Đào tạo,bồi dưỡng côngchức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của hệ thống kho bạc nhà nước bắc ninh (Trang 61 - 65)

Nhận thức được vai trò quan trọng của nguồn lực con người trong hoạt động ngành kho bạc, đặc biệt trong điều kiện hội nhập, tự do cạnh tranh, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin, KBNN Bắc Ninh tiến hành đào tạo và đào tạo lại đội ngũ công chức của mình để có thể đáp ứng được các yêu cầu về trình độ trong hoàn cảnh mớị

- Trình tự thực hiện công tác đào tạo KBNN Bắc Ninh

Xác định nhu cầu đào tạo

Nhu cầu đào tạo được lập theo hướng dẫn của KBNN, KBNN Bắc Ninh dựa vào nhu cầu đào tạo của các đơn vị trực thuộc gửi lên để xây dựng kế hoạch đào tạo các ngành nghề, cấp, trình độ và loại hình đào tạo, dự toán kinh phí…

Lựa chọn đối tượng đào tạo

Việc lựa chọn người đi đào tạo xuất phát từ quy hoạch đào tạo của kho bạc, đối tượng cử đi đào tạo là các công chức các Phòng ban. Khi lựa chọn công chức đi đào tạo thì KBNN Bắc Ninh dựa vào các căn cứ: những quy định, chính sách và hướng dẫn của Nhà nước, Ngân hàng về đào tạo, căn cứ thực tế công việc; nhu cầu; nguyện vọng và động lực của công chức.

Thực hiện quá trình đàotạo

Quá trình đào tạo cho công chức của KBNN Bắc Ninhsẽ được thực hiện tại 2 nơi:

+ Đào tạo tại các trường.

KBNN Bắc Ninh lập kế hoạch đào tạo chi tiết về: trình độ, ngành nghề, loại hình đào tạo, kinh phí đào tạo trình KBNN Việt Nam duyệt.

Căn cứ vào thông báo của các trường đào tạo, KBNN Bắc Ninh ra quyết định cử người đi đào tạo, sau khi đó đối chiếu, sắp xếp công chức hợp lý.

Tuy nhiên, chỉ những ngành nghề hoặc hình thức đào tạo nào không được tổ chức ở các trường của ngành thì KBNN Bắc Ninh mới cử người đi đào tạo ở các trường bên ngoàị

+ Đào tạo tại KBNN Bắc Ninh: đây là hình thức bồi dưỡng, tập huấn ngắn ngày do KBNN Bắc Ninh tổ chức. KBNN Bắc Ninh tiến hành mời các chuyên gia các lĩnh vực cần tập huấn về giảng dạy để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ mới về các dịch vụ của kho bạc, tin học, các lóp định hướng về khách hàng, hoặc do công chức của KBNN Bắc Ninh đảm nhận đối với các lớp bồi dưỡng nhập ngành. Việc đào tạo ngay tại KBNN Bắc Ninh có thuận lợi là tiến hành được nhanh chóng, số lượng người được đào tạo nhiều, tiết kiệm được thời gian và kinh phí đào tạọ

Thực tế cho thấy công tác đào tạo tại chỗ tại KBNN Bắc Ninh đã mang lại nhiều lợi ích thiết thực, chất lượng đào tạo cao do nhân viên được thực hành ngay sau khi học lý thuyết, nội dung đào tạo sát và phù hợp lại tiết kiệm được chi phí. Hàng năm KBNN Bắc Ninh tổ chức thêm được 4 đến 6 lớp tập huấn tại chỗ, đối tượng chủ yếu là công chức làm tại các phong như kiểm soát chi, các nhân viên kế toán, Phòng hành chính,… Sau khi được đào tạo, lực lượng này đó phát huy được kiến thức và làm việc khá hiệu quả.

Bảng 4.15. Tình hình thực hiện công tác đào tạo năm 2014-2015

TT Chương tình đào tạo Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2015/2014

Mức %

1 Dài hạn 3 5 +2 +66,67

2 Ngắn hạn 12 18 +6 +50

Tổng cộng 15 23 +8 +53,33

Từ bảng trên ta nhận thấy rằng, KBNN Bắc Ninh rất chú trọng tới chương trình đào tạọ Năm 2015 tăng thêm 2 chương trình đào tạo dài hạn và6 chương trình đạo tạo ngắn hạn so với năm 2014. Có được kết quả trên là do Ban giám đốc đó rất quan tâm tới sự phát triển nội lực của kho bạc, nhận thức chức năng và nhiệm vụ của ngành. Có thể khẳng định rằng đào tạo và phát triển công chức là yếu tố quan tâm hàng đầu của ban giám đốc.

