Bài học kinh nghiệm rút ra cho KBNN Bắc Ninh trong nâng cao chất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của hệ thống kho bạc nhà nước bắc ninh (Trang 28)

-Thứ nhất, về công tác tuyển dụng, ngoài các quy định chung của Chính phủ, Bộ Tài chính thì việc tuyển dụng công chức đối với KBNN Bắc Ninh cần phải đảm bảo kịp thời về quy mô, đồng thời phải có tiêu chí phân loại để nâng cao chất lượng công chức theo địa bàn (Thành phố, huyện) nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn cũng như định hướng phát triển lâu dàị

-Thứ hai, về công tác đào tạo, bồi dưỡng: Cần phải xây dựng kế hoạch đào tạo, đào tạo lại hợp lý và thường xuyên đối với đội ngũ công chức KBNN Bắc Ninh; nội dung đào tạo phong phú, ngoài việc nâng cao trình độ chuyên môn thì đào tạo về các kỹ năng mềm cũng hết sức quan trọng.

-Thứ ba, về chế độ đãi ngộ và môi trường công tác cũng là khâu hết sức cần thực tiễn và có vai trò quan trọng. Công chức có năng lực cần phải được đánh giá khách quan, công tâm và xem xét đề bạt vào các vị trí quản lý phù hợp với năng lực, sở trường.

Chế độ tiền lương, thưởng cũng cần phải được chi trả theo đúng kết quả công việc, tránh tình trạng cào bằng, ngoài ra cần động viên qua việc khen thưởng, tăng quyền hạn và trách nhiệm và quan tâm đến những nhu cầu văn hóa, tinh thần của công chức.

-Thứ tư, luân chuyển và chuyển đổi vị trí công việc định kỳ, thường xuyên là cần thiết để có một đội ngũ công chức KBNN Bắc Ninh có chất lượng, phát triển. Duy trì chặt chẽ chế độ quản lý, giám sát, thưởng phạt nghiêm minh đối với công chức. Kiểm tra, đánh giá công chức hàng năm một cách nghiêm túc, khách quan, theo tiêu chuẩn cụ thể nhằm phát hiện nhân tài để đề bạt, trọng dụng. Cho thuyên chuyển, thôi chức đối với những người không đủ tiêu chuẩn hoặc sai phạm. Mặt khác, giúp cho công chức tự nhìn nhận lại mình, phát huy những điểm mạnh, sửa chữa hạn chế, khuyết điểm.

-Thứ năm, đẩy mạnh phân cấp đi đôi với tăng cường năng lực và trao các quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện hơn cho KBNN cấp huyện cơ sở; phân cấp phải căn cứ vào khả năng, điều kiện thực hiện của cơ sở; kiểm soát việc thực hiện của cấp dưới bằng nhiều công cụ, trong đó, công cụ pháp luật là chủ yếụ

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Bắc Ninh

Bắc Ninh là một tỉnh thuộc vùng đồng bằng Sông Hồng, nằm trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Ninh- Hải Phòng- Quảng Ninh và là cửa ngõ phía Đông Bắc của thủ đô Bắc Ninh. Tỉnh có địa giới hành chính tiếp giáp với các tỉnh: Bắc Giang ở phía Bắc, Hải Dương ở phía Đông Nam, Hưng Yên ở phía Nam và thủ đô Bắc Ninh ở phía Tâỵ Theo số liệu thống kê năm 2015 tỉnh Bắc Ninh có diện tích tự nhiên 823km2 với tổng dân số 1.114.000 ngườị

Vùng đất trù phú nơi đây khi xưa vốn là “xứ Kinh Bắc”, nổi tiếng với nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian phong phú diễn ra hàng năm. Vào năm 1822, xứ Kinh Bắc được Nhà Nguyễn đổi tên thành tỉnh Bắc Ninh. Đến tháng 10.1962, theo Nghị quyết của Quốc hội Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tỉnh Bắc Ninh sáp nhập với tỉnh Bắc Giang thành tỉnh Hà Bắc. Từ đó “Bắc Ninh” chỉ còn là tên của một đơn vị hành chính trong tỉnh Hà Bắc và có tên gọi là Thị xã Bắc Ninh. Sau đó, đến ngày 6.11.1996, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa 9 kỳ họp thứ 10 đã ra Nghị quyết tái lập tỉnh Bắc Ninh.

