Nâng cao chất lượng cán bộ, công chứccấp xã một số tỉnh của Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 33)

Phần 1 Mở đầu

2.2. Cở sở thực tiễn

2.2.1. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chứccấp xã một số tỉnh của Việt Nam

Đội ngũ cán bộ, công chức chuyển biến rõ nét

Ơng Phạm Quang Phú - Phó trưởng phịng Tổ chức Đảng - đảng viên, Ban Tổ chức Tỉnh ủy cho biết: Trước khi có Nghị quyết 09 của Tỉnh ủy, đội ngũ Cán bộ, công chứcxã, phường, thị trấn phần lớn có độ tuổi trung bình cao, đa số chưa qua đào tạo. Tỷ lệ cán bộ chuyên trách chưa qua đào tạo về chuyên môn chiếm gần 60%, về lý luận chính trị gần 20%; đối với cơng chức chuyên môn, số chưa qua đào tạo chuyên môn chiếm trên 12%, lý luận chính trị gần 43%. Do chưa đạt yêu cầu về trình độ đào tạo nên hiệu quả công việc của một bộ phận không nhỏ Cán bộ, công chứccơ sở hạn chế. Cá biệt, một số cán bộ thiếu tinh thần trách nhiệm, sa sút về phẩm chất đạo đức, hoặc lợi dụng chức vụ, vi phạm trong quản lý kinh tế... (Tuấn Hiển, 2014).

Theo Phó ban Tổ chức Tỉnh ủy Lê Đăng Chất thì để nâng cao chất lượng đội ngũ Cán bộ, công chức cấp xã, BTV Tỉnh ủy đã chỉ đạo triển khai thu hút, ưu tiên sinh viên tốt nghiệp cao đẳng, đại học và thạc sĩ về công tác tại xã, phường, thị trấn; trong 3 năm (2011-2013), đã có 803 người về cơng tác tại cơ sở. Cùng với đó, các địa phương đẩy mạnh cơng tác đào tạo, bồi dưỡng, chuẩn hóa Cán bộ, công chức cấp xã. Từ năm 2009 đến nay, tồn tỉnh đã cử đi đào tạo, chuẩn hóa 7.992 lượt Cán bộ, công chức cấp xã, từ trung cấp đến đại học; đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ khác cho 25.600 lượt cán bộ, công chức; tỉnh cũng đã tổ chức chỉnh huấn cho đội ngũ cán bộ chủ chốt đang công tác tại 262 xã, phường, thị trấn với 766 đồng chí tham gia. Cơng tác ln chuyển, đề bạt, bổ nhiệm, chuyển đổi vị trí cơng tác của cán bộ cơ sở được thực hiện ngày càng tốt hơn, mạnh dạn hơn. Các huyện Đức Thọ, Kỳ Anh, Hương Sơn... đã luân chuyển 6-9 đồng chí cán bộ huyện về làm cán bộ chủ chốt ở xã. Đến nay, đội ngũ Cán bộ, công chức cấp xã tăng cả về số lượng và chất lượng; trình độ, kiến thức, năng lực lãnh đạo, quản lý từng bước được nâng lên (Tuấn Hiển, 2014).

Chủ tịch UBND xã Xuân Mỹ (Nghi Xuân) Lê Văn Bình được đánh giá là người lãnh đạo có phong cách làm việc khoa học, nghiêm túc; trong cuộc sống đời thường, luôn chia sẻ thuận lợi, khó khăn với đồng chí, đồng nghiệp và quần chúng nhân dân. Chính vì vậy, Xn Mỹ đã phát huy được sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới (NTM). Tuy điểm xuất phát thấp, nhưng hiện nay, xã đang phấn đấu về đích NTM năm 2014.

Sơn Kim I là xã vùng cao của huyện Hương Sơn, mặc dù cịn nhiều khó khăn, nhưng Đảng bộ và nhân dân đã đồn kết, chung sức, đồng lịng, vươn lên giành nhiều kết quả tồn diện trên các lĩnh vực. Trong thành tích chung của tập thể, có sự đóng góp quan trọng của Bí thư Đảng ủy xã Trần Quốc Việt, người cán bộ ln “nói đi đơi với làm”. Đó là 2 tấm gương tiêu biểu trong số hàng ngàn Cán bộ, công chứcxã, phường, thị trấn ln gương mẫu, hết lịng vì nhiệm vụ chung.

Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, đội ngũ cán bộ cơ sở đã tích cực phát huy quyền làm chủ của nhân dân, cùng nhân dân tạo nên những thành tựu về đổi mới và phát triển KT-XH, văn hóa, cải thiện dân sinh, tăng cường QPAN, làm thay đổi rõ nét bộ mặt nơng thơn, thành thị, góp phần thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Nhiều cán bộ cơ sở đã nêu cao tinh thần trách nhiệm, sâu sát nhân dân, bám sát địa bàn dân cư,

nhạy bén với thực tiễn, kịp thời phát hiện và xử lý có hiệu quả những vấn đề nảy sinh trong đời sống, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn đã đóng góp rất quan trọng vào sự phát triển của tỉnh nhà trong những năm gần đây...

2.2.2.2. Nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã tại tỉnh Bắc Giang - Khắc phục khâu yếu

Một trong những mục tiêu quan trọng của Đảng bộ huyện Tân Yên trong nhiệm kỳ này là đẩy mạnh phát triển nơng nghiệp hàng hóa, thơng qua thực hiện sáu chương trình trọng tâm. Để đạt mục tiêu, Huyện ủy chọn khâu đột phá về con người, nhằm tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng yêu cầu phát triển sản xuất theo hướng tạo vùng cây, con thế mạnh; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nông thôn mới. Sau bốn năm, từ một huyện địa bàn trung du nghèo, sản xuất nhỏ lẻ, hầu như khơng có nghề phụ, Tân Yên đã trở thành vùng sản xuất lạc giống nhất, nhì miền bắc, được bảo hộ chỉ dẫn địa lý, với tổng diện tích hơn 1.000 ha/vụ; hình thành năm làng thủy sản, vùng thủy sản tập trung; mơ hình chăn ni lợn có tổng đàn khoảng 230 nghìn con, có liên kết, bao tiêu sản phẩm. Đây cũng là vùng sản xuất rau cung cấp nguyên liệu chế biến cho 30 nhà máy và các tỉnh lân cận; nơi sản xuất giống lúa thuần và lai Fl/theo công nghệ cao cùng các loại cây trái khác. Theo thống kê, năm 2010, giá trị canh tác trên một ha dao động khoảng 43 triệu đồng, năm 2014, tăng lên 90 triệu đồng, dự kiến năm 2015 đạt 102 triệu đồng. Song hành cùng thay đổi này có dấu ấn của đội ngũ cán bộ từ huyện tới cơ sở. Bí thư Huyện ủy Lê Ánh Dương chia sẻ, đầu nhiệm kỳ, trong số 262 cán bộ chuyên trách, chỉ có 20 người trình độ đại học, 120 người chưa qua đào tạo, chiếm gần 46%; trong 202 cơng chức, trình độ đại học có 47 người, 12 người chưa qua đào tạo. Sự bất cập này là căn nguyên khiến nhiều mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trước đó khó hồn thành (Trần Thị Kim Dung, 2011).

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, để vẫn đội ngũ ấy mà tạo được chuyển biến, Huyện ủy Tân Yên đã triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, trước hết là bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công chức, cán bộ không chuyên trách các xã, thị trấn tại các phòng, ban, cơ quan cấp huyện giai đoạn 2011-2015, theo hướng yếu lĩnh vực nào, bồi dưỡng lĩnh vực đó. Huyện ủy có giải pháp mới, yêu cầu các xã, thị trấn cử cán bộ, công chức tham gia học việc ba tháng tại các phòng, ban, cơ quan của huyện. Mỗi tuần học việc ba ngày, các ngày cịn lại, cán bộ, cơng chức về xã, thị trấn thực hành, ứng dụng ngay kiến

thức, kỹ năng được bồi dưỡng theo phân công công tác. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có cán bộ xã, thị trấn lên học việc cử cán bộ, công chức có năng lực trực tiếp hướng dẫn, truyền đạt kỹ năng, kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn. Cán bộ hướng dẫn thực hiện chế độ nhận xét, đánh giá hằng tháng đối với cán bộ đến bồi dưỡng. Với chương trình này, đã có gần 200 cán bộ, cơng chức cấp xã được học việc. Thực tế khẳng định, hầu hết số cán bộ được tập huấn, bồi dưỡng đều áp dụng được các kiến thức, kỹ năng học vào công việc hằng ngày. Cùng sự nỗ lực từ nội tại, đội ngũ cán bộ cơ sở đã góp phần thúc đẩy hồn thành các tiêu chí phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Nổi bật là tồn huyện đã nhựa hóa gần hết các tuyến đường liên thơn, liên xã. Hai xã Quang Tiến, Liên Sơn đã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, các xã cịn lại đều hồn thành 13 đến 15 tiêu chí; giảm hơn một nửa số hộ nghèo (Trần Thị Kim Dung, 2011).

