Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 43)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức ở một số

địa phương ở Việt Nam

2.2.2.1 Kinh nghiệm của tỉnh Quảng Ninh

Thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa IX về đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị ở cấp cơ sở xã, phường, thị trấn UBND tỉnh Quảng Ninh xây dựng Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” (Đề án 25) của tỉnh Quảng Ninh là một sáng kiến chính trị hành chính có tính đột phá. Mặc dù chỉ đề cập đến phạm vi của một địa phương, nhưng nó lại đi trúng vấn đề xuyên suốt của hệ thống chính trị, là tổ chức bộ máy lãnh đạo, bộ máy hành chính thế nào để hoạt động thực sự nâng cao hiệu lực, hiệu quả.

thuộc thẩm quyền, Đề án “Đổi mới phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng; thực hiện tinh giản bộ máy, biên chế” của tỉnh (Đề án 25) đã hoàn thành và được Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh thông qua cách đây không lâu với mục tiêu kép.

Điểm đáng chú ý trong đề án này là việc nhất thể hóa một số tổ chức và chức danh lãnh đạo của một số cơ quan đảng và chính quyền. Thực hiện thí điểm mô hình chính quyền một cấp ở huyện Cô Tô, nhất thể hoá một số chức danh (Bí thư Huyện uỷ kiêm Chủ tịch UBND huyện, Phó Bí thư Thường trực kiêm Chủ tịch HĐND, Phó Chủ tịch HĐND kiêm Trưởng Ban Tuyên giáo, Chủ nhiệm UBKT kiêm Chánh Thanh tra huyện, Trưởng Ban Tổ chức kiêm Trưởng Phòng Nội vụ huyện, Phó Ban Tuyên giáo kiêm Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị), thực hiện kiêm nhiệm công tác một số chức danh khác… Tiếp tục sắp xếp, lựa chọn nhất thể hoá một số chức danh trực thuộc (bí thư đảng uỷ kiêm chủ tịch HĐND hoặc UBND cấp xã; bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, khu phố…), đề xuất quy trình tuyển chọn cán bộ và giới thiệu cán bộ để thực hiện mở rộng dân chủ, bầu cử trực tiếp chức danh người đứng đầu cấp uỷ, chính quyền một số địa phương, đơn vị trực thuộc. … Trước đó, có rất nhiều vấn đề được đặt ra như: phương thức hoạt động của bộ máy Đảng khác căn bản với bộ máy chính quyền, hợp nhất các cơ quan đảng và chính quyền thì ngoài câu chuyện cơ quan hợp nhất trực thuộc Đảng hay trực thuộc nhà nước nó còn liên quan đến câu chuyện tuân thủ pháp luật hay điều lệ, quy chế của Đảng.

Chính vì vậy, trong quá trình lập đề án, Quảng Ninh đã xây dựng đề án từ cấp xã, cấp huyện đến cấp tỉnh, có sự tham gia, góp ý trực tiếp của nhân dân, các đối tượng chịu tác động và thông qua HĐND các cấp. Tỉnh đã tổ chức các cuộc làm việc với các bộ, ngành, các viện nghiên cứu, cơ quan Trung ương; các cuộc hội thảo khoa học, tọa đàm với các cơ quan nghiên cứu lý luận của Đảng, Nhà nước. Thành lập Hội đồng thẩm định các cấp do Thường trực cấp ủy làm chủ tịch. Tiến hành phê duyệt đề án theo quy trình từ cấp tỉnh đến cấp xã. Tỉnh ủy Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết về nội dung đề án, đồng thời phê duyệt đề án của 14 huyện, thị, thành ủy; 15 đề án của các cơ quan thuộc khối Đảng; 26 đề án của các sở, ban, ngành và đơn vị sự nghiệp thuộc UBND tỉnh và tổ chức thực hiện trong toàn hệ thống chính trị đối với những nội dung thuộc thẩm quyền.