Nhìn từ vệ tinh, tỉnh Bắc Ninh nằm ở phía Bắc của đồng bằng châu thổ Sông Hồng, địa hình tương đối bằng phẳng, được ngăn cách với vùng trung du và miền núi phía Bắc bởi hệ thống sông Cầụ Ngoài ra, Bắc Ninh còn có hai hệ thống sông lớn là sông Thái Bình và sông Đuống. Hệ thống sông ngòi đã tạo nên một mạng lưới vận tải đường thủy quan trọng, kết nối các địa phương trong tỉnh và nối liền tỉnh Bắc Ninh với các tỉnh khác trong vùng đồng bằng sông Hồng. Ngoài ra, chúng còn tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động nông nghiệp và sinh hoạt của dân cư trong tỉnh.

Bắc Ninh ở vị tri thuận lợi về giao thông đường bộ và đường không. Các tuyến đường huyết mạch: Quốc lộ 1A, 1B, quốc lộ 18, quốc lộ 38, đường sắt Bắc Ninh- Lạng Sơn, Bắc Ninh- Quảng Ninh nối liền Bắc Ninh với các trung tâm kinh tế, văn hóa và thương mại của khu vực phía Bắc Việt Nam, với cảng hàng không quốc tế Nội Bài và liên thông với hệ thống các trục đường quốc lộ đến với mọi miền trong cả nước.

Bắc Ninh không giàu về tài nguyên khoáng sản và cũng ít tài nguyên rừng, nhưng vô cùng phong phú về tài nguyên nhân văn. Đây là một trong những

miền quê “địa linh nhân kiệt”, một trong những nơi hội tụ nhiều nhất các di tích lịch sử, văn hóạ Tiêu biểu là chùa, đền, đình, miếu, các loại hình nghệ thuật dân gian gắn liền với các lễ hội, các làng nghề truyền thống. Đặc biệt, các làn điệu dân ca quan họ không những đã trở thành di sản văn hóa của cả nước mà còn vượt qua mọi không gian, thời gian đến với bạn bè quốc tế.

Nhờ vị trí địa lý thuận lợi cùng với các cơ chế và giải pháp phát triển kinh tế hợp lý, Bắc Ninh đã và đang khai thác các tiềm năng hiện có của tỉnh để trở thành một trung tâm kinh tế- văn hóa phụ trợ, một thành phố vệ tinh quan trọng cho Bắc Ninh và là một điểm nhấn trong tam giác kinh tế trọng điểm Bắc Ninh- Hải Phòng-Quảng Ninh. Nơi đây vừa là thị trường tiêu thụ, vừa là khu vực cung cấp nguồn công chức, sản phẩm nông sản, vật liệu xây dựng, hàng thủ công mỹ nghệ… cho các tỉnh thành trong vùng đồng bằng Sông Hồng và các vùng lân cận. Cùng với việc khai thác lợi thế của các làng nghề thủ công truyền thống, Bắc Ninh đang có nhiều chính sách thu hút đầu tư, mở rộng về quy mô sản xuất, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm tạo thành các khu công nghiệp tập trung, cụm công nghiệp vừa và nhỏ, cụm công nghiệp làng nghề nhằm cung cấp các sản phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tại chỗ, trong nước và xuất khẩụ Song song với việc phát triển công nghiệp, Bắc Ninh đang tập trung khai thác hiệu quả diện tích đất nông nghiệp- nguồn tài nguyên đất chiếm hơn 60% tổng diện tích tự nhiên- bằng việc hình thành và phát triển các vùng cây, con có giá trị thương mại theo hướng chuyên canh. Tỉnh đang từng bước đưa chăn nuôi trở thành một ngành chính tạo nguồn nguyên liệu cho phát triển công nghiệp chế biến nông sản, góp phần làm thay đổi diện mạo nông thôn theo hướng hiện đại hóạ

Với mục tiêu phát triển toàn diện, Bắc Ninh luôn chú trọng vào việc phát triển con người và các vấn đề xã hội, nâng cao trình độ dân trí và mức sống của nhân dân. Phát huy truyền thống cần cù, khéo léo, năng động sáng tạo của người dân Kinh Bắc, nâng cao năng lực quản lý, kỹ năng lao động, kỹ năng giao tiếp cho lực lượng lao động đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.

