón thúc nuôi quả, bón khi cây hình thành quả non, bón toàn bộ lượng phân còn lại kết hợp với làm cỏ.

* Tưới tiêu nước

Tưới đầy đủ nước cho thí nghiệm, đặc biệt trong giai đoạn gieo ươm cây con và giai đoạn sau trồng (giai đoạn đầu vụ: tháng 12, tháng 1), tưới nước theo rãnh khi cây đã lớn và nhu cầu nước cao, nhất là trong giai đoạn hình thành quả, giữ cho mặt luống ẩm nhưng tán cây phải khô thoáng. Tiêu nước kịp thời khi vào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái và nông học nguồn gen bí đỏ địa phương phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen (Trang 39)