Dân số và việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 39)

Theo con số thống kê năm 2013 tổng dân số của huyện Tiên Lữ là 97.708 người với mật độ dân số trung bình là 1.057 người/ km 2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 0,87%. Số người trong độ tuổi lao động ở Tiên Lữ là 54.444 người trong đó lao động nông nghiệp chiếm 64%. Tuy nhiên trình độ của các lao động phần lớn là rất thấp, số người có trình độ lớp 12 chỉ chiếm có 38 %. Rất ít người được qua các lớp tập huấn về nông nghiệp và phát triển ngành nghề phụ do huyện và các cơ quan chức năng tổ chức (Chi cục thống kê huyện Tiên Lữ, 2014).

* Nhận xét chung

Từ những phân tích trên có thể thấy những lợi thế và hạn chế của Tiên Lữ trong phát triển là :

+ Những lợi thế:

- Nền kinh tế phát triển ổn định có sự tăng trưởng khá, có tích luỹ; sản xuất nông nghiệp ổn định; đặc biệt cây lúa cho năng suất, sản lượng cao; giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ cô:ng nghiệp đạt khá. Công cuộc đổi mới đang mở ra triển vọng thu hút vốn đầu tư trong nước, nước ngoài vào Hưng Yên, trong đó có Tiên Lữ (UBND huyện Tiên Lữ, 2013).

Có vị trí địa lý và giao thông thuận lợi cho sản xuất và giao lưu hàng hoá với thành phố Hưng Yên và các thành phố như Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương… Có nguồn lao động dồi dào, có khả năng tiếp thu khoa học và công nghệ.

+ Những mặt cần tiếp tục cải thiện:

- Thu nhập bình quân đầu người đạt 11 triệu đồng/người/năm (năm 2013) vẫn thấp hơn so với mức bình quân chung của tỉnh 14 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá còn chậm, cơ

cấu kinh tế nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng cao trong nền kinh tế, tỷ trọng ngành công nghiệp còn thấp (UBND huyện Tiên Lữ, 2013).

- Năng suất lao động của người lao động nông nghiệp chưa cao, nhất là các xã Cương Chính, xã Thuỵ Lôi.

- Cơ sở hạ tầng nông thôn chậm phát triển, đặc biệt là giao thông nội đồng, gây trở ngại lớn cho hoạt động sản xuất và đời sống của nhân dân trong huyện.

- Huyện có nguồn lao động dồi dào, nhưng trình độ còn thấp gây cản trở cho ứng dụng khoa học - kỹ thuật - công nghệ.

3.1.4. Thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Tiên Lữ

3.1.4.1. Về điều kiện tự nhiên Thuận lợi

- Là nơi tiếp giáp với thị xã Hưng Yên, đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế của huyện, nhất là khi cầu Triều Dương và cầu Yên Lệnh được đưa vào sử dụng nên việc giao lưu buôn bán giữa các vùng được thuận lợi.

- Với điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển nông nghiệp với cơ cấu đa dạng với cơ cấu cây trồng đa dạng, phong phú.

- Giáp thành phố Hưng yên – là trung tâm Kinh tế văn hóa chính trị của tỉnh, vì vậy Tiên Lữ có lợi thế về phát triển các ngành nghề công nghiệp và đặc biệt là có điều kiện phát triển dịch vụ và buôn bán.

Khó khăn

- Do huyện có một mùa đông khô hanh nên thường thiếu nước và mùa mưa thường bị bão gây ngập úng ảnh hưởng đến năng suất vụ mùa và vụ đông

- Vấn đề ô nhiễm môi trường tuy không lớn xong cũng đã ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và sức khỏe của nhân dân trong huyện.

3.1.4.2. Về điều kiện văn hóa, xã hội Thuận lợi

- Được sự quan tâ và chỉ đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy, HĐND, UBND Tỉnh, các ngành chức năng của Tỉnh, nhân dân trong huyện đã nỗ lực phấn đấu, ham học hỏi, đoàn kết. Huyện có đội ngũ cán bộ nhiệt tình, năng động có trách nhiệm

cao, biết vận dụng sáng tạo đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước trong sự phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Lực lượng lao động dồi dào, nhân dân trong huyện có truyền thống lao động cần cù, hăng hái lao động sản xuất, tích cực đầu tư tiền vốn mở rộng sản xuất kinh doanh trên các lĩnh vực.

