Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của cán bộ, công chứccấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 65)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.3. Phân tích yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của cán bộ, công chứccấp xã

4.3.1. Đánh giá các nhân tố khách quan

Nước ta mới thực sự bước vào nền kinh tế thị trường khoảng 20 năm trở lại đây, cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Tiên Lữ mới chỉ bước đầu được làm quen nên chưa nắm vững được cơ chế vận hành của nền kinh tế thị trường, trừ một số mới được đào tạo, bồi dưỡng về quản lý kinh tế thị trường. Nhân tố này đã tác động lớn đến chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của huyện, nhiều cán bộ, công chức cấp xã tỏ ra lúng túng và hẫng hụt kiến thức trước những thay đổi cơng việc và vị trí cơng tác.

Sự chưa đồng bộ và chưa chặt chẽ của hệ thống pháp luật, chậm cải cách đồng bộ chính sách tiền lương để khuyến khích, thu hút,.. Tiền lương của cán bộ, cơng chức cấp xã là vấn đề có ý nghĩa lớn cả về kinh tế, chính rị, xã hội, quan hệ trực tiếp tới chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

4.3.2. Đánh giá các nhân tố chủ quan

Cơ chế bầu cử, tuyển dụng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Lữ Căn cứ vào bảng số liệu 4.16 để đánh giá tác động của cơ chế bầu cử, tuyển dụng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã:

Bảng 4.16. Tác động của cơ chế bầu cử, tuyển dụng đến chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ĐVT: % Chỉ tiêu Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Khơng đồng ý Rất khơng đồng ý Cơ chế bầu cử cán bộ cấp xã 13 15 30 25 17

Cơ chế tuyển dụng công chức cấp xã 17 22 14 34 13

Thứ nhất, cơ chế bầu cử đội ngũ cán bộ cấp xã tại huyện Tiên Lữ

Cơ chế bầu cử cán bộ chưa đạt được mức độ đồng ý cao của các cán bộ công chức cấp xã trong huyện. Số lượng phiếu lựa chọn phương án rất không đồng ý và không đồng ý ở mức độ khá cao tương ứng với tỷ lệ là 42%. Số lượng phiếu lựa chọn phương án bình thường là 30% và có 17% lựa chọn phương án khơng đồng ý, 15% lựa chọn phương án đồng ý. Kết quả này cho thấy cơ chế bầu cử cán bộ cấp xã huyện Tiên Lữ vẫn chưa hợp lý.

Do tính cục bộ địa phương cùng với sự ảnh hưởng của các dòng họ lớn trong xã nên có một thực tế là ở nhiều xã hiện nay những người có phẩm chất tốt, có trình độ cao hơn lại khơng trúng cử mà người được bầu trúng cử lại thường là những người trong các dòng họ lớn, dịng họ có uy tín. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đội ngũ cán bộ cấp xã trong huyện.

Khi thực hiện công tác bầu cử cán bộ cấp xã tại huyện Tiên Lữ thì có thể thấy chất lượng của cán bộ cấp xã phụ thuộc vào các nhân tố:

- Phụ thuộc vào mặt bằng dân trí của nhân dân ở địa phương. Vì phần lớn

là người địa phương, thơng thường nhân sự để bầu cán bộ cấp xã là những người ưu tú của địa phương, đại diện cho nhân dân địa phương.

- Phụ thuộc vào chất lượng công tác lựa chọn ứng cử viên, hiệp thương và

danh sách bầu cử của các tổ chức có trách nhiệm.

- Phụ thuộc vào sự lựa chọn sáng suốt của cử tri địa phương.

Thứ hai, cơ chế tuyển dụng công chức cấp xã tại huyện Tiên Lữ

Cơ chế tuyển dụng công chức cấp xã chưa đạt được mức độ đồng ý cao của các cán bộ công chức cấp xã trong huyện. Số lượng phiếu lựa chọn phương án hoàn toàn đồng ý là 17 phiếu tương ứng với 17%. Số lượng phiếu lựa chọn phương án đồng ý là 22 phiếu tương ứng với 22%. Tuy vậy số lượng phiếu không đồng ý và rất không đồng ý vẫn chiếm tỷ lệ cao là 47%.

