Chất lượng cán bộ,công chức cấp xã

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 37)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.2. Chất lượng cán bộ,công chức cấp xã

2.1.2.1. Khái niệm chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

Chất lượng là một phạm trù được sử dụng khá phổ biến, là đối tượng nghiên cứu của nhiều chuyên ngành, nhiều môn khoa học và được xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau, tuỳ thuộc nhu cầu tiếp cận và khai thác. “Chất lượng” hiểu ở nghĩa chung nhất là “Cái tạo nên phẩm chất, giá trị của một con người, một sự vật, sự việc” (Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản năm 1974).

Khi nói về chất lượng đội ngũ cán bộ, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: Cán bộ phải có cả “Đức” và “Tài”, trong đó “Đức” là gốc. Người chỉ rõ: “Nếu có đức mà không có tài ví như ông bụt ngồi trong chùa không giúp ích gì được cho ai”, “người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi đến mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” (Hồ Chí Minh toàn tập, xuất bản năm 1995).

Phẩm chất và năng lực của người cán bộ luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo điều kiện cho nhau. Phẩm chất của người cán bộ là cơ sở tiền đề cho năng lực phát triển đúng hướng. Người cán bộ có năng lực thì phẩm chất sẽ được củng cố và phát huy, phẩm chất và năng lực của người cán bộ được biểu hiện ra ở kết quả thực hiện chức trách được giao.

Từ các quan điểm trên, bước đầu đưa ra quan niệm về chất lượng đội ngũ cán bộ là sự tương tác phù hợp giữa số lượng, cơ cấu đội ngũ, cùng với chất lượng của mỗi cán bộ hợp thành, đảm bảo cho đội ngũ ấy hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình.

Mỗi CBCC không tồn tại một cách biệt lập mà phải được đặt trong một chỉnh thể thống nhất của đội ngũ CBCC. Vì vậy, quan niệm về chất lượng đội ngũ CBCC phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa chất lượng của từng

CBCC với chất lượng của cả đội ngũ. Chất lượng của cả đội ngũ không phải là sự tập hợp giản đơn số lượng mà là sự tổng hợp sức mạnh của toàn bộ đội ngũ. Sức mạnh này bắt nguồn từ phẩm chất vốn có bên trong của mỗi người và nó được tăng lên gấp bội bởi tính thống nhất của tổ chức; của sự giáo dục, đào tạo, phân công, quản lý, của kỷ luật.

Có thể nói chất lượng đội ngũ CBCC bao gồm:

- Chất lượng của từng CBCC, cụ thể là phẩm chất chính trị, đạo đức; trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ. Chất lượng của từng CBCC là yếu tố cơ bản tạo nên chất lượng của cả đội ngũ.

- Chất lượng của cả đội ngũ, với tính cách là một chỉnh thể, thể hiện ở cơ cấu đội ngũ được tổ chức khoa học, có tỷ lệ cân đối, hợp lý vì số lượng và độ tuổi bình quân được phân bố trên cơ sở các địa phương, đơn vị và lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội.

Như vậy, các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ CBCC không chỉ bao gồm một mặt, một khía cạnh nào đó, mà nó bao gồm cả một hệ thống, được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện từ chất lượng của từng cán bộ (đây là yếu tố cơ bản nhất, tiên quyết nhất) cho đến cơ cấu số lượng nam nữ, độ tuổi, thành phần của đội ngũ cùng với việc bồi dưỡng, giáo dục, phân công, quản lý kiểm tra giám sát và thực hiện nghiêm các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy chính quyền nhân dân.