Đề án đã đưa ra các giải pháp đồng bộ về cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy đảm bảo tinh gọn; nâng cao năng suất lao động khu vực công; đồng

thời cải thiện chất lượng phục vụ xã hội, phục vụ nhân dân của bộ máy hành chính nhà nước các cấp; đẩy mạnh mô hình hợp tác công-tư (PPP), khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân trong cung cấp dịch vụ công… Đồng thời, xác định những chỉ tiêu rất cụ thể. Chẳng hạn như thực hiện thí điểm nhân dân bầu trực tiếp chủ tịch UBND cấp xã ở ít nhất 50% xã, phường, thị trấn. Hay phấn đấu tinh giản 15% biên chế so với định mức của Trung ương; 100% các đơn vị sự nghiệp tự chủ về tài chính…

Cơ sở để Quảng Ninh tự tin và quyết tâm triển khai đề án 25 là tỉnh đã thực hiện triển khai thí điểm nhất thể hóa chức danh Bí thư đồng thời là Chủ tịch UBND đối với huyện đảo Cô Tô và mở rộng tới 25% tổng số xã, phường. Thực hiện mô hình Bí thư chi bộ kiêm Trưởng thôn theo nguyên tắc: Chi bộ giới thiệu đảng viên đủ điều kiện, năng lực ra tranh cử Trưởng thôn cùng với các ứng viên khác, có số dư ứng viên; nếu được nhân dân bầu thì tiến hành Đại hội Chi bộ để bầu Bí thư Chi bộ thôn.

Kết quả, toàn tỉnh đã thực hiện tinh giản được 254 biên chế không hưởng lương trực tiếp từ ngân sách nhà nước, 305 hợp đồng lao động; đã thực hiện bố trí 03 chức danh ở thôn, khu; khoán số lượng và kinh phí hoạt động theo Nghị quyết 179-NQ/HĐND ngày 12/12/2014 của HĐND tỉnh; thôi thực hiện chi trả phụ cấp thường xuyên cho 17.697 người hoạt động không chuyên trách ở thôn, bản, khu phố. Tăng cường giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các đơn vị sự nghiệp, trong đó có 26 đơn vị đã tự chủ đối với các đơn vị sự nghiệp còn lại trong năm 2016. Tiết kiệm chi thường xuyên được khoảng 270 tỷ đồng/năm và hàng trăm tỷ đồng từ cơ sở vật chất. Ngoài ra, riêng ngành y tế thực hiện đề án sắp xếp lại trạm y tế xã theo 3 mô hình mới, đã tiết kiệm được 200 tỷ đồng năm 2015 cho đầu tư đạt tiêu chí quốc gia về y tế (Nguồn: Cổng thông tin điện tử tỉnh Quảng Ninh).

2.2.2.2. Kinh nghiệm về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh

Huyện Yên Phong có 14 xã, thị trấn. Trước đòi hỏi của thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Yên Phong liên tục phát triển cả về số lượng và chất lượng, từng bước đáp ứng yêu cầu thực tiễn. Nhận thức rõ việc chăm lo công tác cán bộ là nhiệm vụ trọng yếu, trên cơ sở rà soát, đánh giá lại đội ngũ cán bộ một cách toàn diện, Huyện đã chú trọng công tác nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ.

Nhờ kiên trì thực hiện mục tiêu và đổi mới quy trình xây dựng kế hoạch đào tạo, đội ngũ cán bộ công chức cấp xã ở huyện Yên Phong có nhiều chuyển biến theo chiều hướng tích cực. Tính đến cuối năm 2012, đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã cơ bản đạt chuẩn về văn hóa, chuyên môn và chính trị. Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã đạt chuẩn về văn hóa là 100%; chuẩn chuyên môn 81,7%, có bằng trung cấp chính trị đạt 65,4%, có chứng chỉ quản lý nhà nước đạt 21,7%. Trình độ đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã được nâng lên một bước sẽ tạo tiền đề để Yên Phong đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở cơ sở theo hướng “vì nhân dân phục vụ”.

* Giải pháp để nâng cao chất lượng và năng lực đội ngũ CB, CC cơ sở tại huyện Yên Phong

- Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng từ huyện đến cơ sở.

- Cụ thể hoá tiêu chuẩn chức danh cán bộ cấp xã làm cơ sở bố trí, sắp xếp cán bộ phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.

- Chú trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ văn hoá, lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ. Kết hợp nhiều hình thức đào tạo, bồi dưỡng; đề cao ý thức tự học, tự rèn luyện.

- Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đánh giá, quy hoạch CB, đẩy mạnh việc điều động, luân chuyển CB.

- Xây dựng quy hoạch CB đi đôi với xây dựng, củng cố tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể; phát huy vai trò của chính quyền, đoàn thể ở cơ sở.

Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng CB, CC của huyện Yên Phong cho thấy việc bố trí CB, CC phù hợp với khả năng; xây dựng tiêu chuẩn chức danh phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn và công tác đào tạo, bồi dưỡng có trọng điểm, đúng đối tượng nhằm nâng cao năng lực thực tiễn là cách làm thiết thực, dễ áp dụng tại tất cả các địa phương trong cả nước ( Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Yên Phong).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 40 - 43)