Được biết, từ năm 2011 đến nay, toàn tỉnh Bắc Giang có 2.616 cán bộ, cơng chức được đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn theo công việc cụ thể, tập trung một số lĩnh vực xây dựng Đảng, tài chính - kế tốn; tài ngun - mơi trường; địa chính, tư pháp... Một số địa phương có cách làm sáng tạo như huyện Lục Nam tổ chức bồi dưỡng điểm để rút kinh nghiệm. TP Bắc Giang cử 14 cán bộ lãnh đạo phòng, ban xuống xã, phường trực tiếp hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ, giúp đỡ cơ sở tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, những khuyết điểm chậm khắc phục. Huyện Yên Thế yêu cầu hai bên giữ mối liên hệ thường xuyên để trao đổi, thống nhất biện pháp và phân công nhiệm vụ phù hợp cho cán bộ, công chức, giúp họ khắc phục hạn chế trong thực thi công vụ.

- Hoàn thiện kỹ năng

Ý kiến của một số cấp ủy cho rằng, điểm yếu của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp cơ sở là khả năng nắm bắt, ra quyết định xử lý tình huống, các vấn đề mới nảy sinh trong tiến trình đơ thị hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, hay những phức tạp, nổi cộm ở cơ sở... Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Đoan Bái, huyện Hiệp Hòa, Ngọ Thị Dung bộc bạch, chị được quy hoạch vị trí Bí thư Đảng ủy, Ủy viên BCH Đảng bộ huyện. Từ Chủ tịch Hội Phụ nữ xã chuyển sang cơng tác Đảng, chị gặp khơng ít lúng túng, từ kỹ năng thuyết trình, điều hành cuộc họp, đến xử lý văn bản... Vừa qua, chị được cử tham gia lớp bồi dưỡng theo chức danh do Huyện ủy tổ chức. Qua hai tuần học, thảo luận, thực hành trên lớp, cùng việc tự học hỏi, nghiên cứu, chị cảm thấy tự tin hơn trên diễn đàn, trong giải quyết các tình huống ở cơ sở (Trần Thị Kim Dung, 2011).

Giới thiệu thành cơng của mơ hình cánh đồng mẫu lớn, Bí thư Đảng ủy xã Đoan Bái, Đặng Văn Thiện cho rằng, việc chuyển đổi từ một xã thuần nông sang công nghiệp, dịch vụ, thương mại và sản xuất nông nghiệp giá trị cao là bước đi cần sự đột phá mạnh mẽ từ đội ngũ cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt của xã. Ngoài việc cử cán bộ, công chức tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng của cấp trên, Đảng ủy khuyến khích tinh thần tự đào tạo, tự bồi dưỡng qua thực tế công việc; cán bộ, đảng viên gương mẫu thực hành trước. Để cải thiện nhanh đời sống nhân dân, tăng thu nhập bình quân từ 9 triệu đồng (năm 2010) lên 25 triệu đồng; nâng tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ lên 68%, khôi phục lại nghề mộc truyền thống, thu hút các lao động đang làm xa về quê làm việc; hoàn thành 19/19 tiêu chí nơng thơn mới... có sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, bắt nguồn từ sự thay đổi tác phong làm việc của đội ngũ cán bộ chủ chốt. Mọi chương trình, kế hoạch đều được thảo luận, lấy ý kiến của các bên liên quan, cấp ủy phân công cụ thể cho ngành, cá nhân thực hiện, chịu trách nhiệm. Duy trì giao ban hằng tuần, tháng, quý giữa Thường trực Đảng ủy - UBND - HĐND và MTTQ xã để đánh giá kết quả công tác trên từng lĩnh vực, nắm bắt thông tin, nhất là các vụ việc phức tạp để chỉ đạo giải quyết kịp thời. Sự áp dụng vừa khoa học, vừa linh hoạt, kết hợp giữa đào tạo qua trường lớp với thực tế, đến nay, cán bộ, cơng chức xã ở cả 17 vị trí đều đạt chuẩn.