Để nâng cao chất lượng của đội ngũ CBCC, cần phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa chất lượng với số lượng CBCC. Chỉ khi nào hai mặt này quan hệ hài hòa, tác động hữu cơ với nhau thì mới tạo nên sức mạnh đồng bộ của cả đội ngũ. Trong thực tế chúng ta cần phải chống hai khuynh hướng:

- Khuynh hướng thứ nhất, là chạy theo số lượng, ít chú trọng đến chất lượng dẫn đến cán bộ nhiều về số lượng nhưng hoạt động không hiệu quả;

- Khuynh hướng thứ hai, cầu toàn về chất lượng nhưng không quan tâm đến số lượng. Khuynh hướng này là một nguyên nhân quan trọng làm cho tuổi đời bình quân của đội ngũ CBCC ngày càng cao, hẫng hụt về thế hệ.

Trong giai đoạn hiện nay thì cần hơn hết là phải coi trọng chất lượng của CBCC trên cơ sở bảo đảm số lượng hợp lý.

cấp xã là một hệ thống những phẩm chất, giá trị được kết cấu như một chỉnh thể toàn diện được thể hiện qua phẩm chất chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực, khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi CBCC và cơ cấu, số lượng, độ tuổi, thành phần của cả đội ngũ CBCC cấp xã.”

Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC cấp xã cần phải xác định rõ những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, cũng như hiểu rõ những yếu tố tác động đến chất lượng của đội ngũ CBCC cấp xã chúng ta cần căn cứ đánh giá về đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã như sau:

- Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc. - Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ.

- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ.

- Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ. - Thái độ phục vụ nhân dân.

- Kết quả hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý. - Năng lực lãnh đạo, quản lý.

- Năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.

(Khoản 1 và 2 điều 56 Luật công chức năm 2008).

2.1.2.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng cán bộ, công chức cấp xã

Xây dựng tiêu chí đánh giá CBCC là công việc hết sức khó khăn, song lại là vấn đề rất quan trọng. Đây là khâu mở đầu có ý nghĩa quyết định trong công tác cán bộ, là cơ sở để tiến hành việc bố trí, sử dụng và thực hiện các chính sách cán bộ. Việc đánh giá CBCC cấp xã phải dựa vào tiêu chuẩn cán bộ và lấy kết quả hoàn thành nhiệm vụ được giao làm thước đo chủ yếu. Tuy nhiên, đánh giá cán bộ đang là khâu khó nhất trong công tác cán bộ, vì vậy phải đổi mới về quan điểm đánh giá cán bộ, có cơ chế đánh giá khoa học, khách quan, dân chủ, công bằng, thúc đẩy họ vươn lên, phát huy tài năng trí tuệ để đội ngũ CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Chất lượng của đội ngũ cán bộ công chức được xác định trên cơ sở tiêu chí về phẩm chất đạo đức, trình độ năng lực phù hợp với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm

vụ của đội ngũ cán bộ nói chung và của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã nói riêng, về khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Về phẩm chất chính trị: Phẩm chất chính trị là tiêu chuẩn được đặt lên hàng đầu, có tính chất quyết định đến chất lượng hoạt động của CBCC. Phẩm chất chính trị là yêu cầu cơ bản của mỗi CBCC trong các giai đoạn khác nhau.

Phẩm chất chính trị của CBCC cấp xã được biểu hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước; quyết tâm cụ thể hóa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tổ chức thực hiện sát hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương. Phẩm chất chính trị là lòng nhiệt tình cách mạng, lòng trung thành tuyệt đối với lý tưởng của Đảng, với chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tinh thần tận tụy với công việc, hết lòng hết sức vì sự nghiệp của nhân dân. Phẩm chất chính trị là bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu độc lập dân tộc và con đường đi lên CNXH.

Người CBCC cấp xã có phẩm chất chính trị tốt là người phải có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, không thờ ơ, không dửng dưng trước những vấn đề bức xúc về kinh tế - xã hội, luôn trăn trở trước những yếu kém, hạn chế của địa phương so với sự phát triển của đất nước; quyết tâm tìm cách tháo gỡ khó khăn và giải quyết những vấn đề bức xúc của địa phương, đưa địa phương nơi mình công tác ngày càng phát triển.