Qua tìm hiểu thực tế cho thấy, chính sách tuyển dụng tại các xã của huyện Tiên Lữ đã được từng bước đổi mới, việc tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển đã được áp dụng từ năm 2005 đến nay, thông thường hai năm huyện tổ chức thi tuyển công chức cấp một lần, để kịp thời bổ sung vào các vị trí cơng chức cấp xã cịn thiếu do ln chuyển, điều động, nghỉ hưu. Tuy nhiên, trong việc thi tuyển tại huyện vẫn cịn có một số hạn chế, cụ thể như: Tất cả các thi sinh dự thi các vị trí cơng chức khác nhau nhưng đều thi các môn thi giống nhau, chất lượng của đề

thi chưa phân biệt rõ khả năng, điểm mạnh của từng thí sinh, tỷ lệ cạnh tranh các thí sinh dự tuyển thấp, thí sinh phần lớn là các con em trong xã.

Như vậy, qua việc phân tích đánh giá cơ chế bầu cử tuyển dụng của các xã đối với bầu cử tuyển dụng cán bộ, cơng chức cấp xã vẫn cịn rất nhiều hạn chế. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn tới kết quả sàng lọc cán bộ, cơng chức cấp xã. Vì vậy ảnh hưởng tới chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Cần thực hiện các giải pháp thay đổi và cải cách cơ chế bầu cử tuyển dụng các xã nhằm mục đích nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cán bộ công chức cấp xã.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Lữ

Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, cơng chức có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cán bộ, công chức cấp xã. Đào tạo bồi dưỡng là con đường duy nhất để nâng cao kiến thức trong điều kiện đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã đang bị thiếu hụt kiến thức như hiện nay.

Hiện nay, công tác đào tạo bồi dưỡng trên địa bàn huyện Tiên Lữ chưa tồn diện, cịn nhiều hạn chế, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã vẫn phụ thuộc hoàn toàn vào cấp trên.

Để đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã thông qua yếu tố đào tạo, bồi dưỡng, tác giả đánh giá dựa vào bảng 3.17 dưới đây:

Bảng 4.17. Tác động của công tác đào tạo bồi dưỡng đến chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Tiên Lữ

ĐVT: %

Chỉ tiêu

Đào tạo và bồi dưỡng Hồn tồn đồng ý Đồng ý Bình thường Không đồng ý Rất không đồng ý

Đối tượng bồi dưỡng, đào tạo 13 23 2 36 26

Nội dung, chương trình bồi dưỡng,

đào tạo 6 9 4 48 33

Phương pháp giảng dạy 5 7 3 51 34

Thời gian 7 10 5 46 32

Kinh phí hỗ trợ học viên 4 6 2 54 34

Theo số liệu bảng cho thấy về đối tượng bồi dưỡng, đào tạo có 36 phiếu khơng đồng ý (chiếm tỷ lệ 36%) và 26 phiếu rất không đồng ý (chiếm tỷ lệ 26%). Kết quả này cho thấy đối tượng đào tạo bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã tại huyện chưa hợp lý.

Về nội dung chương trình đào tạo, bồi dưỡng thì có 81 phiếu thể hiện không đồng ý và rất không đồng ý (chiếm tỷ lệ 81%). Qua tìm hiểu đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cho rằng nội dung đào tạo bồi dưỡng là chưa phù hợp, chưa thật sự bổ ích, nội dung chủ yếu là lý luận, ít tính thực tiễn và ứng dụng, giảng viên chưa đưa ra các kỹ năng, thao tác xử lý tình huống cơng việc hàng ngày ở cơ sở. Nội dung đào tạo vẫn chung chung và được thiết kế từ cấp trên, không sát với yêu cầu từ thực tiễn, không gắn với nhu cầu người học.

Về phương pháp giảng dạy: Có tới 85% số phiếu không đồng ý và rất khơng đồng ý. Đó là những ý kiến cho rằng phương pháp giảng dạy chay, chưa thành thạo trong việc ứng dụng công nghệ vào quá trình giảng dạy, chưa lấy người học làm trung tâm, không gây hứng thú cho người học, dẫn đến tình trạng người học chán nản, nghỉ học nhiều hoặc đến dự cốt để điểm danh.

Về thời gian, về kinh phí hỗ trợ: Số phiếu đánh giá khơng đồng ý và rất không đồng ý cũng đều ở mức cao 78/100 phiếu và 88/100 phiếu. Qua tìm hiểu cán bộ, cơng chức cấp xã cho rằng thời gian đào tạo, bồi dưỡng như hiện nay là không phù hợp, thời gian tổ chức bồi dưỡng kéo dài, kinh phí bồi dưỡng chi cho học viên là quá thấp (mỗi ngày học viên được 50.000đ) số tiền như vậy quả thực là eo hẹp.

Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã tại huyện còn thấp là do nhiều yếu tố tạo nên, trong đó có yếu tố đào tạo, bồi dưỡng.

Chế độ chính sách đối với đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã huyện Tiên Lữ Thứ nhất, về các khoản thưởng và cơ chế xét thưởng hàng năm.

Số phiếu lựa chọn phương án hoàn toàn đồng ý là 24 phiếu tương ứng với tỷ lệ là 24%, có 13 phiếu lựa chọn phương án đồng ý và 33 phiếu lựa chọn phương án bình thường. Có tới 30 phiếu lựa chọn phương án không đồng ý và rất không đồng ý. Kết quả này cho thấy số hài lòng về các khoản thưởng và cơ chế xét thưởng hàng năm của đội ngũ cán bộ cấp xã vẫn chưa được đánh giá cao và chưa đạt được sự hài lòng cao của đội ngũ cán bộ cơng chức cấp xã. Qua tìm hiểu thực tế thì các khoản thưởng và cơ chế xét thưởng hàng năm của các xã vẫn cịn chưa đảm bảo được tính cơng bằng và minh bạch. Vì vậy, cần phải có sự

cơng bằng hơn và mình bạch hơn trong cơ chế xét thưởng để nâng cao sự hài lịng của các cán bộ, cơng chức cấp xã trong công việc.

Bảng 4.18. Tác động của yếu tố chế độ chính sách đến chất lượng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Lữ

ĐVT: % Chỉ tiêu Lương thưởng và phụ cấp Hồn tồn đồng ý Đồng ý Bình thường Khơng đồng ý Rất không đồng ý Các khoản thưởng và cơ chế xét

thưởng hàng năm 24 13 33 11 19

Mức lương hàng tháng so với đóng

góp của bản thân 23 21 10 34 12

Hỗ trợ của cấp xã về hồn cảnh khó

khăn của cán bộ, công chức cấp xã 35 21 39 5 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2015)

Thứ hai, mức lương hàng tháng so với đóng góp của bản thân

Hiện nay, quy định thang bảng lương của cán bộ, công chức cấp xã có trình độ chun mơn từ trung cấp trở nên đều được áp dụng như công chức cấp huyện, tỉnh. Song, do mới được áp dụng từ nên hệ số lương của đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã vẫn cịn rất thấp.

Chính vì vậy, nên chỉ tiêu này vẫn chưa đạt được sự hài lòng cao của đội ngũ cán bộ công chức cấp xã. Số người được phỏng vấn lựa chọn phương án hoàn toàn đồng ý và đồng ý chiếm tỷ lệ chưa cao 44%. Trong khi đó số phiếu lựa chọn phương án không đồng ý và rất không đồng ý chiếm tỷ lệ rất cao tới 46%. Qua phỏng vấn trực tiếp thì một số cán bộ cho thấy, mức lương hàng tháng của họ vẫn còn thấp chưa đảm bảo được ổn định cuộc sống của họ nên sự hài lòng về yếu tố này còn chưa cao.

Thứ ba, hỗ trợ của cấp xã về hồn cảnh khó khăn của cán bộ cơng chức cấp xã.

Với tinh thần đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau nên đội ngũ cán bộ công chức cấp xã cũng quan tâm tới việc giúp đỡ và hỗ trợ những cán bộ cơng chức có hồn cảnh đặc biệt khó khăn để tạo điều kiện cho các cán bộ, công chức yên tâm hơn trong công việc.

công chức đạt tỷ lệ khá cao. Chỉ có 5 phiếu lựa chọn phương án là khơng đồng ý khơng có phiếu nào lựa chọn phương án rất không đồng ý. Số phiếu lựa chọn phương án hoàn toàn đồng ý là 35 phiếu chiếm tỷ lệ 35%, số phiếu lựa chọn phương án đồng ý là 21 phiếu chiếm tỷ lệ là 21%. Có 39 phiếu lựa chọn phương án bình thường. Kết quả này cho thấy sự quan tâm hỗ trợ nhiệt tình của các xã đến đội ngũ cán bộ công chức cấp xã, đây là điểm rất đáng làm và phát huy ở các xã.

Công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Lữ

Trong quá trình điều tra đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã huyện Tiên Lữ thì 100% cán bộ, cơng chức cấp xã đều cho rằng công tác đánh giá ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, cơng chức cấp xã.

