Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái và nông học nguồn gen bí đỏ địa phương phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen (Trang 47 - 52)

Hầu hết các chỉ tiêu theo dõi được thực hiện theo biểu mẫu mô tả đánh giá quĩ gen cây bí đỏ của Trung tâm TNTV biên soạn trên cơ sở tài liệu của AVRDC và IPGRI (nay là BIOVERSITY) và một số chỉ tiêu thực hiện theo tài liệu qui chuẩn quốc gia hướng dẫn khảo nghiệm DUS đối với cây bí đỏ (Bộ NN&PTNT, 2012). Tổng số 42 chỉ tiêu về đặc điểm hình thái, nông sinh học và 06 chỉ tiêu đánh giá chất lượng trên cây bí đỏ đã được mô tả, đánh giá. Các chỉ tiêu đánh giá được thực hiện trên 5 cây hoặc bộ phận của cây.

3.5.2.1. Đánh giá đặc điểm hình thái và nông học, khả năng sinh trưởng và phát triển của nguồn gen

a.. Đánh giá các chỉ tiêu về đặc điểm hình thái bí đỏ

Khảo sát đo, đếm, cân và quan sát mô tả đặc điểm hình thái của các mẫu giống bí đỏ dựa theo phương pháp đánh giá của Tổ chức sinh học quốc tế (BIOVERSITY) và của Hiệp hội bảo hộ giống cây trồng (UPOV). Các chỉ tiêu tính trạng khác nhau được đánh giá vào các giai đoạn khác nhau trong thời gian sinh trưởng và phát triển của cây bí đỏ:

+ Giai đoạn (a): cây con (sau nảy mầm 2 ngày); + Giai đoạn (b): quả đầu tiên phát triển đầy đủ;

+ Giai đoạn (d): quả chín sinh lý.

- Tính trạng quan sát ở giai đoạn (a): 03 tính trạng định lượng

+ Các tính trạng của lá mầm: Đo chiều dài lá mầm (mm); chiều rộng lá mầm (mm); tỷ lệ c.dài/c.rộng lá mầm.

- Tính trạng quan sát, đo đếm ở giai đoạn (b) : 09 tính trạng định tính và 03 tính trạng định lượng

+ Các tính trạng định tính được quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái tính trạng phù hợp : Dạng thân (quan sát phần thân đã mang lá trưởng thành); tay leo; hình dạng phiến lá; sự phân thùy của lá; mức độ màu xanh mặt trên của lá; vết đốm bạc trên phiến lá; lông trên lá; lông trên thân; hình dạng cuống.

+ Các tính trạng định lượng được đo đếm: Chiều dài đốt trên thân chính (cm): đo 3 đốt liên tiếp trên thân chính bắt đầu từ đốt có hoa đầu tiên; chiều dài lá (D) (cm): đo từ mút đầu lá đến hết thùy dưới của phiến lá; chiều rộng lá (R) (cm): đo phần rộng nhất của lá.

- Tính trạng quan sát vào giai đoạn (c): 01 tính trạng giả chất lượng

+ Cường độ màu xanh của vỏ quả trước chín sinh lý: Quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái tính trạng phù hợp.

- Các tính trạng quan sát, đo đếm ở giai đoạn (d): 14 tính trạng định tính và 08 tính trạng định lượng

+ Các tính trạng định tính được quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái phù hợp: Hình dạng tiết diện cuống quả; kiểu dạng cuống quả; độ biến động kích thước quả; hình dạng quả; sự tách rời cuống từ quả; hình dạng núm quả; hình dạng rốn quả; độ cứng vỏ quả; hình dạng múi quả; màu chính của vỏ quả; màu đốm vỏ quả; sự phân bố đốm trên vỏ quả; màu sắc vỏ hạt; độ nhẵn bề mặt hạt.

