Chất lượng nguồn công chức của đơn vị được phản ánh thông qua cơ cấu nguồn công chức. Cơ cấu nguồn công chức trong đơn vị được chia thành các loại sau: theo độ tuổi, theo giới, theo trình độ và theo thâm niên công tác.
4.1.2.1. Cơ cấu công chức theo giới tính
Cơ cấu theo giới tính của đơn vị thể hiện tính chất đặc thù công việc và được thể hiện thông qua bảng số liệu dưới đây:
Bảng 4.4. Cơ cấu công chức theo giới tính tại KBNN Bắc Ninh từ năm 2013-2015
ĐVT : Người
Năm Tổng số công chức Nam Nữ
2013 180 75 105
2014 179 74 105
2015 175 72 103
BQ (%) 98,60 97,98 99,04
Qua bảng số liệu trên có thể thấy, tốc độ phát triển bình quân của công chức nữ cao hơn tốc độ tăng của công chức nam. Tuy nhiên, sự chênh lệch giữ hai giới cũng không lớn và theo xu hướng chung, cả công chức nam và nữ đều có xu hướng giảm dần qua các năm.
Điều đó cho thấy cơ cấu về giới tính tại đơn vị dần dần có sự dịch chuyển từ nam sang nữ để phù hợp với tính chất công việc của ngành.
4.1.2.2. Cơ cấu công chức theo độ tuổi
Tính đến nay, đơn vị đã thành lập được gần 20 năm nhưng nhìn chung đội ngũ công chức tại KBNN Bắc Ninh vẫn còn tương đối trẻ, điều đó được thể hiện thông qua bảng số liệu sau:
Bảng 4.5. Cơ cấu công chức theo độ tuổi tại KBNN Bắc Ninh
Năm
Số lượng công chức Tổng
số
< 30 tuổi 30-40 tuổi 41-50 tuổi > 51 tuổi
SL TL SL TL SL TL SL TL
(người) (%) (người) (%) (người) (%) (người) (%)
2013 180 27 15 73 40,56 47 26,11 33 18,33
2014 179 22 12,29 78 43,58 47 26,26 32 17,87
2015 175 22 12,57 77 44 46 26,28 30 17,14
BQ (%) 98,60 90,27 91,54 102,70 104,15 98,93 100,33 95,35 96,70
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ KBNN Bắc Ninh (2015)
Từ bảng trên có thể thấy qua các năm 2013-2015 thì số lượng và tỷ lệ công chức từ 30- 40 tuổi chiếm cao nhất trong 4 nhóm tuổi với tốc độ tăng bình quân là 102,7%. Nhóm tuổi 41-50 tuổi là nhóm cao thứ hai với tốc độ tăng bình quân là 98,93%, đây là nhóm tuổi có độ chín về mặt chuyên môn, dày dạn kinh nghiệm làm việc. Nhóm thứ ba là nhóm trên 51 tuổi, ở nhóm tuổi này tập trung chủ yếu là ban lãnh đạo kho bạc, trưởng phó Phòng, hoặc là các công chức sắp đến tuổi nghỉ hưu với tốc độ tăng bình quân 95,35%.
Kết cấu nguồn công chức của đơn vị là một kết cấu lý tưởng và là lợi thế lớn của đơn vị bởi ở lứa tuổi này có đầy đủ sức trẻ, sự nhiệt huyết với công việc,
khả năng tiếp cận công nghệ mới dễ dàng hơn, khả năng tiếp thu kiến thức trong công tác đào tạo, bồi dưỡng tốt hơn, tính ổn định trong công việc, kinh nghiệm thực tiễn có vì vậy sẽ nâng cao kết quả công việc.
4.1.2.3. Cơ cấu công chức theo thâm niên công tác
Bên cạnh sự phát triển về trình độ chuyên môn thì thâm niên công tác cũng là nhân tố quan trọng giúp phần nâng cao chất lượng nguồn công chức tại KBNN Bắc Ninh.
Bảng 4.6. Cơ cấu công chức theo thâm niên công tác chuyên môn tại KBNN Bắc Ninh từ năm 2013-2015
Năm Tổng
số
Công chức trong đơn vị
Dưới 1 năm 1 - dưới 3 năm 3 - dưới 5 năm Trên 5 năm
SL TL SL TL SL TL SL TL
(Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%)
2013 180 8 4,44 14 7,78 18 10 140 77,78 2014 179 5 2,79 18 10,06 20 11,17 136 75,98 2015 175 7 4,00 16 9,14 17 9,71 135 77,14
BQ 98,60 93,54 94,92 106,90 108,39 97,18 98,54 98,20 99,59
Nguồn: Phòng Tổ chức cán bộ KBNN Bắc Ninh (2015)
Qua bảng số liệu trên cho thấy, số công chức có thâm niên tại đơn vị từ năm 2013 đến năm 2015 chủ yếu là trên 5 năm chiếm gần 80% tổng số công chức toàn đơn vị. Tuy nhiên, tốc độ tăng bình quân chỉ đạt 98,2% thấp hơn so với nhóm công chức có kinh nghiệm từ 1 đến dưới 3 năm (tốc độ tăng bình quân đạt 106,9%). Có hiện tượng này là bởi một số công chức có thâm niên công tác đã nghỉ hưu theo chế độ, đồng thời cũng có một số công chức có trình độ chuyên môn cao chuyển đi công tác tại các ngành ngoài có thu nhập cao hơn. Nhìn chung, cơ cấu công chức theo thâm niên tại KBNN Bắc Ninh không cân đối giữa các nhóm nhưng cơ cấu này cho thấy đội ngũ công chức KBNN Bắc Ninh hầu hết đều đã có kinh nghiệm làm việc.
Điều này cho thấy, dù được coi là ngành có thu nhập cao và ổn định trong ngạch công chức nhà nước nhưng do đặc thù công việc hoặc chế độ đãi ngộ, môi
trường làm việc chưa tốt dẫn đến tình trạng công chức sau khi đạt đến trình độ chuyên môn nhất định muốn chuyển sang đơn vị khác có thu nhập cao hơn tương xứng với khả năng của họ.