Tuy là tỉnh có diện tích nhỏ nhất đồng bằng Sông Hồng và cũng là tỉnh nhỏ nhất nước, với dân số cũng chỉ hơn một triệu người, nhưng Bắc Ninh có tốc độ tăng GDP năm 2015 là 15,7%.

Nhờ phát huy những lợi thế về vị trí địa lý của tỉnh và những truyền thống nhân văn tốt đẹp, kết hợp với việc chủ động tìm tòi và khai thác những cơ hội phát triển trong thời đại mới, Bắc Ninh đang từng bước khẳng định vị thế của

mình trong khu vực đồng bằng Sông Hồng nói riêng và cả nước nói chung. Bắc Ninh còn tiến nhanh và vững chắc hơn nữa trong bước đường hội nhập, xây dựng một xã hội văn minh hiện đạị

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của Kho bạc Nhà nước

Ngày 29/5/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đó ký Sắc lệnh số 75/SL thành lập Nha Ngân Khố trực thuộc Bộ Tài chính. Đây là mốc lịch sử quan trọng đầu tiên về sự thành lập của KBNN Việt Nam. Nha Ngân Khố có nhiệm vụ chủ yếu là tập trung các khoản thu về thuế, đảm vụ quốc phòng, tiền thu công phiếu kháng chiến, quản lý và giám sát các khoản cấp Ngân sách, làm thủ tục quyết toán với cơ quan tài chính, tổ chức phát hành giấy bạc Việt Nam trên toàn quốc, đấu tranh trên mặt trận tiền tệ, thu hẹp, loại bỏ ảnh hưởng của đồng Đông Dương và các loại tiền khác của địch và tích cực đấu tranh để thực hiện các nguyên tắc cơ bản về thể lệ thu, chi và kế toán đại cương nhằm tăng cường công tác quản lí tài chính..

Năm 1951, cùng với sự ra đời của Ngân hàng Quốc gia Việt Nam, KBNN cũng được thành lập. Theo đó, KBNN là đơn vị trực thuộc Ngân hàng Quốc gia Việt Nam và thuộc quyền quản trị của Bộ Tài chính. Nhiệm vụ chủ yếu của KBNN là quản lý thu chi quỹ NSNN.

Đến năm 1990, Quản lí và điều hành quỹ NSNN trở thành một nhiệm vụ cực kì quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế đất nước.

Sau thời gian dài nghiên cứu, tổ chức thí điểm và điều chỉnh, KBNN đó được hoàn thiện về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức.

Ngày 1-4-1990, ngày hệ thống KBNN được tổ chức khá hoàn chỉnh về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và chính thức đi vào hoạt động trên phạm vi cả nước.

Theo đó, KBNN là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính, có nhiệm vụ giúp Bộ Trưởng Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lí nhà nước về quĩ NSNN, quĩ dự trữ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước được giao theo qui định của pháp luật, thực hiện huy động vốn cho NSNN và cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành công trái, trái phiếu theo qui định của pháp luật.

Ngày 01/01/1997, KBNN Bắc Ninh chính thức được thành lập và đi vào hoạt động theo quyết định Số 07/HĐBT. KBNN Bắc Ninh là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3.1.3. Cơ cấu tổ chức của KBNN Bắc Ninh

Sơ đồ 3.1 Tổ chức bộ máy của KBNN Bắc Ninh

Nguồn: KBNN Bắc Ninh KBNN THÀNH PHỐ BẮC NINH KBNN TỪ SƠN KBNN YÊN PHONG KBNN TIÊN DU KBNN QUẾ VÕ KBNN THUẬN THÀNH KBNN GIA BÌNH KBNN LƯƠNG TÀI PHÒNG KẾ TOÁN NHÀ NƯỚC PHÒNG TỔNG HỢP PHÒNG THANH TRA PHÒNG KIỂM SOÁT CHI NSNN PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG TIN HỌC PHÒNG HÀNH CHÍNH QUẢN TRỊ PHÒNG KHO QUỸ PHÒNG TÀI VỤ BAN GIÁM ĐỐC KBNN BẮC NINH

KBNN Bắc Ninh được tổ chức gồm một KBNN tỉnh, và các KBNN huyện. Tại KBNN tỉnh có cơ cấu tổ chức gồm: 01 giám đốc, 02 phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ sau: Phòng Tổng hợp, Phòng Kế toán nhà nước, Phòng Kiểm soát chi NSNN, Phòng Tin học, Phòng Kho quỹ, Phòng Thanh tra, Phòng Tổ chức Phòng Tài vụ, Phòng Hành chính - Quản trị.