+ Các tính trạng định lượng được đo đếm: Chiều dài quả (cm); đường kính quả (cm): đo phần rộng nhất của quả; độ dày thịt quả (mm): đo phần dày nhất ở khoang chứa hạt; tỷ lệ dài quả/đường kính quả (D/ĐK quả); chiều dài hạt (mm), chiều rộng hạt (mm); tỷ lệ rộng hạt/dài hạt (R/D hạt); độ dày hạt (mm).

b. Đánh giá các chỉ tiêu về đặc điểm nông học bí đỏ

- Thời gian từ gieo đến ra hoa (ngày): Tính số ngày từ gieo đến khi cây ra hoa đầu tiên.

- Thời gian sinh trưởng (ngày): Tính số ngày từ khi gieo đến thu quả chín cuối cùng.

- Năng suất thực thu (tấn/ha): từ khối lượng quả/ô thí nghiệm quy đổi ra năng suất thực thu trên ha

- Khối lượng 100 hạt (g): đối với mỗi mẫu giống, cân 5 lần, mỗi lần đếm ngẫu nhiên 100 hạt, lấy giá trị trung bình.

3.5.2.2. Đánh giá một số chỉ tiêu về chất lượng bí đỏ

a.Đánh giá chất lượng bí đỏ thông qua đánh giá cảm quan:

- Màu sắc thịt quả: quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái tính

trạng phù hợp.

- Cường độ màu sắc của thịt quả: quan sát và khoanh mã điểm theo các

trạng thái tính trạng phù hợp.

- Độ mịn của thịt quả: quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái

tính trạng phù hợp.

- Vị của thịt quả: nếm thử vị của thịt quả và khoanh mã điểm theo các

trạng thái tính trạng phù hợp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Độ cứng vỏ quả: quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng thái tính

trạng phù hợp.

- Khả năng bảo quản quả: quan sát và khoanh mã điểm theo các trạng

thái tính trạng phù hợp.

b. Đánh giá chất lượng bí đỏ thông qua chỉ tiêu hoá sinh:

Phân tích chỉ tiêu hóa sinh thuộc các nhóm chất sau đây: hàm lượng chất khô, hàm lượng đường tổng số, hàm lượng Vitamin, hàm lượng β-Caroten, độ brix được phân tích trong phòng thí nghiệm theo các phương pháp sau:

- Chất khô (%) theo phương pháp TCVN 5366 - 91 (sấy đến khối lượng không đổi);

- Hàm lượng đường tổng số: theo phương pháp Betran TCVN4594-1998 (Bectorang);

- Hàm lượng vitamin C: theo phương pháp TCVN 6427-2:1998;

- Hàm lượng β-Caroten: theo phương pháp TCVN 9092: 2012 (So màu UV-VIS);

- Độ brix: theo phương pháp TCVN 7771:2007 (máy đo khúc xạ kế).

3.5.2.3. Đánh giá mức độ phát sinh sâu, bệnh hại

Điều tra theo phương pháp điều tra của Tiêu chuẩn ngành 2010 và phương pháp điều tra, đánh gia sâu bệnh, cỏ dại và chuột hại cây trồng cạn, tập III. NXBNN, 1998, QCVN 01-169: 2014/BNNPTNT.

a. Đánh giá mức độ bệnh hại

- Điều tra toàn bộ cây, lá cây;

- Đếm số cây bị bệnh.

Bệnh phấn trắng

Số cây (lá) bị bệnh

+ TLB (%) = x 100 Tổng số cây (lá) điều tra

+ Mức độ nhiễm:

Miễn dịch: không có cây (lá) bị bệnh Kháng: <15% số cây (lá) bị bệnh

Nhiễm nhẹ: 15-30% số cây (lá) bị bệnh

Nhiễm trung bình: > 30-60% số cây (lá) bị bệnh Nhiễm nặng: > 60 %, số cây (lá) bị bệnh

Bệnh giả sương mai, bệnh cháy lá:

TLB (%) = Số lá bị bệnh x 100

Tổng số lá điều tra + Mức độ nhiễm:

Cấp 1. Không nhiễm bệnh

Cấp 2. Nhiễm nhẹ: < 20% lá nhiễm bệnh

Cấp 3. Nhiễm trung bình: từ 20 đến 40% lá nhiễm bệnh Cấp 4. Nhiễm nặng: hơn 40-60% lá nhiễm bệnh

Cấp 5. Nhiễm rất nặng: > 60% lá nhiễm bệnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Điều tra sau trồng định kỳ 7 ngày/lần. Điều tra tất cả các cây, các lần nhắc của các giống (Vì số lượng cây ít)

Đếm số cây nhiễm bệnh và tính tỉ lệ cây nhiễm bệnh trên tổng số cây điều tra.

b. Đánh giá mức độ sâu hại

* Bọ dưa , ruồi đục lá (Liriomyza sp.)

