Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái và nông học nguồn gen bí đỏ địa phương phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen (Trang 46)

3.5.1. Phương pháp bố trí

Thí nghiệm được bố trí theo phương pháp đang được áp dụng cho đánh giá tập đoàn quĩ gen cây bí đỏ tại Trung tâm Tài nguyên thực vật, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam. Ô thí nghiệm được bố trí tuần tự không nhắc lại, mỗi ô thí nghiệm 15 m2 với 10 cây.

- Luống trồng rộng 2,7m, rãnh 0,3m, cao luống 0,3m.

- Gieo ươm cây con trong khay ngày 4/12/2018, trồng cây con khi cây đạt 2-3 lá thật vào ngày 26/12/2018, trồng 2 hàng nanh sấu trên luống, cây cách cây 1m.

- Lượng phân bón tính cho 1 ha: 25 tấn phân chuồng +115N + 72P2O5 +

180 K2O ( quy ra 250 kg ure + 450 kg supe lân + 300 kg kaliclorua)

- Kỹ thuật chăm sóc theo quy trình canh tác bí đỏ tập đoàn tại Trung tâm Tài nguyên thực vật.

* Làm cỏ, bón phân và vun xới

- Bón lót: Trước khi trồng, bón toàn bộ lượng phân chuồng + toàn bộ lượng lân supe + ¼ lượng đạm + ¼ lượng kali

- Bón thúc lần 1: Sau khi trồng 20-25 ngày, bón ¼ lượng đạm + ¼ lượng kali, bón thúc kết hợp làm cỏ, xới xáo nhẹ và vun nhẹ.

- Bón thúc lần 2: Sau khi trồng 40-50 ngày, bón ¼ lượng đạm + ¼ lượng kali, kết hợp với làm cỏ, xới sâu, vun gốc chuẩn bị cho giai đoạn ra hoa.

- Bón thúc lần 3: Bón thúc nuôi quả, bón khi cây hình thành quả non, bón toàn bộ lượng phân còn lại kết hợp với làm cỏ.

* Tưới tiêu nước

Tưới đầy đủ nước cho thí nghiệm, đặc biệt trong giai đoạn gieo ươm cây con và giai đoạn sau trồng (giai đoạn đầu vụ: tháng 12, tháng 1), tưới nước theo rãnh khi cây đã lớn và nhu cầu nước cao, nhất là trong giai đoạn hình thành quả, giữ cho mặt luống ẩm nhưng tán cây phải khô thoáng. Tiêu nước kịp thời khi vào đầu mùa mưa cũng là giai đoạn quả lớn và chín.

* Phòng trừ sâu bệnh hại

Theo quy trình kiểm soát sâu bệnh hại (CPM) trên cây bí đỏ.

* Thu hoạch

Thu hoạch quả khi trên cây có khoảng 95% số quả ngả màu. Thu riêng từng ô, để quả trong phòng cho hạt chín đẫy, bổ quả, tách hạt, rửa sạch và phơi khô hạt trong điều kiện tránh ánh nắng trực tiếp.

3.5.2. Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

Hầu hết các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện theo biểu mẫu mô tả đánh giá quĩ gen cây bí đỏ của Trung tâm TNTV biên soạn trên cơ sở tài liệu của AVRDC và IPGRI (nay là BIOVERSITY) và một số chỉ tiêu thực hiện theo tài liệu qui chuẩn quốc gia hướng dẫn khảo nghiệm DUS đối với cây bí đỏ (Bộ NN&PTNT, 2012). Tổng số 42 chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, nông sinh học và 06 chỉ tiêu đánh giá chất lượng trên cây bí đỏ đã được mô tả, đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá được thực hiện trên 5 cây hoặc bộ phận của cây.

