Phương pháp tiếp cận

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 41)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

-Tiếp cận có sự tham gia nhiều bên - Phương pháp tiếp cận xã hội học - Phương pháp tiếp cận hệ thống 3.2.2. Phương pháp chọn điểm khảo sát

Chọn 2 xã và 1 thị trấn: Chọn xã loại 1, xã loại 2, xã loại 3 nhưng do huyện Tiên Lữ khơng có xã loại 1 nên tiến hành chọn

Thị trấn Vương: Đây là địa phương đạt tiêu chí xã loại 3 và là trung tâm kinh tế - văn hóa - văn hóa của huyện

Xã Dị Chế: Đây là địa phương đạt tiêu chí xã loại 2 Xã Ngơ Quyền: Đây là địa phương đạt tiêu chí xã loại 3

Dự kiến khoảng 109 phiếu điều tra Phỏng vấn sâu 20 phiếu

Thảo luận nhóm 9 nhóm 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.3.1. Dữ liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp gồm: Các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động, việc làm, số lượng cán bộ, công chức, cán bộ, cơng chức chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện, các văn bản chính sách liên quan đến cán bộ, cơng chức cấp xã nói riêng…, những tài liệu này được thu thập tại các cơ quan như Cục Thống kê tỉnh, Sở Nội vụ, Ban tổ chức Tỉnh ủy, Văn phịng UBND tỉnh, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố... Các số liệu này được thu thập bằng cách: Tìm, sao chép, đọc, phân tích và trích dẫn.

3.2.3.2. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp bao gồm: Các thông tin của cán bộ được khảo sát: họ và tên, tuổi, chức vụ cơng tác, trình độ văn hóa, chun mơn; đánh giá của các bên đối với năng lực của cán bộ, công chức cấp xã.

3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

a. Xử lý số liệu

- Các chỉ tiêu thu thập được tập hợp lại.

- Kiểm tra theo 03 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác, logic. - Hiệu chỉnh lại các dữ liệu.

- Mã hóa dữ liệu. b. Tổng hợp dữ liệu

- Nhập dữ liệu đã được hiệu chỉnh và mã hóa vào máy tính (thơng qua phần mềm Excel).

- Phân tổ dữ liệu theo các mối quan hệ: Như phân tổ cán bộ theo chức danh, trình độ, khóa học, địa danh…

- Trình bày kết quả tổng hợp: Bảng, đồ thị, sơ đồ, hình. 3.2.5. Phương pháp phân tích thơng tin

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp thống kê mơ tả: Phương pháp này được dùng để thống kế số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính tốn để mơ tả thực trạng, đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã. Một số chỉ tiêu so sánh cũng được thể hiện trong quá trình làm đề tài.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng trong đề tài dùng để phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã.

- Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng phương pháp này dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với đội ngũ cán bộ, cấp xã trong thời gian tới.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng 3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng

Số lượng, cơ cấu về trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học… cán bộ ở các cấp, các chuyên ngành được đào tạo toàn tỉnh.

Số lượng CBCC cấp xã: Số lượng và cơ cấu CBCC cấp xã theo độ tuổi và theo giới tính.

Số lượng CBCC cấp xã theo trình độ văn hóa và chun mơn nghiệp vụ. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng: Số lượng và chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã tham dự, loại hình, thời gian.

Độ tuổi của cán bộ cấp xã. Thời gian làm việc tại xã.

Thời gian làm việc ở các chức vụ hiện tại.

Lượng thời gian cho trường lớp bồi dưỡng cán bộ. Số lượng cán bộ được bồi dưỡng.

Số lớp bồi dưỡng hàng năm.

3.2.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng

Kết hợp chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính:

Trình độ chun mơn, năng lực quản lý, độ tuổi… của CBCC; Trình độ học vấn của từng chức danh CBCC cấp cơ sở;

Trình độ chun mơn của từng chức danh CBCC cơ sở; Trình độ lý luận chính trị của từng chức danh CBCC cơ sở;

Tín nhiệm của người dân đối với CBCC cấp xã trong vai trị, nhiệm vụ của mình đối với quản lý và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh trật tự,...

