Xác định tỉ lệ lưu hành của Salmonella trong thịt gà tươi tại bốn quận nộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kháng ß lactam của các chủng salmonelia phân lập từ thịt gà tại các chợ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Xác định tỉ lệ lưu hành của Salmonella trong thịt gà tươi tại bốn quận nộ

GÀ TƯƠI TẠI BỐN QUẬN NỘI THÀNH HÀ NỘI

100 mẫu thịt gà tươi được thu thập, bảo quản, vận chuyển theo đúng kỹ thuật lấy, bảo quản và vận chuyển mẫu (Chen et al. 2013; Sanchez et al. 2011). Các mẫu được phân tích theo đúng phương pháp tại phịng thí nghiệm đạt chuẩn ISO/IEC 17025:2005.

Số lượng mẫu tại các chợ trên địa bàn thành phố Hà Nội được trình bày trong Bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số lượng mẫu thu thập được tại các chợ

Địa điểm lấy mẫu Số mẫu Phân tích

Quận Cầu Giấy Chợ Đồng Xa 25

Quận Thanh Xuân Chợ Phùng Khoang 25

Quận Hoàng Mai Chợ Đại Từ 25

Quận Hai Bà Trưng Chợ Hôm 25

Tổng số 100

Mỗi quận thu thập mẫu tại 1 chợ nơi tập trung dân cư đông đúc. Tại mỗi chợ, tiến hành thu thập mẫu tại ít nhất 5 gian hàng, mỗi gian hàng tối đa 5 lần thu thập mẫu, ở các thời điểm khác nhau.

Thực hiện phân tích 100 mẫu gà trên, phát hiện có 32 mẫu dương tính với vi khuẩn Salmonella, tỉ lệ dương tính là 32%. Kết quả phân tích của nghiên cứu này thấp hơn so với nghiên cứu của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia vào năm 2011 và 2012 với tỉ lệ dương tính Salmonella trên thịt gia cầm là 48-51% và cũng thấp hơn nghiên cứu của một số tác giả khác thực hiện tại Hà Nội vào năm 2006, 2012 với tỉ lệ lần lượt là 48,9% và 42.9%.

Kết quả của nghiên cứu này cũng thấp hơn những nghiên cứu về tỷ lệ lưu hành Salmonella tại các nước phát triển. Theo báo cáo của Tổ chức an toàn vệ sinh thực phẩm châu Âu năm 2010, sự lưu hành Salmonella tại gia cầm từ 0 tới 26.6% (EFSA, 2010). Ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, sự lưu hành Salmonella trên thịt gà là 4.2% (n=212), và 4% (n=877) (Zhao et al., 2001; Medrum et al., 2007). Tuy nhiên tỷ lệ dương tính thực hiện trên 100 mẫu gà trên thấp hơn ở một số nước

Đông Nam Á như Thái Lan (57%, n=754), Campuchia (88.2%, n=152) (Sun et al., 2010), và ở Trung Quốc (52.2%, n =1.152) (WHO, 2005).

Tại các nơng trang gia cầm có thể nhiễm Salmonella qua đường ăn uống, qua tiếp xúc với chất thải của gia cầm mang mầm bệnh. Tỉ lệ dương tính của Salmonella trên thịt gia cầm tại các lò mổ và chợ bán lẻ có thể cao do khả năng lây nhiễm trong quá trình vận chuyển, nguồn ngước sử dụng trong lị mổ. Tuy nhiên trong những năm gần đây, các cơ quan quản lý đã yêu cầu phải thực hiện giết mổ gia cầm và gia súc tại các lò mổ lớn, đảm bảo các yêu cầu vệ sinh trong quá trình giết mổ và được giám sát bởi các cán bộ thú y vùng đã góp phần làm giảm tỉ lệ nhiễm mầm bệnh Salmonella trên thịt gia cầm tại các chợ bán lẻ so với một số năm trước đây.

Như vậy, kết quả ô nhiễm Salmonella có tỉ lệ thấp dần theo thời gian và thấp hơn một số nước đang phát triển ở khu vực Đơng Nam Á là phù hợp với tình hình phát triển của Việt Nam hiện nay, và phản ánh đúng thực trạng trong điều kiện đời sống kinh tế ngày càng được cải thiện, con người ý thức hơn về an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất cũng như nuôi trồng. Hệ thống trang trại chăn ni, lị mổ được nâng cấp, nguồn nước trong q trình chăn ni, sản xuất đảm bảo vệ sinh đã làm giảm nguy cơ phát rộng rãi mầm bệnh ra môi trường cũng như lây nhiễm cho con người.

Tỉ lệ ô nhiễm Salmonella theo khu vực

Kết quả phân tích sự phát hiện của Salmonella trong phịng thí nghiệm phân lập được từ 100 mẫu thịt gà tươi thu thập trên các quận của Hà Nội được trình bày trong Bảng 4.2.

Bảng 4.2. Tỉ lệ ô nhiễm Salmonella trên thịt gia cầm theo khu vực

Địa điểm lấy mẫu Số mẫu

Phân tích Số mẫu dương tính Tỉ lệ nhiễm (%)

Quận Cầu Giấy Chợ Đồng Xa 25 9 36%

Quận Thanh Xuân Chợ Phùng Khoang 25 10 40%

Quận Hoàng Mai Chợ Đại Từ 25 8 32%

Quận Hai Bà Trưng Chợ Hôm 25 5 20%

Kết quả nghiên cứu sự dao động về tỉ lệ nhiễm Salmonella trên mẫu thịt gà thu thập tại các chợ thuộc các quận nội thành khác nhau cho thấy mẫu thịt già thu thập tại chợ Phùng Khoang (Quận Thanh Xuân) cho tỉ lệ nhiễm Salmonella cao nhất lên tới 40% (10 mẫu nhiễm trong số 25 mẫu đã kiểm tra) và Quận Hai Bà Trưng với tỉ lệ nhiễm Salmonella trong thịt gà thấp nhất với 20% (5 mẫu nhiễm /25 mẫu đã phân tích) (Hình 4.2).

Sự giao động về tỷ lệ nhiễm Salmonella giữa các quận khác nhau trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này không thực sự có ý nghĩa về mặt thống kê (P > 0,05), chưa thể đưa ra nhận định về việc quận nào đó nhiễm nhiều hơn hay ít hơn các quận khác. Cần có những nghiên cứu mở rộng với nhiều địa điểm lấy mẫu trên một địa bàn, và số lượng mẫu lớn mới có thể đưa ra kết luận và khuyến cáo phù hợp.

quận

Hình 4.1. Tỉ lệ nhiễm Salmonella trong gia cầm tại các Quận nội thành

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu khả năng kháng ß lactam của các chủng salmonelia phân lập từ thịt gà tại các chợ trên địa bàn thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)