Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trên nền đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi gà tập trung tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 49 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang

TỈNH BẮC GIANG

4.1.1. Điều kiện tự nhiên

4.1.1.1. Vị trí địa lý

Hiệp Hồ là huyện trung du nằm phía Tây – Tây Nam của tỉnh Bắc Giang trung tâm huyện cách thành phố Bắc Giang 30km. Vị trí địa lý của huyện như sau:

- Phía Bắc: Giáp huyện Tân Yên (Tỉnh Bắc Giang) - Phía Nam: Giáp huyện n Phong (Tỉnh Bắc Ninh) - Phía Đơng: Giáp huyện Việt Yên (Tỉnh Bắc Giang)

- Phía Tây: Giáp huyện Phổ Yên và Phú Bình (Tỉnh Thái Nguyên)

Nằm trên địa bàn có tuyến đường quốc lộ 37, đường tỉnh lộ 295, đường tỉnh lộ 296 chạy qua. Thị trấn chợ Thắng là trung tâm kinh tế, chính trị, xã hội của huyện, hơn nữa ở Hiệp Hồ trước đây khơng nhiều chỉ có một số ít như địa điểm Bác Hồ về thăm thôn Cẩm Xuyên ngày 08 tháng 02 năm 1955. Người đi thăm từng hộ nông dân chia quả thực, làm việc với Ban cán sự. Đồn uỷ cải cách tại đình làng, tham gia nói chuyện với Hội nghị tổng kết cải cách ruộng đất đợt II tại Soi Vải thôn Cẩm Xuyên. Với vị trí địa lý và ý nghĩa lịch sử như vậy Hiệp Hồ có điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu văn hoá, du lịch, thương mại…

4.1.1.2. Địa hình

Hiệp Hồ là vùng chuyển tiếp giữa đồi núi và đồng bằng, độ nghiêng theo hướng tây bắc xuống đơng nam. Nhìn chung huyện Hiệp Hồ có địa hình phức tạp khơng đồng đều chủ yếu là vùng đồng bằng, đồi núi và gò thấp ở một số xã phía bắc, vùng đồng bằng tập trung ở phía đơng nam và giữa huyện.

4.1.1.3. Khí hậu, thời tiết

Huyện Hiệp Hồ nằm trong vùng khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu miền Bắc, có hai mùa rõ rệt đó là mùa mưa và mùa khơ. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 tới tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 1 tới tháng 3 năm sau.

- Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm là: 23,50C. - Nhiệt độ tối thấp nhất trung bình là: 20,50C.

- Lượng mưa trung bình năm đạt 1500 mm/năm.

Về cơ bản khí hậu của huyện có nhiều thuận lợi cho phát triển sản xuất nơng nghiệp – lâm nghiệp, có thể phát triển đa dạng các loại cây trồng, thâm canh tăng vụ. Tuy nhiên về mùa mưa thì hay gây ngập úng cịn mùa khơ thì lại thường bị hạn hán.

4.1.1.4. Thủy văn

Huyện Hiệp Hồ có sơng Cầu chiều dài 50km ơm lấy phía Tây và phía Nam của huyện có giá trị kinh tế rất lớn tạo luồng chuyên chở khách và hàng hoá khá thuận tiện, với nguồn nước tương đối phong phú, nước của dịng sơng Cầu qua hệ thống mương máng các tuyến kênh mương tới cho các cánh đồng trong huyện.

Hệ thống sông, hồ và đập nước của huyện khá lớn với trên 100 ao hồ lớn nhỏ, đặc biệt có hồ Bảy Mẫu có diện tích mặt nước trên 80ha và khoảng 200 đập thuỷ lợi nhỏ dâng tưới cho khoảng trên 3.000ha.