3.2.6.3. Nhóm chỉ tiêu khác

Kĩ năng cần thiết hỗ trợ cho công việc (tổ chức và lãnh đạo, quản lý nhà nước, lập kế hoạch, làm văn bản, giao tiếp vận động quần chúng, sử dụng internet…). Đây là những “Kỹ năng mềm” phục vụ cho công việc và phát huy năng lực bản thân cho người CBCC cấp xã trong từng vai trị của mình.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ và các kĩ năng… Nhằm nâng cao chất lượng CBCC trong vai trò quản lý, hiệu quả trong cơng tác chun mơn.

3.2.6.4. Nhóm chỉ tiêu hồn thành chất lượng cơng việc Tiêu chí 1: Khối lượng cơng việc hồn thành

Mức độ 1: Khơng hồn thành khối lượng công việc được giao Mức độ 2: Hồn thành 1 phần cơng việc được giao

Mức độ 3: Hồn thành khối lượng cơng việc được giao Mức độ 4: Hoàn thành vượt mức

Tiêu chí 2: Chất lượng cơng việc Mức độ 1: Chưa tốt

Mức độ 2: Bình thường Mức độ 3: Tốt

Mức độ 4: Rất tốt

Tiêu chí 3: Tinh thần trách nhiệm trong thực thi cơng vụ Mức độ 1: Chưa tốt

Mức độ 2: Bình thường Mức độ 3: Tốt

Mức độ 4: Rất tốt

Tiêu chí 4: Tinh thần phối hợp trong thực thi cơng vụ Mức độ 1: Chưa tốt

Mức độ 2: Bình thường Mức độ 3: Tốt

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TIÊN NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TIÊN LỮ

Trong thời gian vừa qua, đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tiên Lữ đã từng bước trưởng thành và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ nhất, về trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tiên Lữ ngày càng được hoàn thiện theo hướng đáp ứng đúng tiêu chuẩn đối với từng vị trí, chức danh và trong những năm gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tích cực: tăng dần tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao đẳng, đại học (Năm 2010, tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ cao đẳng và đại học lần lượt là 4% và 24.6%, năm 2014 tỷ lệ này lần lượt là 5% và 38.6%) và giảm dần tỷ lệ CBCC cấp xã chưa qua đào tạo trình độ chun mơn, nghiệp vụ (Năm 2010 có 10 CBCC cấp xã chưa qua đào tạo trình độ chun mơn – nghiệp vụ chiếm 2.4%, năm 2014 tỷ lệ này là 0%), từ đó góp phần đáp ứng tốt các yêu cầu và nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, về trình độ lý luận chính trị

Đội ngũ CBCC cấp xã có trình độ lý luận chính trị ngày càng được nâng cao. Trong những năm qua, tỷ lệ CBCC cấp xã đã qua đào tạo lý luận chính trị trình độ trung cấp, cao cấp và cử nhân ngày càng tăng (Năm 2010 tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ LLCT trung cấp, cao cấp, cử nhân lần lượt là 49.75%, 0%, 0%; Năm 2014 tỷ lệ này lần lượt là 69.06%, 0.44%,0.22%), đồng thời tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ sơ cấp LLCT và chưa qua đào tạo lý luận chính trị có xu hướng giảm xuống (Năm 2010 tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ sơ cấp, chưa qua đào tạo LLCT lần lượt là 34.83%, 15.42%, Năm 2014, các tỷ lệ này lần lượt là 21.35%, 8.93%).

Thứ ba, về đạo đức công vụ

Đứng trước các tác động tiêu cực nảy sinh hàng ngày, từ những mặt trái của cơ chế thị trường, đa số CBCC cấp xã ở huyện Tiên Lữ vẫn luôn giữ được phẩm chất đạo đức, tư cách và lối sống lành mạnh, vượt qua mọi khó khăn về

điều kiện, hoàn cảnh, tiền lương, phụ cấp... để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Theo kết quả điều tra bằng phiếu bảng hỏi, phần lớn CBCC cấp xã được đánh giá là có tinh thần, thái độ tiếp cơng dân tốt (lịch sự, nhiệt tình, đúng mực khi giao tiếp với nhân dân, không hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn khi nhân dân đến giải quyết các thủ tục hành chính), ln chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần phối hợp trong thực thi công vụ.