Về thực hiện quy trình đánh giá cán bộ, cơng chức cấp xã tại huyện Tiên Lữ hiện nay được thực hiện theo các bước: Trước tiên cán bộ, công chức cấp xã tự viết bản kiểm điểm, sau đó cấp xã tổ chức họp kiểm điểm, nhận xét, tham gia góp ý đối với từng cán bộ, công chức cấp xã, cùng với việc lấy ý kiến nhận xét của lãnh đạo phịng chun mơn cấp huyện. Sau đó lãnh đạo cấp xã tổng hợp có nhận xét đánh giá, xếp loại vào bản kiểm điểm.

Bảng 4.19. Tác động của yếu tố công tác đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Lữ ĐVT: % Chỉ tiêu Hoàn toàn đồng ý Đồng ý Bình thường Khơng đồng ý Rất khơng đồng ý 1. Quy trình đánh giá 15 27 24 15 19

2. Tiêu chuẩn, nội dung đánh giá 8 13 21 32 26

3. Thời gian đánh giá 1 năm 1 lần 13 18 25 29 15

Tuy nhiên, theo bảng số liệu 4.19, thì có 15 phiếu (chiếm tỷ lệ 15%) số phiếu khơng đồng ý và có 19 phiếu (chiếm tỷ lệ 19%) số phiếu rất không đồng ý. Kết quả đánh giá trên cho thấy quy trình đánh giá cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Lữ hiện nay còn một số điểm chưa phù hợp.

Về tiêu chuẩn, nội dung đánh giá cán bộ, cơng chức cấp xã có 21 phiếu (tỷ lệ 21%) hoàn toàn đồng ý và đồng ý; số phiếu không đồng ý và rất không đồng ý rất cao là 58 phiếu (chiếm tỷ lệ 58%). Kết quả này cho thấy tiêu chuẩn,

nội dung đánh giá hiên nay đang áp dụng tại huyện Tiên Lữ đa số cán bộ, công chức cho rằng chưa phù hợp, chưa phản ánh đúng mặt mạnh, mặt hạn chế, chưa cụ thể vẫn còn chung chung.

Về thời gian 1 năm đánh giá 1 lần: Có 44 phiếu (chiếm tỷ lệ 44%) khơng đồng ý và rất không đồng ý, số phiếu đồng ý và rất đồng ý 31 phiếu (chiếm tỷ lệ 31%). Qua tìm hiểu đa số cán bộ, cơng chức cấp xã cho rằng, để đánh giá hiệu quả, chính xác, thì nên 6 tháng tổ chức đánh giá 1 lần. Qua việc đánh giá sẽ chỉ ra được những mặt mạnh cần phát huy và những mặt hạn chế cần khắc phục đối với cán bộ, công chức cấp xã.

4.3.3. Nhận xét đánh giá chung về chất lượng đội ngũ cán bộ công chức cấp xã huyện Tiên Lữ xã huyện Tiên Lữ

Ưu điểm

Đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã huyện Tiên Lữ có nhiều người được giáo dục và rèn luyện qua thực tiễn đấu tranh cách mạng giải phóng Tổ quốc, bảo vệ và xây dựng đất nước. Trải qua nhiều hồn cảnh khó khăn, gian khổ, đại bộ phận cán bộ, công chức cấp xã đã phát huy được truyền thống vẻ vang của dân tộc thể hiện ở bản lĩnh chính trị vững vàng, có ý thức độc lập tự chủ, kiên định mục tiêu lý tưởng XHCN, luôn trung thành với Đảng, với nhân dân, cống hiến trí tuệ, tài năng cho đất nước, quan hệ chặt chẽ với nhân dân, được nhân dân tin tưởng và ủng hộ, có tinh thần phục vụ nhân dân vô

điều kiện. Đây là một trong những ưu điểm rất quan trọng của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã huyện Tiên Lữ. Bởi Nhà nước ta là Nhà nước "của dân, do dân, vì dân". Do vậy, cán bộ, công chức là "công bộc của dân". Trong điều kiện chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, nhiều cán bộ, công chức cấp xã của huyện đã từng bước thích ứng được những địi hỏi của q trình hội nhập khu vực và thế giới.

Hầu hết các cán bộ công chức cấp xã trên địa bàn huyện Tiên Lữ đều là những người có phẩm chất đạo đức và lối sống tốt. Có ý thức kỷ luật tốt, cơng tác tốt. Đặc biệt là các cán bộ khối Đảng và khối nhà nước được sự đánh giá rất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện tiên lữ, tỉnh hưng yên (Trang 65)