3.5.2.1. Đánh giá đặc điểm hình thái và nông học, khả năng sinh trưởng và phát triển của nguồn gen

a.. Đánh giá các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái bí đỏ

Khảo sát đo, đếm, cân và quan sát mô tả đặc điểm hình thái của các mẫu giống bí đỏ dựa theo phương pháp đánh giá của Tổ chức sinh học quốc tế (BIOVERSITY) và của Hiệp hội bảo hộ giống cây trồng (UPOV). Các chỉ tiêu tính trạng khác nhau được đánh giá vào các giai đoạn khác nhau trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây bí đỏ:

+ Giai đoạn (a): cây con (sau nảy mầm 2 ngày); + Giai đoạn (b): quả đầu tiên phát triển đầy đủ;

+ Giai đoạn (d): quả chín sinh lý.

- Tính trạng quan sát ở giai đoạn (a): 03 tính trạng định lượng

+ Các tính trạng của lá mầm: Đo chiều dài lá mầm (mm); chiều rộng lá mầm (mm); tỷ lệ c.dài/c.rộng lá mầm.

- Tính trạng quan sát, đo đếm ở giai đoạn (b) : 09 tính trạng định tính và 03 tính trạng định lượng

+ Các tính trạng định tính được quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái tính trạng phù hợp : Dạng thân (quan sát phần thân đã mang lá trưởng thành); tay leo; hình dạng phiến lá; sự phân thùy của lá; mức độ màu xanh mặt trên của lá; vết đốm bạc trên phiến lá; lông trên lá; lông trên thân; hình dạng cuống.

+ Các tính trạng định lượng được đo đếm: Chiều dài đốt trên thân chính (cm): đo 3 đốt liên tiếp trên thân chính bắt đầu từ đốt có hoa đầu tiên; chiều dài lá (D) (cm): đo từ mút đầu lá đến hết thùy dưới của phiến lá; chiều rộng lá (R) (cm): đo phần rộng nhất của lá.

- Tính trạng quan sát vào giai đoạn (c): 01 tính trạng giả chất lượng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Cường độ màu xanh của vỏ quả trước chín sinh lý: Quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái tính trạng phù hợp.

- Các tính trạng quan sát, đo đếm ở giai đoạn (d): 14 tính trạng định tính và 08 tính trạng định lượng

+ Các tính trạng định tính được quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái phù hợp: Hình dạng tiết diện cuống quả; kiểu dạng cuống quả; độ biến động kích thước quả; hình dạng quả; sự tách rời cuống từ quả; hình dạng núm quả; hình dạng rốn quả; độ cứng vỏ quả; hình dạng múi quả; màu chính của vỏ quả; màu đốm vỏ quả; sự phân bố đốm trên vỏ quả; màu sắc vỏ hạt; độ nhẵn bề mặt hạt.

+ Các tính trạng định lượng được đo đếm: Chiều dài quả (cm); đường kính quả (cm): đo phần rộng nhất của quả; độ dày thịt quả (mm): đo phần dày nhất ở khoang chứa hạt; tỷ lệ dài quả/đường kính quả (D/ĐK quả); chiều dài hạt (mm), chiều rộng hạt (mm); tỷ lệ rộng hạt/dài hạt (R/D hạt); độ dày hạt (mm).

b. Đánh giá các chỉ tiêu về đặc điểm nông học bí đỏ

- Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày): Tính số ngày từ gieo đến khi cây ra hoa đầu tiên.

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính số ngày từ khi gieo đến thu quả chín cuối cùng.

- Năng suất thực thu (tấn/ha): từ khối lượng quả/ô thí nghiệm quy đổi ra năng suất thực thu trên ha

- Khối lượng 100 hạt (g): đối với mỗi mẫu giống, cân 5 lần, mỗi lần đếm ngẫu nhiên 100 hạt, lấy giá trị trung bình.

3.5.2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng bí đỏ

a.Đánh giá chất lượng bí đỏ thông qua đánh giá cảm quan:

- Màu sắc thịt quả: quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái tính

trạng phù hợp.

- Cường độ màu sắc của thịt quả: quan sát và khoanh mã điểm theo các

trạng thái tính trạng phù hợp.

- Độ mịn của thịt quả: quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái

tính trạng phù hợp.