Phẩm chất chính trị của CBCC cấp xã còn thể hiện ở ý thức tuân thủ kỷ luật Đảng, luôn đi đầu trong chấp hành các chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiên quyết chống lại mọi lệch lạc, biểu hiện sai trái trong đời sống xã hội đi trái ngược với đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

Về phẩm chất đạo đức: Người cán bộ muốn xác lập được uy tín của mình

trước nhân dân, trước hết đó phải là người cán bộ có phẩm chất đạo đức tốt. Xây dựng các tiêu chuẩn đạo đức của người cán bộ và hình thành ở họ các phẩm chất đạo đức tương ứng với vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ là việc làm cần thiết và cấp bách, nhất là trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước hiện nay. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có sự chuyển biến nhanh chóng và xã hội xuất hiện nhiều vấn đề hết sức phức tạp, trình độ dân trí ngày một nâng cao, và sự đòi hỏi của xã hội đối với đội ngũ cán bộ cũng ngày càng cao hơn. Thêm vào đó, công tác quản lý xã hội cũng đòi hỏi người cán bộ phải tạo lập cho

mình có được uy tín cao nhất đối với nhân dân.

Người cán bộ tốt ở đây phải là người có đủ cả năng lực trình độ lẫn đạo đức cách mạng và muốn có đạo đức cách mạng, mỗi người cán bộ - theo Chủ tịch Hồ Chí Minh thì phải có được các phẩm chất trí, tín, nhân, dũng, liêm. Khi nói chuyện với anh, chị em ở Thủ đô, Bác đã nhắc nhở: Chúng ta phải cố gắng thực hiện cần, kiệm, liêm, chính. Theo Bác:

Trước hết là cần, tức là tăng năng suất trong công tác, bất kỳ là công tác gì.

Kiệm tức là không lãngphí thì giờ, của cải của mình và của nhân dân.

Liêm tức là không tham ô và luôn tôn trọng, giữ gìn của công.

Chính tức là việc phải thì dù nhỏ cũng làm, việc trái thì dù nhỏ cũng tránh.

Về trình độ năng lực: Năng lực là một khái niệm rộng, tùy thuộc vào môi trường, trách nhiệm, vị thế của mỗi người, mỗi cán bộ trong những điều kiện cụ thể.

Năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã là một trong những điều kiện tiên quyết bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ theo chức trách đạt kết quả tốt. Đội ngũ CBCC cấp xã là nguồn lực chủ yếu của hệ thống lãnh đạo, quản lý cấp xã, bảo đảm cho hệ thống có thể vận hành và hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao. Do tình hình kinh tế xã hội thường xuyên thay đổi đòi hỏi phải liên tục phát triển năng lực của tất cả đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã nói chung và đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp xã nói riêng. Năng lực của đội ngũ CBCC cấp xã được tiếp cận trên các khía cạnh:

Thứ nhất, năng lực lãnh đạo, quản lý. Đó là khả năng dự báo, phán đoán, khả năng xử trí tình huống, khả năng hành động của cán bộ lãnh đạo, quản lý trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ. Khả năng dự báo, phán đoán thực chất là tầm nhìn về tương lai của người lãnh đạo, quản lý. Đó là “ý tưởng” về tương lai mà hệ thống tổ chức đưa ra. Tầm nhìn là một dạng chiến lược mà hệ thống quản lý cần hướng tới. Nó chỉ ra con đường cần đi; các giai đoạn cần vượt qua. Tầm nhìn là nơi để huy động sức lực của mỗi cán bộ, công chức, mỗi tổ chức. Tầm nhìn cho phép mỗi người lãnh đạo, quản lý biết được các đặc điểm của hệ thống tổ chức theo hình dung của họ; người lãnh đạo, quản lý cần nguồn nhân lực như thế nào cho tổ chức của mình, cần ở họ những năng lực gì? Khả năng xử trí tình huống, đó là việc người lãnh đạo, quản lý tìm hiểu để nắm bắt được những việc đảng diễn ra trong lĩnh vực công tác, hoạt động của mình, cũng như ngay chính trong hệ thống quản lý hành chính của mình. Khả năng hành