Chỉ tiêu theo dõi:

Số lá bị hại

+ Tỷ lệ cây bị hại (%) = --- x 100 Tổng số lá điều tra

+ Mức độ bị hại: (+): Mức độ gây hại nhẹ (++): Mức độ gây hại trung bình (+++): Mức độ gây hại nặng

* Bọ phấn, rệp, sâu xanh

Tiến hành điều tra toàn bộ cây của mỗi giống. Nhẹ nhàng quan sát và đếm số lượng bọ non, trưởng thành trên từng nhánh, cây.

Chỉ tiêu theo dõi:

Số cây bị hại

+ Tỷ lệ cây bị hại (%) = --- x 100 Tổng số cây điều tra

+ Mức độ bị hại:

(+): Mức độ gây hại nhẹ (Phân bố rải rác, chưa hình thành các quần tụ) (++): Mức độ gây hại trung bình (Có 1-5 quần tụ trên lá)

(+++): Mức độ gây hại nặng (Có nhiều quần tụ đông đặc trên lá, chiếm phần đáng kể diện tích lá).

3.5.2.4. Phương pháp phân tích, đánh giá tập đoàn nguồn gen bí đỏ

- Tiến hành phân tích đánh giá nguồn gen cây bí đỏ qua phân tích biến động một số tính trạng hình thái nông học chính theo tài liệu của Tổ chức đa dạng thế giới.

Những tính trạng biểu hiện rõ ràng và khi phân tích có thể xếp chúng vào các lớp khác nhau, những tính trạng như vậy thì được gọi là tính trạng định tính

(qualitative trait), chẳng hạn như những tính trạng vết đốm bạc ở phiến lá, sự xuất hiện của múi quả, mụn quả, phấn quả. Đối với các tính trạng định tính, đã đánh giá cho điểm theo thang điểm mã hoá.

Với các tính trạng số lượng khi thu thập số liệu cần đo đếm như tỷ lệ chiều rộng lá mầm/chiều dài lá mầm, chiều dài lá, chiều rộng lá, chiều dài cuống lá, đường kính cuống lá, độ dài đài hoa cái, độ dài đài hoa đực, chiều dài cuống quả, đường kính cuống quả, chiều dài quả, đường kính quả, tỷ lệ chiều dài quả/đường kính quả, khối lượng quả, độ dày thịt quả, chiều dài hạt, chiều rộng hạt, độ dày hạt, tỷ lệ chiều rộng hạt/chiều dài hạt và khối lượng 100 hạt, đánh giá có dùng phép đo đếm. Sau khi thu được giá trị đo đếm sẽ chia thang điểm để quy về dạng mã hóa.

Một số tính trạng khác như các tính trạng số lượng khác (mức độ màu xanh mặt trên phiến lá, mức độ phân cắt thùy lá, sự có mặt của cổ quả, độ dài cổ quả, độ cong dọc quả, vị trí phần rộng nhất của quả, hình dạng núm quả, hình dạng đáy quả, độ sâu của rãnh múi quả, độ rộng của múi quả, cường độ màu sắc chính của vỏ quả) và tính trạng giả chất lượng (kích thước phiến lá, hình dạng quả, màu sắc chính của vỏ quả, màu sắc thịt quả, màu sắc hạt) quan sát bằng mắt thường và cho điểm theo thang điểm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm hình thái và nông học nguồn gen bí đỏ địa phương phục vụ công tác bảo tồn và phát triển nguồn gen (Trang 47 - 52)