- Vị của thịt quả: nếm thử vị của thịt quả và khoanh mã điểm theo các

trạng thái tính trạng phù hợp.

- Độ cứng vỏ quả: quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái tính

trạng phù hợp.

- Khả năng bảo quản quả: quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng

thái tính trạng phù hợp.

b. Đánh giá chất lượng bí đỏ thông qua chỉ tiêu hoá sinh:

Phân tích chỉ tiêu hóa sinh thuộc các nhóm chất sau đây: hàm lượng chất khô, hàm lượng đường tổng số, hàm lượng Vitamin, hàm lượng β-Caroten, độ brix được phân tích trong phòng thí nghiệm theo các phương pháp sau:

- Chất khô (%) theo phương pháp TCVN 5366 - 91 (sấy đến khối lượng không đổi);

- Hàm lượng đường tổng số: theo phương pháp Betran TCVN4594-1998 (Bectorang);

- Hàm lượng vitamin C: theo phương pháp TCVN 6427-2:1998;

- Hàm lượng β-Caroten: theo phương pháp TCVN 9092: 2012 (So màu UV-VIS);

- Độ brix: theo phương pháp TCVN 7771:2007 (máy đo khúc xạ kế). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.5.2.3. Đánh giá mức độ phát sinh sâu, bệnh hại

Điều tra theo phương pháp điều tra của Tiêu chuẩn ngành 2010 và phương pháp điều tra, đánh gia sâu bệnh, cỏ dại và chuột hại cây trồng cạn, tập III. NXBNN, 1998, QCVN 01-169: 2014/BNNPTNT.

a. Đánh giá mức độ bệnh hại

- Điều tra toàn bộ cây, lá cây;

- Đếm số cây bị bệnh.

Bệnh phấn trắng

Số cây (lá) bị bệnh

+ TLB (%) = x 100 Tổng số cây (lá) điều tra

+ Mức độ nhiễm:

Miễn dịch: không có cây (lá) bị bệnh Kháng: <15% số cây (lá) bị bệnh

Nhiễm nhẹ: 15-30% số cây (lá) bị bệnh

Nhiễm trung bình: > 30-60% số cây (lá) bị bệnh Nhiễm nặng: > 60 %, số cây (lá) bị bệnh

Bệnh giả sương mai, bệnh cháy lá:

TLB (%) = Số lá bị bệnh x 100

Tổng số lá điều tra + Mức độ nhiễm:

Cấp 1. Không nhiễm bệnh

Cấp 2. Nhiễm nhẹ: < 20% lá nhiễm bệnh

Cấp 3. Nhiễm trung bình: từ 20 đến 40% lá nhiễm bệnh Cấp 4. Nhiễm nặng: hơn 40-60% lá nhiễm bệnh

Cấp 5. Nhiễm rất nặng: > 60% lá nhiễm bệnh

Điều tra sau trồng định kỳ 7 ngày/lần. Điều tra tất cả các cây, các lần nhắc của các giống (Vì số lượng cây ít)

Đếm số cây nhiễm bệnh và tính tỉ lệ cây nhiễm bệnh trên tổng số cây điều tra.

b. Đánh giá mức độ sâu hại

* Bọ dưa , ruồi đục lá (Liriomyza sp.)

Chỉ tiêu theo dõi:

Số lá bị hại

+ Tỷ lệ cây bị hại (%) = --- x 100 Tổng số lá điều tra

+ Mức độ bị hại: (+): Mức độ gây hại nhẹ (++): Mức độ gây hại trung bình (+++): Mức độ gây hại nặng

* Bọ phấn, rệp, sâu xanh

Tiến hành điều tra toàn bộ cây của mỗi giống. Nhẹ nhàng quan sát và đếm số lượng bọ non, trưởng thành trên từng nhánh, cây.