4.1.1.5. Các nguồn tài nguyên

- Tài nguyên đất

Huyện Hiệp Hồ có tổng diện tích là 20.110 ha, trong đó đất nơng nghiệp là 13.479 ha, chiếm 67%; đất lâm nghiệp 190.3 ha, chiếm 0,9% đất chưa sử dụng, 1.653,2 ha chiếm 8,2%. Đất có 7 thành phần đất chính là: Đất phù sa được bồi, đất phù sa không được bồi, đất phù sa Gờ lây, đất phù sa úng nước, đất bạc màu trên phù sa cổ, đất nâu vàng trên phù sa cổ, đất đỏ vàng trên đá sét.

Đất đai ở huyện Hiệp Hoà rất đa dạng, thuận lợi cho đa dạng hố cây trồng, thích nghi với nhiều loại cây trồng về lương thực, thực phẩm, công nghiệp.

- Tài nguyên nước

Nguồn nước sản xuất và phục vụ sinh hoạt cho nhân dân trong huyện chủ yếu là nguồn nước từ giếng khoan và giếng đào, bên cạnh đó cịn có một số nguồn khác như các sơng suối tự nhiên hoặc nước mưa. Ngồi ra hệ thống sơng Cầu và các ao hồ cũng góp phần đáng kể vào tưới tiêu cho đất nông nghiệp.

Nguồn nước ngầm dồi dào và có chất lượng tốt đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và cho sản xuất.

- Tài ngun rừng

Hiệp hồ khơng có rừng tự nhiên, chủ yếu là rừng trồng rải rác ở 7 xã tập trung chủ yếu ở thượng huyện. Rừng được giao cho các hộ và các tổ chức quản lý. Tổng diện tích rừng tồn huyện là 167,4 ha.

- Tài nguyên khoáng sản

Hiện tại trên địa bàn huyện Hiệp Hồ chưa phát hiện được các loại khống sản quý hiếm, chỉ có đất sét, sỏi, cuội, cát ở vùng ven sông Cầu để sản xuất nguyên vật liệu xây dựng.

- Tài nguyên nhân văn

Hiệp Hoà là huyện trung du nơi hội tụ của nhiều nền văn hoá qua các giai đoạn lịch sử khác nhau. Trong đó, hội xuân làng Tiếu Mai là một lễ hội khá tiêu biểu và đặc trưng con người nơi đây, là lễ hội truyền thống đầu xuân vì thế cũng nhiều nét hấp dẫn. Đặc biệt ở đây phải kể đến hệ thống di tích ATKII, có nhiều di tích lịch sử đó là đình Xn Biều thuộc xã Xn Cẩm, đình Vân Xun, đình Chợ Vân thuộc xã Hồng An và nhiều di tích khác.

- Cảnh quan mơi trường

Là một huyện chủ yếu là vùng đồng bằng với danh lam thắng cảnh ở Hiệp Hồ tuy khơng nhiều song khi nhắc tới Hiệp Hoà ai cũng biết đến núi Y Sơn hùng vĩ và tua du lịch sinh thái đi dọc sông Cầu, được coi là một thắng cảnh có núi có sơng đẹp lung linh của huyện.

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Sáu tháng đầu năm 2014, tình hình kinh tế có nhiều khó khăn, thị trường bất động sản đóng băng, giá cả nhiều mặt hàng biến động thất thường; sản phẩm nông nghiệp, chăn nuôi trên thị trường giảm giá mạnh tác động đến đầu tư mở rộng sản xuất; thời tiết diễn biến thất thường ảnh hưởng đến cơ cấu mùa vụ, dịch bệnh tiềm ẩn…

Để khắc phục, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, Huyện ủy, UBND huyện đã tập trung chỉ đạo tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sản xuất; đảm bảo an sinh và phúc lợi xã hội, cải thiện đời sống nhân dân; giữ vững ổn định chính trị, tăng cường củng cố quốc phịng, đảm bảo an ninh. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực trong 6 tháng đầu năm 2012 như sau:

4.1.2.1. Điều kiện kinh tế

Giá trị sản xuất ước đạt 849,27 tỷ đồng (giá so sánh 1994), đạt 48,7 % kế hoạch, tăng 6,5 % so với cùng kỳ, trong đó: Nơng, lâm nghiệp, thủy sản ước đạt

dựng ước đạt 174,3 tỷ đồng, đạt 41,5 % kế hoạch, tăng 2,0 % so với cùng kỳ; dịch vụ ước đạt 275 tỷ đồng, đạt 47,7 % kế hoạch, tăng 10,7% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế: công nghiệp – xây dựng: 20,6%; nông – lâm – thủy sản: 47,1%, dịch vụ: 32,3%.

