Phần 4 Kết quả và thảo luận
4.2. Tình hình chăn ni gà, mục đích sử dụng và xử lý chất thảı chăn nuôı gà
CHẤT THẢI CHĂN NUÔI GÀ TẠI CÁC NÔNG HỘ TRONG HUYỆN HIỆP HỊA
4.2.1. Tình hình chăn ni gà tại huyện Hiệp Hịa
Tổng số đàn gia cầm của huyện năm 2015 là 1.760.000 con, trong đó gà: 1.163.712 con chiếm 66,12% tổng đàn; thủy cầm (vịt, ngan, ngỗng): 596.288 con chiếm 33,88% tổng đàn. Tồn huyện có trên 200 hộ chăn nuôi với quy mô khoảng 1000 con gia cầm, có 60 hộ thường xuyên nuôi từ 3000- 5000 gà đẻ trứng, cung cấp cho 27 lò ấp tại địa phương, hàng năm cho ra lò trên 1,5 triệu gà giống đáp ứng nhu cầu cho người dân địa phương và các huyện lân cận.
Bảng 4.2. Tình hình phát triển chăn ni gia cầm tại huyện Hiệp Hòa trong những năm gần đây
Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng số gia cầm (con) 1.408.318 1.547.603 1.554.960 1.672.000 1.760.000 Số gà (con) 889.134 956.059 1.017.084 1.105.526 1.163.712 Số hộ chăn nuôi gà tập trung (1000 con trở lên) 156 185 219 260 272
Nguồn: Số liệu phịng Nơng nghiệp huyện Hiệp Hịa Số lượng gia súc, gia cầm của huyện tăng hàng năm đồng thời cũng thải ra một số lượng lớn chất thải rắn và chất thải lỏng (nước tiểu, nước rửa chuồng) mỗi năm. Trong đó, khoảng 25% chất thải này được xử lý bằng phương pháp ủ dùng để làm phân hữu cơ trước khi bón ruộng và cịn khoảng 67% chất thải được sử dụng trực tiếp khơng qua xử lý như bón rau bằng phân tươi, cho cá ăn, nước tưới cho rau màu, trồng cây ăn quả …phần lớn các hộ chưa áp dụng các giải pháp xử lý chất thải chăn ni có hiệu quả khác như hầm Biogas, đệm lót bằng chế phẩm sinh học. Theo một số đánh giá cho thấy mức độ nhiễm khuẩn trong khơng khí ở chuồng ni gia súc, gia cầm cao gấp từ 30 - 40 lần so với khơng khí bên ngồi. Chất thải chăn nuôi chưa qua xử lý gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, giảm sức đề kháng của vật nuôi, tăng tỷ lệ mắc bệnh, tăng các chi phí phịng trừ bệnh dẫn đến năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế giảm. Sức đề kháng của gia súc, gia cầm giảm sút sẽ là nguy cơ gây bùng phát dịch bệnh (Vũ Đình Tơn và cs., 2009).
Xử lý tình trạng ơ nhiễm mơi trường trong chăn nuôi đang là một vấn đề được các ban nghành chức năng quan tâm giải quyết, đi đơi với những giải pháp mang tính bền vững lâu dài địi hỏi phải có những chính sách hỗ trợ. Hiện nay, xử lý chất thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học đang là một giải pháp hiệu quả đòi hỏi vốn đầu tư khơng cao, quy trình làm đơn giản, dễ kiếm bằng những nguyên liệu sẵn có. Hiệu quả của việc đưa đệm lót sinh học vào trong chăn ni đã góp phần giảm thiểu ơ nhiễm mơi trường, hướng tới phát triển nông nghiệp
4.2.2. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường sống
Tiến hành phỏng vấn trực tiếp bằng bộ câu hỏi, để khảo sát ý kiến của nguời dân sống ở khu vực xung quanh các nơng hộ chăn ni có số lượng gà trên dưới 1000 con/nông hộ, về mức độ ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường xung quanh.
Đánh giá chung của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi gà đến môi trường sống xung quanh
0 10 20 30 40 50 60 70 80 Ảnh hưởng đến môi trường đất Ảnh hưởng đến môi trường nước Ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí Ảnh hưởng đến sức khỏe con người Ảnh hưởng đến khả năng bùng phát dịch bệnh Không ảnh hưởng Các chỉ tiêu đánh giá của người dân
Tỷ
lệ
(%
)
Nguồn: Kết quả điều tra 100 hộ dân trong huyện Hiệp Hịa (2015)
Hình 4.1. Đánh giá chung của người dân về ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi gà đến mơi trường sống xung quanh
Qua hình 4.1 cho thấy: Có 75,00 % số hộ dân được phỏng vấn cho rằng chất thải từ hoạt động chăn nuôi gà ảnh hưởng đến mơi trường khơng khí; cịn lại số hộ dân đánh giá ảnh hưởng đến sức khỏe con người, môi trường đất, môi trường nước, khả năng bùng phát dịch bệnh chiếm tỷ lệ lần lượt là 67,00%, 42,00%, 37,00%, 54,00%. Phần lớn các nông hộ chăn nuôi gà trong huyện hiện nay đều khơng có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường, họ vẫn chăn nuôi theo phương pháp truyền thống đó là sử dụng đệm lót thơng thường bằng các nguyên liệu như trấu, mùn cưa … cứ sau khoảng 1 - 2 tuần khi lượng phân gà thải ra
nhiều họ sẽ thay chất độn chuồng mới. Trong tổng số 100 hộ dân được phỏng vấn thì có tới 8,00% các chủ hộ chăn nuôi cho rằng “việc chăn nuôi của họ không ảnh hưởng” đây có thể là các nơng hộ có quy mơ chăn ni nhỏ, ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi tới môi trường chưa rõ rệt.