Chỉ tiêu theo dõi: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số cây bị hại

+ Tỷ lệ cây bị hại (%) = --- x 100 Tổng số cây điều tra

+ Mức độ bị hại:

(+): Mức độ gây hại nhẹ (Phân bố rải rác, chưa hình thành các quần tụ) (++): Mức độ gây hại trung bình (Có 1-5 quần tụ trên lá)

(+++): Mức độ gây hại nặng (Có nhiều quần tụ đông đặc trên lá, chiếm phần đáng kể diện tích lá).

3.5.2.4. Phương pháp phân tích, đánh giá tập đoàn nguồn gen bí đỏ

- Tiến hành phân tích đánh giá nguồn gen cây bí đỏ qua phân tích biến động một số tính trạng hình thái nông học chính theo tài liệu của Tổ chức đa dạng thế giới.

Những tính trạng biểu hiện rõ ràng và khi phân tích có thể xếp chúng vào các lớp khác nhau, những tính trạng như vậy thì được gọi là tính trạng định tính

(qualitative trait), chẳng hạn như những tính trạng vết đốm bạc ở phiến lá, sự xuất hiện của múi quả, mụn quả, phấn quả. Đối với các tính trạng định tính, đã đánh giá cho điểm theo thang điểm mã hoá.

Với các tính trạng số lượng khi thu thập số liệu cần đo đếm như tỷ lệ chiều rộng lá mầm/chiều dài lá mầm, chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dài cuống lá, đường kính cuống lá, độ dài đài hoa cái, độ dài đài hoa đực, chiều dài cuống quả, đường kính cuống quả, chiều dài quả, đường kính quả, tỷ lệ chiều dài quả/đường kính quả, khối lượng quả, độ dày thịt quả, chiều dài hạt, chiều rộng hạt, độ dày hạt, tỷ lệ chiều rộng hạt/chiều dài hạt và khối lượng 100 hạt, đánh giá có dùng phép đo đếm. Sau khi thu được giá trị đo đếm sẽ chia thang điểm để quy về dạng mã hóa.

Một số tính trạng khác như các tính trạng số lượng khác (mức độ màu xanh mặt trên phiến lá, mức độ phân cắt thùy lá, sự có mặt của cổ quả, độ dài cổ quả, độ cong dọc quả, vị trí phần rộng nhất của quả, hình dạng núm quả, hình dạng đáy quả, độ sâu của rãnh múi quả, độ rộng của múi quả, cường độ màu sắc chính của vỏ quả) và tính trạng giả chất lượng (kích thước phiến lá, hình dạng quả, màu sắc chính của vỏ quả, màu sắc thịt quả, màu sắc hạt) quan sát bằng mắt thường và cho điểm theo thang điểm.

3.5.3. Phương pháp xử lý số liệu

Xác định giá trị thống kê như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, được tính toán và xử lý trong Excel 2007 và phần mềm Irristart ver 5.0.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI, NÔNG SINH HỌC NGUỒN GEN BÍ ĐỎ NGUỒN GEN BÍ ĐỎ

Trên thế giới, tên gọi tiếng anh của cây bí đỏ thay đổi dựa vào một số hình dạng quả chính. Bí đỏ có quả ăn được hình tròn hoặc gần tròn gọi là pumpkin, quả có dạng không phải hình tròn gọi là squash; quả không ăn được dùng làm cảnh hoặc đồ trang trí gọi là gourds, các tên gọi này dùng

chung để chỉ các loại bí thuộc cả năm loài trồng C. maxima, C. moschata, C.