 Sản xuất Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp và nghành nghề nông thôn Năm 2014 được xác định là năm tiếp tục gặp nhiều khó khăn, nhất là trong việc thu hút đầu tư phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp. Uỷ ban nhân dân đã phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư kiểm tra tình hình hoạt động, sản xuất của các doanh nghiệp trên địa bàn huyện để tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh có biện pháp hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp duy trì, ổn định sản xuất. Giá trị sản xuất công nghiệp – xây dựng ước đạt 174,3 tỷ đồng, đạt 41,5% kế hoạch, tăng 2,0% so với cùng kỳ, trong đó cơng nghiệp – tiểu thủ công nghiệp 151,6 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ. Một số ngành nghề đã và đang có sản lượng chiếm tỷ trọng ngày càng tăng trong giá trị tổng sản lượng như: sản xuất bia hơi tăng 492% so với cùng kỳ, hàng may mặc tăng 20% so cùng kỳ, sản xuất tái chế nhựa tăng 68,94% so với cùng kỳ, chế biến gỗ tăng 71,52% so với cùng kỳ. Tuy nhiên 1 số doạnh nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn đã tạm dừng sản xuất như: Công ty cổ phần gạch Minh Phú (Đông Lỗ) và tiến độ xây dựng cơ sở sản xuất chậm: Công ty Việt Ngọc (Hợp Thịnh), Công ty gạch Ngân Hà (Đoan Bái), Cơng ty Thiên Hồng (Hùng Sơn)…

 Thương mại và dịch vụ

Hoạt động thương mại, dịch vụ trên địa bàn tiếp tục phát triển ngày càng đáp ứng tốt hơn nhu cầu xã hội. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa ước đạt 410 tỷ đồng, tăng 15% so với cùng kỳ. Tình hình phân phối và giá cả 1 số mặt hàng chủ yếu như xăng dầu, xi măng, sắt thép, phân bón ổn định. Dịch vụ vận tải hành khách vẫn duy trì sự phát triển ổn định, đầu xe tiếp tục tăng, lưu lượng phương tiện qua địa bàn tăng. Dịch vụ nước sạch được đảm bảo, sản lượng nước sạch bình quân đạt 23.000m3/tháng, tăng 5000m3/tháng so với cùng kỳ.

 Sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản

Sản xuất nơng nghiệp tiếp tục có bước tăng trưởng; diện tích lúa lai đạt 1.450 ha, tăng 11,5% so với kế hoạch năm, tăng 3,6% so với cả năm 2011. Năng suất lúa lai ước đạt 70 tạ. ha

Chăn nuôi phát triển cơ bản ổn định, khơng có dịch bệnh lớn xảy ra: có 87 cơ sở chăn ni lợn ở quy mô gia trại, trang trại (nuôi từ 50 con/lứa) trong đó có 05 tranhg trại có quy mơ: 300 đến 2000 con. Chăn ni gia cầm có 560 hộ chăn ni hàng hóa với quy mơ từ 1000 con/lứa trở lên. Tổng đàn trâu 4.286 con, đạt 95,2% kế hoạch và tỉnh giao, bằng 98, 9% so với cùng kỳ; đàn bò 35.300 con, đạt 98,1% kế hoạch, tăng 1% so với cùng kỳ, đạt 98,1% tỉnh giao; đàn lợn 140.000 con, đạt 107,7% kế hoạch, bằng 99,6% so với cùng kỳ đạt 107,7% tỉnh giao; đàn gia cầm 1,150 triệu con, đạt 72,3% kế hoạch năm và tỉnh giao, tăng 11,1% so với cùng kỳ. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng ước 17,300 tấn đạt 73,1% kế hoạch năm và tỉnh giao bằng 98,8% so với cùng kỳ.