3.1.4. Chức năng, nhiệm vụ của KBNN Bắc Ninh

KBNN Bắc Ninh là tổ chức trực thuộc KBNN, có chức năng thực hiện nhiệm vụ KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật. KBNN Bắc Ninh có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các ngân hàng thương mại trên địa bàn để thực hiện giao dịch, thanh toán theo quy định của pháp luật.

KBNN Bắc Ninh thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra các KBNN huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là KBNN cấp huyện) thực hiện các hoạt động nghiệp vụ theo chế độ quy định và hướng dẫn của KBNN.

- Tập trung các khoản thu NSNN trên địa bàn, hạch toán, kế toán các khoản thu cho các cấp ngân sách.

- Thực hiện chi NSNN, kiểm soát thanh toán, chi trả các khoản chi NSNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức huy động vốn theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính và hướng dẫn của KBNN.

- Quản lý, điều hoà tồn ngân quỹ KBNN theo hướng dẫn của KBNN; thực hiện tạm ứng tồn ngân KBNN cho ngân sách địa phương theo quy định của Bộ Tài chính.

- Quản lý quỹ ngân sách tỉnh, quỹ dự trữ tài chính và các quỹ khác được giao quản lý; quản lý các khoản tạm thu, tạm giữ, tịch thu, ký cược, ký quỹ, thế chấp theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

- Quản lý các tài sản Quốc gia quý hiếm theo quyết định của cấp có thẩm quyền; quản lý tiền, tài sản, các loại chứng chỉ có giá của nhà nước và của các đơn vị, cá nhân gửi tại KBNN cấp tỉnh. Hướng dẫn, tổ chức thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn kho, quỹ tại KBNN cấp tỉnh và KBNN cấp huyện trực thuộc.

- Mở tài khoản, kiểm soát tài khoản tiền gửi và thực hiện thanh toán bằng tiền mặt, bằng chuyển khoản đối với các cơ quan, đơn vị, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN cấp tỉnh. Tổ chức thanh toán, đối chiếu, quyết toán liên kho bạc tại địa bàn tỉnh.

- Thực hiện công tác hạch toán kế toán về thu, chi NSNN, các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện công tác thống kê, thông tin, báo cáo về thu, chi NSNN và các quỹ tài chính do KBNN cấp tỉnh quản lý, các khoản vay nợ, trả nợ của Chính phủ và chính quyền địa phương theo quy định. Xác nhận số liệu thu, chi NSNN qua KBNN cấp tỉnh. Quyết toán các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại KBNN cấp tỉnh và trên toàn địa bàn.

- Thực hiện nhiệm vụ tổng kế toán nhà nước theo kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Tổ chức quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin tại KBNN cấp tỉnh và các KBNN cấp huyện trực thuộc.

- Thanh tra, kiểm tra, kiểm toán hoạt động KBNN trên địa bàn; thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết đơn th ư khiếu nại, tố cáo theo quy định; xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật đối với hành vi vi phạm pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước của KBNN.

- Quản lý bộ máy, biên chế, công chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách ngộ, thi đua khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, bồi dưỡng công chức, công chức thuộc phạm vi quản lý của KBNN cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý công chức của Bộ Tài chính.

- Quản lý và thực hiện công tác hành chính, quản trị, tài vụ, xây dựng cơ bản nội bộ theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức và quản lý các điểm giao dịch thuộc KBNN cấp tỉnh.

- Tổ chức thực hiện chương trình hiện đại hoá hoạt động KBNN; cải cách hành chính theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân có quan hệ giao dịch với KBNN.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật thuộc phạm vi quản lý của KBNN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng Giám đốc KBNN giaọ - KBNN Bắc Ninh có quyền:

+ Trích tài khoản tiền gửi của tổ chức, cá nhân để nộp NSNN hoặc áp dụng các biện pháp hành chính khác để thu cho NSNN theo quy định của pháp luật.

+ Được từ chối thanh toán, chi trả các khoản chi không đúng, không đủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của hệ thống kho bạc nhà nước bắc ninh (Trang 28)