- Giáp trung tâm y tế của tỉnh là thành phố Hưng yên, Vì vậy Tiên Lữ có điều kiện để phát triển dịch vụ và buôn bán.

Khó khăn

- Xuất phát điểm kinh tế của huyện còn thấp, cơ sở vật chất phục vụ sản xuất và đời sống tuy đã được tăng cường nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất hàng hóa dịch vụ. Chưa có khả năng thu hút được vốn đầu tư của nước ngoài. Đầu tư vào huyện hiện nay chủ yếu là các hộ cá thể và doanh nghiệp tư nhân.

- Lực lượng lao động dồi dào xong số lượng lao động thất nghiệp còn lớn, nhất là trong các thời kỳ nông nhàn.

- Cơ sở hạ tầng ở một số nơi còn thiếu cả về số lượng và yếu về chất lượng cần phải được tu sửa, nâng cấp.

- Các trung tâm buôn bán như thị trấn Vương, Ba Hàng, Phố xuôi bước đầu đã phát triển buôn bán hàng hóa đa dạng phong phú xong quy mô còn nhỏ chưa phát huy hết tác dụng nên việc mở rộng giao lưu buôn bán còn hạn chế. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp tiếp cận

-Tiếp cận có sự tham gia nhiều bên - Phương pháp tiếp cận xã hội học - Phương pháp tiếp cận hệ thống 3.2.2. Phương pháp chọn điểm khảo sát

Chọn 2 xã và 1 thị trấn: Chọn xã loại 1, xã loại 2, xã loại 3 nhưng do huyện Tiên Lữ không có xã loại 1 nên tiến hành chọn

Thị trấn Vương: Đây là địa phương đạt tiêu chí xã loại 3 và là trung tâm kinh tế - văn hóa - văn hóa của huyện

Xã Dị Chế: Đây là địa phương đạt tiêu chí xã loại 2 Xã Ngô Quyền: Đây là địa phương đạt tiêu chí xã loại 3

Dự kiến khoảng 109 phiếu điều tra Phỏng vấn sâu 20 phiếu

Thảo luận nhóm 9 nhóm 3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.3.1. Dữ liệu thứ cấp

Các số liệu thứ cấp gồm: Các thông tin về đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của địa phương, tình hình dân số, lao động, việc làm, số lượng cán bộ, công chức, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã trên địa bàn huyện, các văn bản chính sách liên quan đến cán bộ, công chức cấp xã nói riêng…, những tài liệu này được thu thập tại các cơ quan như Cục Thống kê tỉnh, Sở Nội vụ, Ban tổ chức Tỉnh ủy, Văn phòng UBND tỉnh, các Website chính thức, các tạp chí, sách báo tham khảo và các báo cáo khoa học đã được công bố... Các số liệu này được thu thập bằng cách: Tìm, sao chép, đọc, phân tích và trích dẫn.

3.2.3.2. Dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp bao gồm: Các thông tin của cán bộ được khảo sát: họ và tên, tuổi, chức vụ công tác, trình độ văn hóa, chuyên môn; đánh giá của các bên đối với năng lực của cán bộ, công chức cấp xã.

3.2.4. Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin

a. Xử lý số liệu

- Các chỉ tiêu thu thập được tập hợp lại.

- Kiểm tra theo 03 yêu cầu: Đầy đủ, chính xác, logic. - Hiệu chỉnh lại các dữ liệu.

- Mã hóa dữ liệu. b. Tổng hợp dữ liệu

- Nhập dữ liệu đã được hiệu chỉnh và mã hóa vào máy tính (thông qua phần mềm Excel).

- Phân tổ dữ liệu theo các mối quan hệ: Như phân tổ cán bộ theo chức danh, trình độ, khóa học, địa danh…

- Trình bày kết quả tổng hợp: Bảng, đồ thị, sơ đồ, hình. 3.2.5. Phương pháp phân tích thông tin

Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng các phương pháp phân tích sau:

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được dùng để thống kế số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân các chỉ tiêu thống kê sẽ được tính toán để mô tả thực trạng, đặc điểm của cán bộ, công chức cấp xã. Một số chỉ tiêu so sánh cũng được thể hiện trong quá trình làm đề tài.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp thống kê so sánh được sử dụng trong đề tài dùng để phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ, công chứccấp xã.