- Về số lượng và trình độ

Xuất phát từ định hướng của ngành mà KBNN Bắc Ninh xác định mục tiêu đào tạo hàng năm rõ ràng, được Ban lãnh đạo phê duyệt và là căn cứ để tổ chức thực hiện. Số lượt công chức được đào tạo và trình độ công chức qua các năm đều tăng lên. Cụ thể:

Bảng 4.16. Số lượt công chức được đào tạo hàng năm tại KBNN Bắc Ninh TT Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh 2014/2013 So sánh 2015/2014 Mức % Mức % 1 Số lớp 10 18 25 8 +80 7 +38,89 2 Số lượt 80 150 215 70 +87,5 65 +43,33 Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ KBNN Bắc Ninh (2015)

Về số lượt công chức được đào tạo hàng năm, qua bảng số liệu ta nhận thấy rằng mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa số lớp đào tạo trong năm với số lượt người tham gia tăng qua các năm. Số lượt người tham dự các lớp học đông, với các lớp ngắn hạn về chuyên môn nghiệp vụ, ứng dụng tin học, các lớp kỹ năng mềm như thuyết trình, quản lý, làm việc theo nhóm… được đông đảo công chức hưởng ứng.

Bảng 4.17. Kết quả đào tạo công chức KBNN Bắc Ninh

ĐVT: Người

Chỉ tiêu đánh giá Trước đào tạo Sau đào tạo

So sánh Sau đào tạo /trước đào tạo

Số lượng % Số lượng % Mức %

1.Quan hệ với khách hàng tốt 85 84,16 95 94,06 +10 +11,76 2.Trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt 75 74,26 92 91,09 +17 +22,67 3.Phối hợp công việc tốt 70 69,31 90 89,11 +20 +28,57

Từ bảng trên, ta thấy số lượng công chức sau khi đào tạo có sự tiến bộ rõ rệt. Cụ thể, sau khi đào tạo số lượng công chức có quan hệ với khách hàng tốt tăng 11,76%, trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt tăng 22,67%, phối hợp công việc tốt tăng 28,57% so với trước khi đào tạọ

- Về tổ chức hoạt động đào tạo

Ban lãnh đạo KBNN Bắc Ninh đánh giá công tác xây dựng kế hoạch đào tạo rất quan trọng.

+ Những mặt đạt được

Công tác đào tạo và phát triển công chức của KBNN Bắc Ninhluôn được chú trọng phát triển, ban lãnh đạo luôn khuyến khích vào tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công chức tham gia các khóa đào tạo ngắn hạn cũng như dài hạn, nhằm cập nhật bổ sung, nâng cao trình độ phục vụ yêu cầu của công việc. Các hình thức đào tạo phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện tổ chức cán bộ của KBNN Bắc Ninh.

Số lượt công chức được cử đi đào tạo ngắn hạn năm sau luôn cao hơn năm trước vì vậy đảm bảo cho công chức được đi học khóa đào tạo liên quan đến công việc mình đang đảm nhiệm.

KBNN Bắc Ninh cũng thực hiện đảm bảo tốt các quyền lợi củacông chức được cử đi đào tạo như đài thọ kinh phí đào tạo, khen thưởng theo thành tích học tập… Điều này đó tạo điều kiện cho công chức yên tâm học tập, thực hành tốt nội dung, chương trình đào tạo của mình.

Đội ngũ công chức sau khi được cử đi đào tạo nhìn chung đó thực hiệntốt hơn so với trước khi chưa được đào tạo, thể hiện ở chỗ luôn luôn hoàn thành kế hoạch được giaọ Đặc biệt, nhận thức về mặt chuyên môn tăng lên rõ rệt sau khi được đi đào tạo, bồi dưỡng các lớp tập huấn.

+ Những vấn đề tồn tại

Thứ nhất, chưa thực tập lập kế hoạch đào tạo khả thi do mục tiêu, định hướng phát triển của KBNN Bắc Ninhchưa được xây dựng cụ thể. Hơn nữa, trên thực tế do không có bản mô tả từng chức danh công việc cho từng cỏ nhân dẫn đến Kho bạc Bắc Ninh khó cử được công chức đi học có trình độ và

nhu cầu tương ứng với các khóa học đặc biệt là đào tạo dài hạn. Điều này cóthể dẫn tới việc lựa chọn sai người để cử đi đào tạo, gây nên lãng phí trong công tác đào tạọ

Thứ hai, do công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc còn nhiều thiếu sút nên việc đánh giá hiệu quả công việc đào tạo thực sự khó khăn.

Thứ ba, việc bố trí công chức sau đào tạo vẫn chưa được chú trọng đúng mức. Hiện nay KBNN Bắc Ninhvẫn còn tình trạng công chức sau khi đào tạo về, bằng cấp được nâng cao, nhưng vẫn làm công việc cũ, không được phát huy những cái mới được đào tạo, vì vậy sẽ là lãng phí.

Thứ tư, kinh phí đào tạo hạn hẹp gây ra khó khăn trong việc tổ chức các chương trình, khóa đào tạo nên công tác đào tạo mới chỉ dừng ở phạm vi đào tạo trong nước.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ công chức của hệ thống kho bạc nhà nước bắc ninh (Trang 61 - 65)