pepo, C. ficifoliaC. argyrosperma (Robinson và Decker-Walters, 1997). Ở Việt Nam, bí đỏ, bí đỏ hay bí rợ là tên gọi chung cho các loài này (Lưu Ngọc Trình và cs., 1999). Mặc dù bí đỏ là cây rau truyền thống và được trồng khắp nơi, đặc biệt là trong vườn gia đình của người nông dân Việt Nam, nhưng khi trồng trọt họ không phân biệt ba loài này bởi vì chúng khá giống nhau về hình thái do đó không dễ dàng phân biệt chúng với nhau. Để phân loại một cách chi tiết và chính xác thì nghiên cứu ở mức độ phân tử sử dụng các marker phân tử như AFLP (Amplified fragment length polymorphism), ISSR (Application of inter simple sequence repeat), SSR (Simple sequence repeat)... mang lại hiệu quả rất cao. Tuy nhiên, hạn chế của phương pháp phân loại này là phải có công nghệ kỹ thuật cao, yêu cầu kĩ năng tốt đối với người thực hiện và cần nguồn kinh phí lớn. Trong khi đó, một phương pháp đơn giản hơn và không kém phần hiệu quả, đó là phương pháp phân loại truyền thống dựa trên đặc điểm hình thái. Theo Phạm Hoàng Hộ, (1999); Gerardus J. H. Grubben, (2004), các loài bí đỏ trồng như C. maxima, C. moschata, C. pepo, C. ficifolia có kiểu cây trồng (cây dây) tương tự nhau, hình dạng quả và kích thước đều rất đa dạng. Cách phân biệt dễ nhất

là quan sát sự khác biệt về đặc điểm của cuống quả, thân và lá, hoa. Các chỉ

thị hình thái này được coi là khóa phân loại nhanh cho ba loài này. Mô tả chi tiết các mẫu giống bí đỏ, dựa vào các khóa phân loại hình thái như mô tả ở mục 2.2.1.2, tổng số 30 mẫu giống bí đỏ nghiên cứu đã được phân loại ra các loài như trình bày ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Phân loại tập đoàn mẫu giống bí đỏ nghiên cứu theo loài

TT Tên loài Số mẫu giống Mẫu giống theo SĐK

1 C. maxima 02 21, 29

2 C. moschata 28 1, 2, 3...20, 22, ..., 28, 30

3 C. pepo 0 -

4 C. ficifolia 0 -

Số liệu ở bảng 4.1. cho thấy: Tập đoàn 30 mẫu giống bí đỏ nghiên cứu đã được phân thành 2 loài. Loài C. moschata phổ biến nhất chiếm 94% ( 28 mẫu giống); loài C. maxima với 02 mẫu giống.

Hình 4.1. Hình ảnh đặc điểm chung về thân, lá, hoa, quả của các mẫu giống

Cucurbita moschata Duch

Qua mô tả nhận thấy, toàn bộ 28 mẫu giống thuộc loài Cucurbita moschata (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

đều có cuống quả cứng, góc cạnh trơn, loe về phía đính với quả; thân cứng, góc cạnh, có rãnh trơn và lá phân thùy vừa phải, phủ lông hơi cứng, mặt trên lá hơi nhám nhám; hoa màu vàng, phần tràng hoa hợp có đường kính nhỏ, rất phù hợp với khóa phân loại hình thái (Hình 4.1)

Hai mẫu giống (SĐK7545, SĐK15082) đều mang các đặc điểm về cuống quả và thân, lá, hoa trùng hợp với khoá phân loại của loài Cucurbita maxima

Duch: cuống quả tròn, mềm hơn và không loe; thịt quả vàng cam, không có sợi; thân góc cạnh nhưng tròn hơn và mềm hơn loài trên; lá mềm mại, phân thuỳ rất nông, phủ lông mềm hơn loài trên; hoa đực vàng nghệ, hoa to hơn hoa của

C.moschata Duch. (Hình 4.2).

Hình 4.2. Hình ảnh đặc điểm chung về thân, lá, hoa, quả của các mẫu giống

Cucurbita maxima Duch

4.1.1. Đánh giá về một số đặc điểm hình thái thân lá

Kết quả quan sát mô tả các đặc điểm thực vật học cho thấy, ở 28 mẫu giống

nghiên cứu thuộc loài Cucurbita moschata đều có những đặc điểm chung như thân

cứng, góc cạnh, có rãnh trơn; mặt trên lá hơi nham nhám, phủ nhiều lông hơi cứng và có hình ô van. 02 mẫu giống thuộc loài Cucurbita maxima có thân góc cạnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái và nông học nguồn gen bí đỏ địa phương phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen (Trang 46)