- Phương pháp phân tích SWOT: Sử dụng phương pháp này dùng để phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với đội ngũ cán bộ, cấp xã trong thời gian tới.

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng 3.2.6.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh số lượng

Số lượng, cơ cấu về trình độ học vấn, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học… cán bộ ở các cấp, các chuyên ngành được đào tạo toàn tỉnh.

Số lượng CBCC cấp xã: Số lượng và cơ cấu CBCC cấp xã theo độ tuổi và theo giới tính.

Số lượng CBCC cấp xã theo trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng: Số lượng và chất lượng các lớp đào tạo, bồi dưỡng đã tham dự, loại hình, thời gian.

Độ tuổi của cán bộ cấp xã. Thời gian làm việc tại xã.

Thời gian làm việc ở các chức vụ hiện tại.

Lượng thời gian cho trường lớp bồi dưỡng cán bộ. Số lượng cán bộ được bồi dưỡng.

Số lớp bồi dưỡng hàng năm.

3.2.6.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng

Kết hợp chỉ tiêu định lượng và chỉ tiêu định tính:

Trình độ chuyên môn, năng lực quản lý, độ tuổi… của CBCC; Trình độ học vấn của từng chức danh CBCC cấp cơ sở;

Trình độ chuyên môn của từng chức danh CBCC cơ sở; Trình độ lý luận chính trị của từng chức danh CBCC cơ sở;

Tín nhiệm của người dân đối với CBCC cấp xã trong vai trò, nhiệm vụ của mình đối với quản lý và phát triển kinh tế, xã hội, an ninh trật tự,...

3.2.6.3. Nhóm chỉ tiêu khác

Kĩ năng cần thiết hỗ trợ cho công việc (tổ chức và lãnh đạo, quản lý nhà nước, lập kế hoạch, làm văn bản, giao tiếp vận động quần chúng, sử dụng internet…). Đây là những “Kỹ năng mềm” phục vụ cho công việc và phát huy năng lực bản thân cho người CBCC cấp xã trong từng vai trò của mình.

Nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn nghiệp vụ và các kĩ năng… Nhằm nâng cao chất lượng CBCC trong vai trò quản lý, hiệu quả trong công tác chuyên môn.

3.2.6.4. Nhóm chỉ tiêu hoàn thành chất lượng công việc Tiêu chí 1: Khối lượng công việc hoàn thành

Mức độ 1: Không hoàn thành khối lượng công việc được giao Mức độ 2: Hoàn thành 1 phần công việc được giao

Mức độ 3: Hoàn thành khối lượng công việc được giao Mức độ 4: Hoàn thành vượt mức

Tiêu chí 2: Chất lượng công việc Mức độ 1: Chưa tốt

Mức độ 2: Bình thường Mức độ 3: Tốt

Mức độ 4: Rất tốt

Tiêu chí 3: Tinh thần trách nhiệm trong thực thi công vụ Mức độ 1: Chưa tốt

Mức độ 2: Bình thường Mức độ 3: Tốt

Mức độ 4: Rất tốt

Tiêu chí 4: Tinh thần phối hợp trong thực thi công vụ Mức độ 1: Chưa tốt

Mức độ 2: Bình thường Mức độ 3: Tốt

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. KẾT QUẢ XÂY DỰNG MỘT SỐ CHƯƠNG TRÌNH NÂNG CAO NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TIÊN NĂNG LỰC CHO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TIÊN LỮ

Trong thời gian vừa qua, đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tiên Lữ đã từng bước trưởng thành và có nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Thứ nhất, về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ CBCC cấp xã ở huyện Tiên Lữ ngày càng được hoàn thiện theo hướng đáp ứng đúng tiêu chuẩn đối với từng vị trí, chức danh và trong những năm gần đây đã có sự thay đổi theo hướng tích cực: tăng dần tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao đẳng, đại học (Năm 2010, tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ cao đẳng và đại học lần lượt là 4% và 24.6%, năm 2014 tỷ lệ này lần lượt là 5% và 38.6%) và giảm dần tỷ lệ CBCC cấp xã chưa qua đào tạo trình độ chuyên môn, nghiệp vụ (Năm 2010 có 10 CBCC cấp xã chưa qua đào tạo trình độ chuyên môn – nghiệp vụ chiếm 2.4%, năm 2014 tỷ lệ này là 0%), từ đó góp phần đáp ứng tốt các yêu cầu và nhiệm vụ được giao.