Kinh tế trang trại được duy trì ổn định, các trang trại chăn ni vẫn duy trì được sản lượng và làm ăn có lãi. Diện tích mặt nước ni trồng thủy sản cơ bản không tăng 924 ha, sản lượng 1.850 tấn đạt 92,5% kế hoạch, tăng 6,9% so với cùng kỳ.

 Tài nguyên và Môi trường

Tập trung chỉ đạo quyết liệt thực hiện Quyết định 147/2009/QĐ – UBND của UBND tỉnh Bắc Giang quy định về đun đốt gạch ngói thủ cơng, tháo dỡ được 381/631 lò, đạt 60%; Sau ngày 01/3 một số xã còn sản xuất phơ và tiếp tục đun đốt như: Xuân Cẩm, Hợp Thịnh, Mai Đình, Hương Lâm, Hịa Sơn, Thái Sơn, Hoàng Vân, Đoan Bái.

Hỗ trợ các xã xây dựng bãi rác thải; giải quyết tình trạng ơ nhiễm mơi trường trên các tuyến kênh; công tác vệ sinh môi trường đô thị trên địa bàn thị trấn Thắng có chuyển biến tiến bộ. Tiến hành kiểm tra việc thực hiện cam kết bảo vệ môi trường đối với doanh nghiệp và các cơ sở sản xuất.

Sự phát triển trong cơng nghiệp, dịch vụ, chăn ni góp phần quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và phát triển kinh tế, tạo việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Sự phát triển công – nông nghiệp, dịch vụ, chăn nuôi đã tạo ra sức ép lớn đối với môi trường, đặc biệt là mơi trường nước, khơng khí gây ảnh hưởng tới sức khỏe cộng đồng.

4.1.2.2. Điều kiện văn hóa - xã hội

* Tình hình dân số và lao động

Dân số là nguồn để cung cấp lao động cho xã hội, nó ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế xã hội, là yếu tố quan trọng để sáng tạo ra công nghệ và làm

Bảng 4.1. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn

Năm Tổng số

Phân theo giới Phân theo thành thị, Nông thôn Nam Tỉ lệ (%) Nữ Tỉ lệ (%) Thành thị Tỉ lệ (%) Nông thôn Tỉ lệ (%) 2013 100 103359 48,8 108507 51,2 4883 2,30 206983 97,7 2014 100 104342 48,8 109576 51,2 4973 2,32 208945 97,8 2015 100 104838 48,8 109826 51,2 4998 2,32 209372 97,8 Nguồn: Số liệu phòng Thống kê huyện Hiệp Hòa Qua bảng số liệu trên ta thấy dân số huyện Hiệp Hồ có thay đổi qua các năm, thay đổi giữa dân số ở nông thôn với dân số ở thành thị nhưng thay đổi không nhiều. Dân số ở nông thôn và thành thị chênh lệch nhau rất lớn. Dân số nông thôn luôn chiếm tỉ lệ trên 93%.

* Dân tộc:

Huyện Hiệp Hoà chủ yếu dân tộc kinh, với 26 xã huyện Hiệp Hồ có nguồn văn hố khá phong phú. Trong những năm gần đây, đựơc sự quan tâm của Đảng và chính quyền nên lễ hội đã được tổ chức đều đặn để khách du lịch có thể đến nhiều: lễ hội xuân làng Tiếu Mai là một lễ hội khá tiêu biểu thường tổ chức vào ngày mùng 2 tháng 2 âm lịch hàng năm thu hút nhiều khách du lịch từ mọi nơi về.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu hiệu quả của chế phẩm vi sinh vật hữu hiệu trên nền đệm lót sinh học trong xử lý chất thải chăn nuôi gà tập trung tại huyện hiệp hòa, tỉnh bắc giang (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)