Phỏng vấn để khảo sát ý kiến của người dân về mức độ ơ nhiễm khơng khí tại khu vực xung quanh một số nông hộ (đánh giá cảm quan về mùi), Kết quả điều tra cho thấy:
Bảng 4.3. Đánh giá cảm quan của người dân về mơi trường khơng khí xung quanh các khu vực trại chăn nuôi trong huyện Hiệp Hịa
Đánh giá của người dân Sơ hộ Tỷ lệ (%)
Khơng có mùi 9 9,00
Bình thường 67 67,00
Có mùi rất khó chịu 24 24,00
Tổng cộng 100 100,00
Nguồn: Kết quả điều tra 100 hộ dân trong huyện Hiệp Hịa (2015) Qua bảng 4.3 cho thấy có 24,00% số người dân được phỏng vấn nhận định rằng mơi trường khơng khí xung quanh các trại gà có mùi rất khó chịu, đây chủ yếu là nhận xét của các hộ dân sống xung quanh khu vực các nông hộ chăn nuôi gà lớn; số lượng nhận xét mơi trường bình thường và khơng có mùi chiếm tỷ lệ lần lượt là 67,00% và 9,00%. Như vậy có thể thấy rằng số hộ dân quan tâm đến vấn đề xử lý ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi hiện nay chiếm một tỷ lệ nhỏ khoảng 24% còn lại phần lớn người dân vẫn chưa thực sự quan tâm đến vấn đề này có thể vì lý do kinh tế hoặc nhận thức của người dân về vấn đề mơi trường cịn nhiều hạn chế. Đây là một trong những vấn đề nhạy cảm và rất bức xúc địi hỏi cần có sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành, lãnh đạo các địa phương trong huyện.
4.2.3. Tình hình sử dụng phân gia cầm tại các nông hộ
Chất thải chăn nuôi gà tại địa phương được người dân sử dụng theo nhiều hình thức khác nhau, kết quả khảo sát cho thấy:
Mục đích sử dụng 82 28 30 15 0 0 0 20 40 60 80 100 Trồng hoa màu Cho cá
ăn Trồnglúa cây ănTrồng quả Cho vào hầm Biogas Chăn nuôi Tỉ lệ (%)
Nguồn: Kết quả điều tra 100 hộ dân trong huyện Hiệp Hịa (2015)
Hình 4.2. Tình hình sử dụng phân gà tại một số nơng hộ trong huyện Hiệp Hịa
Qua hình 4.2 kết quả điều tra 100 hộ dân về tình hình sử dụng phân gà tại các hộ chăn ni trong huyện cho thấy, có tới 82,00% số hộ dùng phân gà để trồng màu; 30,00% số hộ dùng phân gà để trồng lúa, số còn lại dùng cho các mục đích khác: cho cá ăn, trồng cây ăn quả, sử dụng làm Biogas, chăn nuôi chiếm tỷ lệ lần lượt là 28,00%, 15,00%, 0%, 0%.
Chưa có hộ nào tái sử dụng phân gà làm thức ăn chăn ni, đây là một sự lãng phí lớn. Chưa có hộ nào sử dụng cho vào hầm Biogas do điều kiện kinh tế của các hộ gia đình cịn khó khăn và lượng phân gà được tận dụng ln cho trồng hoa màu, ít tồn đọng. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới môi trường, sức khỏe của người dân do chất thải được sử dụng chưa qua xử lý.
4.2.4. Tình hình xử lý chất thải chăn ni gà ở huyện Hiệp Hịa
Một trong những yếu tố liên quan đến vấn đề ô nhiễm mơi trường xung quanh khu vực chăn ni gà chính là tình hình xử lý chất thải tại các nơng hộ, kết quả khảo sát như sau:
Bảng 4.4. Tình hình xử lý chất thải chăn ni gà
Biện pháp xử lý Số hộ Tỉ lệ (%)
Ủ phân trước khi sử dụng 25 25,00
Sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn nuôi 8 8,00
Làm Biogas 0 0
Sử dụng trực tiếp phân tươi 67 67,00
Nguồn: Kết quả điều tra 100 hộ dân trong huyện Hiệp Hòa (2015) Qua bảng 4.4 và cho thấy có đến 67,00% nơng hộ sử dụng trực tiếp phân tươi vào các mục đích sử dụng, số cịn lại rất ít là đã qua xử lý như ủ phân chiếm tỷ lệ là 25,00%. và 8,00% hộ dân sử dụng chế phẩm sinh học trong chăn ni và đặc biệt khơng có hộ dân nào làm Biogas.
Nguyên nhân có thể do nhận thức của người dân về vấn đề đảm bảo môi trường trong chăn ni cịn hạn chế, một số thì chưa được phổ biến phương pháp chăn ni mới này, một số ít thì khơng quan tâm vì từ xưa đến nay họ vẫn nuôi theo phương pháp truyền thống nếu thay đổi họ vừa phải thêm chi phí mua chế phẩm mà lại vừa lo sợ rủi ro, ảnh hưởng đến kinh tế. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi hiện nay.