Các vấn đề chung về hoạt động bán hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng tại công ty cổ phần giống cây trồng thái bình (Trang 25 - 27)

2.1.2.1. Khái niệm

Bán hàng là một quá trình trong đó người bán tìm hiểu, khám phá, gợi tạo và đáp ứng những nhu cầu hay ước muốn của người mua để đáp ứng quyền lợi thỏa đáng, lâu dài của hai bên. Cũng có thể hiểu bán hàng là quá trình chuyển quyền sỡ hữu của sản phẩm, hàng hóa hay dịch vụ cho khách hàng để đổi lấy tiền hay quyền thu tiền của khách hàng (N.T.K. My, 2012).

- Với ý nghĩa như vậy, quá trình này được bắt đầu từ yêu cầu mua của khách hàng (đơn đặt hàng, hợp đồng mua hàng…) và kết thúc bằng việc chuyển đổi hàng hóa thành tiền. Trong trường hợp này, hàng hóa và tiền tệ được xác định theo bản chất kinh tế của chúng. Hàng hóa là những tài sản hay dịch vụ chứa đựng giá trị và có thể bán được. Tiền tệ là phương tiện thanh toán, nhờ đó mọi quan hệ giao dịch mua bán và thanh toán được giải quyết tức thời (Nguyễn Thị Phương Hoa, 2011).

2.1.2.2. Hình thức bán hàng trong doanh nghiệp

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hình thức bán hàng đa dạng khác nhau: bán lẻ, bán buôn, bán qua điện thoại, qua internet… Phổ biến nhất vẫn là hình thức bán lẻ và bán buôn.

a. Phương thức bán buôn

Là việc bán hàng cho các doan nghiệp sản xuất khác hoặc các doanh nghiệp thương mại. Kết thúc quá trình này, hàng hóa vẫn nằm trong lĩnh vực lưu thông. Đặc điểm của phương thức bán buôn là số lượng bán một lần lớn nên doanh nghiệp thường lập chứngt ừ cho những lần bán và kế toán tiến hành ghi sổ sau

mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Phương thức này thường được tiến hành theo các hình thức sau:

- Hình thức chuyển hàng: theo hình thức này, doanh nghiệp căn cứ vào hợp đồng đã được ký kết, tiến hành chuyển giao hàng cho khách hàng tại địa điểm hai bên đã thỏa thuận trong hợp đồng. Hàng hóa được xác đinh tiêu thụ khi doanh nghiệp giao xong hàng cho người mua và người mua ký vào chứng từ giao hàng. Mọi tổn thất trong quá trình vận chuyển đến cho người mua doanh nghiệp phải chịu. Phương thức này được áp dụng đối với những khách hàng có quan hệ mua bán thường xuyên với doanh nghiệp.

- Hình thức nhận hàng: Theo hình thức này bên mua cử cán bộ nghiệp vụ đến nhận tại kho của doanh nghiệp. Sau khi giao hàng xong, bên mua ký vào chứng từ bán hàng, hàng hóa được xác định tiêu thụ. Vì vậy, mọi tổn thất hàng hóa trong quá trình vận chuyển hàng người mua phải chịu.

b. Phương thức bán lẻ

-Được áp dụng ở các cửa hàng nhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng trực tiếp của khách hàng. Đặc điểm của hình thức này là khách hàng mua với số lượng hàng nhỏ, giá trị thấp và thường được khách hàng thanh toán ngay. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp sản xuất thì hình thức này xảy ra không thường xuyên (Nguyễn Thị Phương Hoa, 2011).

2.1.2.3. Hình thức thanh toán

Nghiệp vụ thanh toán cũng khá đa dạng. Tùy theo từng chính sách bán hàng hoặc tình hình tài chính của khách hàng hay của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể cho khách hàng của mình thanh toán khoản tiền mua hàng theo các hình thức khác nhau.

- Mua hàng thanh toán ngay: Đối với những khách hàng mới, không thường xuyên hoặc có lịch sử thanh toán nợ không tốt với doanh nghiệp thì doanh nghiệp buộc khách hàng của mình phải thanh toán ngay khi mua hàng bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản.

-Ứng tiền trước khi mua hàng: do tình hình tài chính của công ty không được tốt hoặc do tính độc quyền của hàng hóa mà doanh nghiệp có thể yêu cầu khách hàng ứng trước một khoản hoặc toàn bộ số tiền mua hàng để phục vụ sản xuất hoặc đảm bảo tính chắc chắn. Khi nhận hàng khách hàng sẽ thanh toán phần tiền mua hàng còn thiếu.

-Mua hàng tín dụng: tức là doanh nghiệp cho phép khách hàng nợ khoản tiền mua hàng trong một thời gian nhất định, trong khoảng thời gian đó khách hàng phải thanh toán cho doanh nghiệp, nếu thanh toán đúng hạn khách hàng sẽ nhật được một khoản chiết khấu (Nguyễn Thị Phương Hoa, 2011).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng tại công ty cổ phần giống cây trồng thái bình (Trang 25 - 27)