động đó là việc người lãnh đạo, quản lý lên kế hoạch chiến lược đối với nguồn nhân lực cho phép huy động được đúng người, đúng việc, đúng lúc. Thách thức này phụ thuộc vào khả năng đọc và hiểu đúng môi trường cũng như hiểu rõ những năng lực cần thiết để thực hiện công việc một cách có hiệu quả nhất. Người lãnh đạo, quản lý phải biết dung hòa nhu cầu của tổ chức với mong đợi của mỗi cán bộ, công chức và phải nhìn nhận hoạt động lãnh đạo, quản lý như một phần tất yếu và là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển năng lực và quản lý tri thức của hệ thống quản lý hành chính.

Thứ hai, năng lực thực thi nhiệm vụ của mỗi cán bộ, công chức cấp xã. Đây là lĩnh vực khó phân tích. Lĩnh vực này liên quan tới cá tính và giá trị, niềm tin của mỗi CBCC cấp xã và những yếu tố này định hướng cách thức xử lý công việc của họ. Lĩnh vực cá nhân của năng lực bao gồm khả năng đưa ra sáng kiến có giá trị, dám chịu trách nhiệm, sáng tạo, có khả năng phân biệt cái gì là quan trọng đối với công việc và cái gì thì không quan trọng và có “khát vọng” đạt được kết quả. Năng lực mỗi CBCC cấp xã được coi là khả năng của một người để làm được công việc được giao, để xử lý một tình huống (kể cả tình huống bất ngờ xảy ra) và để thực hiện một nhiệm vụ cụ thể trong một môi trường xác định. Như vậy tức là phải biết sử dụng tổng hợp các “tài sản” của một con người (ví dụ như kiến thức, kỹ năng và cá tính) để đạt được các mục tiêu và mục đích cụ thể. Năng lực gắn với bối cảnh mang tính cá nhân và năng động. Năng lực của mỗi CBCC cấp xã không phải là tổng số học các kiến thức, kỹ năng, thái độ mà nó quy tụ đồng thời các nguồn lực, hoạt động và kết quả cần đạt được. Cán bộ, công chức cấp xã phải biết phối hợp các yếu tố trên trong mọi điều kiện, hoàn cảnh nhất định để hành động một cách có năng lực.

Thứ ba, năng lực thực hiện nhiệm vụ của tập thể (năng lực nhóm). Năng lực không chỉ liên quan đến mỗi CBCC cấp xã mà còn liên quan đến việc tổng hợp năng lực của CBCC cấp xã để biến chúng thành năng lực tập thể của tổ chức. Năng lực tập thể giúp kết hợp tất cả các năng lực khác nhau và sử dụng chúng một cách hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu tổng thể của cơ quan, tổ chức và góp phần vào việc phát triển tổ chức. Năng lực tập thể bao gồm các khả năng như biết phân tích và giải quyết vấn đề trong các tình huống khác nhau; biết giải thích cho người khác và chia sẻ kinh nghiệm học tập với đồng nghiệp… Thêm vào đó, biết rút kinh nghiệm thực tế, biết điều chỉnh cho phù hợp với môi trưởng thay đổi và biết hòa nhập những thứ đó với các điểm mạnh riêng của mình, tức là biết

thực hiện nhiệm vụ một cách thực sự. Mối quan hệ giữa năng lực CBCC cấp xã và năng lực tập thể là mối quan hệ biện chứng. Năng lực không chỉ tồn tại trong mỗi CBCC cấp xã mà năng lực của một cơ quan, tổ chức được xây dựng trên cơ sở kết hợp có hiệu quả năng lực của tập thể đội ngũ cán bộ, công chức trong cơ quan, tổ chức. Năng lực chính của tập thể là tạo điều kiện hỗ trợ, phát triển năng lực của mỗi CBCC cấp xã và sau đó biết cách tổng hợp các năng lực đó một cách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 25 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)