Thứ tư, về mức độ hồn thành cơng việc và sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp

Phần lớn CBCC cấp xã đã hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng tiến độ, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Theo kết quả đánh giá CBCC cấp xã ở huyện Tiên Lữ về mức độ hồn thành cơng việc, năm 2015 có 60% của CBCC cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ, 30% CBCC cấp xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hầu hết các CBCC cấp xã có các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết trong thực thi công vụ như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng triển khai các quyết định quản lý, kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá thơng tin….

4.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TIÊN LỮ XÃ TẠI HUYỆN TIÊN LỮ

4.2.1. Thực trạng chất lượng của CBCC cấp xã huyện Tiên Lữ theo số lượng và cơ cấu và cơ cấu

Tính đến thời điểm 31/10/2015, huyện Tiên Lữ có tổng số CBCC cấp xã là 307 người trong đó số lượng cán bộ là 156 người và số lượng công chức là 151 người.

Tổng số CBCC cấp xã của huyện Tiên Lữ đá đáp ứng cơ bản về số lượng và chất lượng. So với chỉ tiêu được giao thì số lượng hiện có chỉ thiếu ở số lượng cơng chức. Số lượng Đảngviên cũng chiếm tỷ lệ cao. Một số chức danh cán bộ như Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội LHPN, Bí thư Đồn TNCSHCM và Chủ tịch Hội Nông dân tỷ lệ Đảng viên đạt 100%. Bên cạnh đó số lượng cơng chức là Đảng viên đa số chiếm tỷ lệ trên 50%.

Bảng 4.1. Số lượng, cơ cấu CBCC cấp xã huyện Tiên Lữ năm 2015 STT Chức danh Số lượng huyện giao (người) Số lượng thực có (người) Tỷ lệ là đảng viên (%) I Cán bộ 156 156 1 Bí thư Đảng ủy 15 15 92,31 2 Phó Bí thư Đảng ủy 15 15 100,00 3 Chủ tịch UBND 15 15 100,00 4 Phó Chủ tịch UBND 21 21 100,00 5 Phó Chủ tịch HĐND 15 15 71,43 6 Chủ tịch MTTQ 15 15 93,33 7 Chủ tịch Hội LHPN 15 15 100,00 8 Bí thư Đồn TNCSHCM 15 15 100,00 9 Chủ tịch Hội CCB 15 15 86,67

10 Chủ tịch Hội Nông dân 15 15 100,00

II Công chức 155 151

11 Trưởng Công an 15 15 83,44

12 Chỉ huy trưởng Quân sự 15 14 100,00

13 Văn phịng - Thơng kê 15 14 93,33

14 Địa chính - Xây dựng 30 30 93,33

15 Tài chính - Kế tốn 15 15 86,67

16 Tư pháp - Hộ tịch 35 33 66,67

17 Văn hóa - xã hội 30 30 68,57

Tổng số 311 307 76,67

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Lữ (2016)

Tổng số CBCC cấp xã của huyện Tiên Lữ đá đáp ứng cơ bản về số lượng và chất lượng. So với chỉ tiêu được giao thì số lượng hiện có chỉ thiếu ở số lượng công chức. Số lượng Đảngviên cũng chiếm tỷ lệ cao. Một số chức danh cán bộ như Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội LHPN, Bí thư Đồn TNCSHCM và Chủ tịch Hội Nông dân tỷ lệ Đảng viên đạt 100%. Bên cạnh đó số lượng công chức là Đảng viên đa số chiếm tỷ lệ trên 50%.

 Về cơ cấu giới tính

Bảng 4.2. Tỉ lệ giới tính cán bộ cấp xã huyện Tiên Lữ năm 2015

Stt Diễn giải Tổng số Trong đó Nam (người) Tỷ lệ (%) Nữ (người) Tỷ lệ (%) Tổng số cán bộ 156 133 85,26 23 14,74 1 Bí thư Đảng ủy 15 15 100,00 0 0,00 2 Phó Bí thư Đảng ủy 15 13 86,67 2 13,33 3 Chủ tịch UBND 15 15 100,00 0 0,00 4 Phó Chủ tịch UBND 21 21 100,00 0 0,00 5 Phó Chủ tịch HĐND 15 14 93,33 1 6,67 6 Chủ tịch MTTQ 15 15 100,00 0 0,00 7 Chủ tịch Hội LHPN 15 0 0,00 15 100,00 8 Bí thư Đồn TNCSHCM 15 13 86,67 2 13,33 9 Chủ tịch Hội CCB 15 15 100,00 0 0,00