Theo Phó Trưởng ban Tổ chức Tỉnh ủy Bắc Giang, Nguyễn Tiến Cơi, nhiệm kỳ này, tất cả các huyện, thành phố đã đa dạng hóa hình thức bồi dưỡng theo chức danh. Ngoài tổ chức các lớp bồi dưỡng cho từng loại chức danh cán bộ, công chức, lớp dự nguồn, các địa phương đã gặp gỡ, trao đổi với các cán bộ luân chuyển, cán bộ diện quy hoạch để chủ động nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của anh em. Một số cấp ủy có sáng kiến bồi dưỡng nghiệp vụ thơng qua các hội thi Bí thư chi bộ giỏi, Chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra giỏi, tọa đàm về công tác quản lý đảng viên...; phân công cấp ủy viên, lãnh đạo và cán bộ, công chức các ban Đảng của huyện dự sinh hoạt định kỳ với chi bộ cơ sở; tổ chức giao ban giữa thường trực huyện ủy, thành ủy với bí thư chi bộ thơn, trưởng thơn, tổ trưởng dân phố; giữa các đảng ủy phường, xã với các chi bộ trực thuộc. Bằng nhiều hình thức, các cấp ủy đã nâng cao tỷ lệ trưởng, phó thơn, bản, tổ dân phố là đảng viên. Đến cuối 2014, toàn Đảng bộ tỉnh đã kết nạp 163 trưởng thơn và 241 phó thơn, bản, tổ dân phố vào Đảng, nâng tỷ lệ đảng viên giữ các vị trí này lên hơn 54% (Lê Mậu Lâm và cs., 2015).

Hướng về cơ sở, giúp đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức tại chỗ, cũng như tăng cường kinh nghiệm thực tiễn cho cán bộ lãnh đạo, quản lý, hướng tới đội ngũ đạt chuẩn toàn diện, nhiệm kỳ này, Tỉnh ủy Bắc Giang đẩy mạnh công tác luân chuyển cán bộ từ cấp huyện về cơ sở và ngược lại. Qua thực tế cho thấy, trong số 43 cán bộ cấp huyện, thành phố trong toàn tỉnh, được luân chuyển về cơ sở giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, phần lớn đã tận dụng được lợi thế chuyên môn, vận dụng sáng tạo trong công việc, tạo sự gắn kết với cơ sở. Trao đổi với Bí thư Đảng ủy xã Cao Xá, huyện Tân n Hồng Việt Hịa, chúng tơi hiểu hơn về lợi thế và khó khăn mà cán bộ luân chuyển thường gặp. Được biết, từ Phó Trưởng Ban Tổ chức Huyện ủy được luân chuyển làm Bí thư Đảng ủy xã, lợi thế làm công tác tổ chức Đảng giúp đồng chí Hịa nắm rõ lĩnh vực được phụ trách. Đồng chí đã cùng đội ngũ tại chỗ giữ vững danh hiệu Đảng bộ trong sạch, vững mạnh nhiều năm liền; hình thành vùng rau màu có giá trị kinh tế cao; đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức đạt chuẩn... (Lê Mậu Lâm và cs., 2015).

Tại huyện Tân Yên, thông qua kế hoạch luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức huyện xuống xã, thị trấn; cán bộ lãnh đạo các phòng, ban, MTTQ và đoàn thể huyện giai đoạn 2013 - 2015, phong trào nhiều địa phương, đơn vị có chuyển biến. Tại hai xã yếu là Lan Giới và Đại Hóa đã tăng cường hai kỹ sư ngành nơng nghiệp và thú y về làm Phó Chủ tịch UBND xã. Phần lớn cán bộ luân chuyển là người trẻ, năng động, có triển vọng phát triển, phát huy được khả năng tại cơ sở; góp phần tạo nguồn cán bộ trước mắt và lâu dài. Bên cạnh đó, một số địa phương đã thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học chính quy về làm việc tại các xã, phường, thị trấn. Ở huyện Hiệp Hịa, có 25 sinh viên tốt nghiệp các trường đại học đăng ký về công tác tại các xã, thị trấn. Huyện ủy đã đồng ý thực hiện hợp đồng với 13 sinh viên, trong đó, năm trường hợp đã thi đỗ cơng chức xã (Lê Mậu Lâm và cs., 2015).

Cũng như nhiều địa phương khác, Bắc Giang còn nhiều việc phải bàn trong chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, cơng chức; trong lựa chọn ngành học, bố trí, sử dụng cán bộ, công chức sau đào tạo; xây dựng chương trình bồi dưỡng sao cho thật sự hiệu quả, khơng hình thức, tránh lãng phí. Cùng với giải pháp mang tính tình thế cần những đột phá có tầm nhìn dài hạn để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao. Có thể nói, đây là bước đi cơ bản, ghi nhận nhiều cách làm mới. Các cấp ủy của Bắc Giang đã từng bước phấn đấu nâng tầm của đội ngũ cán bộ cơ sở, góp phần thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị ở địa phương.

2.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM VỀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ ÁP DỤNG CHO HUYỆN TIÊN LỮ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 27 - 33)