Thứ hai, về trình độ lý luận chính trị

Đội ngũ CBCC cấp xã có trình độ lý luận chính trị ngày càng được nâng cao. Trong những năm qua, tỷ lệ CBCC cấp xã đã qua đào tạo lý luận chính trị trình độ trung cấp, cao cấp và cử nhân ngày càng tăng (Năm 2010 tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ LLCT trung cấp, cao cấp, cử nhân lần lượt là 49.75%, 0%, 0%; Năm 2014 tỷ lệ này lần lượt là 69.06%, 0.44%,0.22%), đồng thời tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ sơ cấp LLCT và chưa qua đào tạo lý luận chính trị có xu hướng giảm xuống (Năm 2010 tỷ lệ CBCC cấp xã có trình độ sơ cấp, chưa qua đào tạo LLCT lần lượt là 34.83%, 15.42%, Năm 2014, các tỷ lệ này lần lượt là 21.35%, 8.93%).

Thứ ba, về đạo đức công vụ

Đứng trước các tác động tiêu cực nảy sinh hàng ngày, từ những mặt trái của cơ chế thị trường, đa số CBCC cấp xã ở huyện Tiên Lữ vẫn luôn giữ được phẩm chất đạo đức, tư cách và lối sống lành mạnh, vượt qua mọi khó khăn về

điều kiện, hoàn cảnh, tiền lương, phụ cấp... để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Theo kết quả điều tra bằng phiếu bảng hỏi, phần lớn CBCC cấp xã được đánh giá là có tinh thần, thái độ tiếp công dân tốt (lịch sự, nhiệt tình, đúng mực khi giao tiếp với nhân dân, không hách dịch, cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn khi nhân dân đến giải quyết các thủ tục hành chính), luôn chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, có tinh thần trách nhiệm và tinh thần phối hợp trong thực thi công vụ.

Thứ tư, về mức độ hoàn thành công việc và sử dụng các kỹ năng nghề nghiệp

Phần lớn CBCC cấp xã đã hoàn thành nhiệm vụ được giao đúng tiến độ, đáp ứng được yêu cầu của công việc. Theo kết quả đánh giá CBCC cấp xã ở huyện Tiên Lữ về mức độ hoàn thành công việc, năm 2015 có 60% của CBCC cấp xã hoàn thành tốt nhiệm vụ, 30% CBCC cấp xã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Hầu hết các CBCC cấp xã có các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết trong thực thi công vụ như kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng triển khai các quyết định quản lý, kỹ năng thu thập, tổng hợp, phân tích và đánh giá thông tin….

4.2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TẠI HUYỆN TIÊN LỮ XÃ TẠI HUYỆN TIÊN LỮ

4.2.1. Thực trạng chất lượng của CBCC cấp xã huyện Tiên Lữ theo số lượng và cơ cấu và cơ cấu

Tính đến thời điểm 31/10/2015, huyện Tiên Lữ có tổng số CBCC cấp xã là 307 người trong đó số lượng cán bộ là 156 người và số lượng công chức là 151 người.

Tổng số CBCC cấp xã của huyện Tiên Lữ đá đáp ứng cơ bản về số lượng và chất lượng. So với chỉ tiêu được giao thì số lượng hiện có chỉ thiếu ở số lượng công chức. Số lượng Đảngviên cũng chiếm tỷ lệ cao. Một số chức danh cán bộ như Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội LHPN, Bí thư Đoàn TNCSHCM và Chủ tịch Hội Nông dân tỷ lệ Đảng viên đạt 100%. Bên cạnh đó số lượng công chức là Đảng viên đa số chiếm tỷ lệ trên 50%.

Bảng 4.1. Số lượng, cơ cấu CBCC cấp xã huyện Tiên Lữ năm 2015 STT Chức danh Số lượng huyện giao (người) Số lượng thực có (người) Tỷ lệ là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 39)