10 Chủ tịch Hội Nông dân 15 12 80,00 3 20,00

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Lữ (2015) Bảng 4.3. Tỉ lệ giới tính cơng chức cấp xã huyện Tiên Lữ năm 2015

Stt Diễn giải Tổng số Trong đó Nam (người) Tỷ lệ (%) Nữ (người) Tỷ lệ (%) Tổng số công chức 151 113 74,83 38 25,17 1 Trưởng Công an 15 15 100,00 0 0,00

2 Chỉ huy trưởng Quân sự 14 14 100,00 0 0,00

3 Văn phịng - Thơng kê 14 12 85,71 2 14,29

4 Địa chính - Xây dựng 30 28 93,33 2 6,67

5 Tài chính - Kế tốn 15 10 66,67 5 33,33

6 Tư pháp - Hộ tịch 33 19 57,58 14 42,42

7 Văn hóa - xã hội 30 15 50,00 15 50,00

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Lữ (2015)

Từ bảng 4.2 và 4.3 cho thấy rằng về cơ cấu giới tính, đội ngũ CBCC cấp xã là nam giới chiếm tỷ lệ rất cao (trên 70%), nữ giới chiếm tỷ lệ thấp (dưới 30%). Cũng như chủ trương của Đảng và Nhà nước, tỷ lệ này sẽ được thay đổi, cụ thể tỷ lệ nữ giới là CBCC sẽ được tăng lên.

 Cơ cấu theo độ tuổi

Bảng 4.4. Cơ cấu phân theo độ tuổi của cán bộ cấp xã ở huyện Tiên Lữ giai đoạn 2013- 2015 Cơ cấu tuổi Dưới 30 Từ 30 đến 50 Từ 50 đến 60 Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2013 22 14,38 78 50,98 53 34,64 153 100,00 2014 23 14,94 79 51,30 52 33,76 154 100,00 2015 24 15,38 85 54,49 47 30,13 156 100,00

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Lữ (2015) Bảng 4.5. Cơ cấu phân theo độ tuổi của công chức cấp xã ở huyện Tiên Lữ

giai đoạn 2013- 2015 Cơ cấu tuổi Dưới 30 Từ 30 đến 50 Từ 50 đến 60 Tổng Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) Số lượng Tỷ lệ (%) 2013 33 21,15 66 42,30 57 36,55 156 100,00 2014 32 20,78 66 42,86 56 36,36 154 100,00 2015 33 21,85 66 43,71 52 34,44 151 100,00

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Tiên Lữ (2015)

Qua bảng số liệu 2.4 và 2.5 ta thấy, tỷ lệ CBCC cấp xã nằm trong nhóm độ tuổi từ 30 đến 50 và nhóm tuổi trên 50 chiếm tỷ lệ cao và có xu hướng tăng qua các năm. Cụ thể đối với đội ngũ cán bộ nhóm tuổi 30 đến 50, năm 2013 có 78 người chiếm 50.98%, năm 2014và năm 2015 chiếm tỷ lệ lần người là 51.3% và 54.49%; nhóm tuổi trên 50, năm 2013 có 53 người chiếm 34.64%, năm 2014 và năm 2015 chiếm tỷ lệ lần người là 33.76 % và 30.13%. Sở dĩ tỷ lệ CBCC cấp xã tập trung chủ yếu ở hai nhóm độ tuổi 30 đến 50 và trên 50 là bởi đặc thù công việc của CBCC cấp xã là phải thường xuyên tiếp xúc với nhân dân nên đòi hỏi phải có kinh nghiệm và uy tín với dân, để nhân dân tin tưởng và bầu cử vào các chức danh lãnh đạo, quản lý ở cấp xã. Nhóm tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ thấp nhất. Một phần vì đặc thù cơng việc của CBCC cấp xã khơng thu hút được những cá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 41)