Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 49)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn nhóm điều tra

Nhóm 1: Điều tra CBCC cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh, điều tra 65 phiếu, 28 cán bộ, 37 công chức.

Nhóm 2: CBCC cấp huyện ở huyện Lương Tài, điều tra 40 phiếu. Nhóm 3: Người dân trên địa bàn nghiên cứu, điều tra 60 phiếu. Chọn địa bàn nghiên cứu

Nghiên cứu được tiến hành ở các cơ quan hành chính nhà nước cấp cơ sở trên địa bàn huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh. Với phạm vi nghiên cứu của đề tài, đề tài được tiến hành ở 02 xã và 01 thị trấn trên địa bàn huyện để tiến hành khảo sát nghiên cứu sâu.

Địa điểm điều tra ở 03 đơn vị: gồm Thị trấn Thứa, 01 xã loại 3 là Minh Tân và 01 xã loại 2 là Quảng Phú.

3.2.2 Thu thập số liệu và phương pháp xử lý số liệu

3.2.2.1. Thu thập tài liệu thứ cấp

Nghiên cứu sử dụng các tài liệu và thông tin đã công bố để phân tích, lựa chọn các quan điểm về phương pháp luận về giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Số liệu và nguồn gốc của các số liệu đã công bố.

+ Thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ở các sách, báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo có liên quan, những báo cáo khoa học đã được công bố và mạng internet,… liên quan đến đề tài.

+ Thu thập các thông tin, số liệu về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Lương Tài tại Chi cục Thống kê, Văn phòng HĐND - UBND, Phòng Nội vụ và các cơ quan, đơn vị cấp huyện.

+ Thu thập thông tin về các vấn đề có liên quan đến giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài tại các cơ quan thống kê Trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học và các ngành có liên quan.

3.2.2.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp phục vụ cho nghiên cứu được thu thập thông qua điều tra, phỏng vấn các cán bộ, công chức cấp xã, cán bộ huyện và người dân ở một số xã trên địa bàn huyện và thông qua tổ chức thảo luận nhóm một số cán bộ, lãnh đạo chủ chốt cấp xã. Những số liệu thu thập theo mẫu điều tra phỏng vấn (xem bảng 3.2. Nội dung và cơ cấu mẫu điều tra).

Các số liệu và thông tin sơ cấp được phân tích làm rõ về mức độ, nguyên nhân về những bất cập hiện nay đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

Bảng 3.2: Số phiếu điều tra ở các nhóm đối tượng

TT Đối tượng khảo sát, điều tra

Số

mẫu Nội dung khảo sát, điều tra

01 Xã, thị trấn

(2 xã, 1 thị trấn) Các thông tin chung về cán bộ, công chức xã

02 Cán bộ, công chức xã (tổng số 65 người. Trong đó: 28 cán bộ và 37 công chức) 28 cán bộ

Khảo sát đối tượng là cán bộ cấp xã với những chức danh chủ chốt (Đảng, chính quyền và tổ chức đoàn thể, như Bí thư, Chủ tịch, Chủ tịch Ủy ban MTTQ, Đoàn Thanh niên, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh,…) về trình độ, năng lực công tác; đạo đức, lối sống; quan hệ với nhân dân; bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn; điều kiện làm việc và khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của CBCC xã,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

37 công chức

Khảo sát đối tượng là công chức cấp xã với những chức danh chủ yếu phụ trách các lĩnh vực chuyên môn (như công an, quân sự, văn phòng - thống kê, địa chính - xây dựng, tư pháp - hộ tịch, văn hóa - xã hội,…) về trình độ, năng lực công tác; về trình độ chuyên môn; quan hệ với nhân dân; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của CBCC xã; điều kiện làm việc,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

03 Người dân 60 Khảo sát người dân để có sự đánh giá, nhận xét về trình độ, năng lực; đạo đức lối sống; quan hệ với

nhân dân; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của cán bộ, công chức xã; nhận xét, đánh giá về điều kiện làm việc của cán bộ, công chức xã; công tác cán bộ và chính sách đối với cán bộ, công chức xã hiện nay,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

04 Cán bộ, công

chức huyện 40

Khảo sát đối tượng là cán bộ quản lý và công chức huyện có quan hệ công việc với cán bộ, công chức cấp xã để có đánh giá về trình độ, năng lực công tác; đạo đức, lối sống; quan hệ với nhân dân; bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn; khả năng đáp ứng yêu cầu công tác hiện nay của cán bộ, công chức xã; nhận xét, đánh giá về điều kiện làm việc, công tác cán bộ và chính sách đối với cán bộ, công chức xã hiện nay,…(chi tiết theo phiếu điều tra)

a, Phiếu điều tra lãnh đạo cấp huyện, xã, thị trấn

Số lượng: 40 phiếu Thành phần:

- 2 Phó Chủ tịch UBND huyện.

- Trưởng, phó các Phòng Nông nghiệp, Tài nguyên và Môi trường, Tư pháp, Tài chính - Kế hoạch, Văn hóa - Thông tin, Kinh tế - Hạ tầng, Nội vụ, Lao động - TB&XH.

* Nội dung điều tra:

- Các thông tin cơ bản: Chức vụ, đơn vị công tác.

- Về khả năng giải quyết công việc và quan hệ với nhân dân: Khả năng giải quyết công việc hiệu quả; khả năng đáp ứng yêu cầu công việc; đạo đức, lối sống của cán bộ, công chức cấp xã; quan hệ với nhân dân.

- Về năng lực của cán bộ, công chức cấp xã: Năng lực sử dụng máy tính, ngoại ngữ, soạn thảo văn bản, báo cáo, tổ chức công việc, thuyết trình, kiểm tra, giám sát, đánh giá.

b, Phiếu điều tra cán bộ,công chức cấp xã

Thành phần:

- Cán bộ, công chức đang công tác tại UBND 03 xã, thị trấn. * Nội dung điều tra

- Các thông tin cơ bản: Họ tên, tuổi, giới tính, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, trình độ lý luận chính trị và quản lý nhà nước, trình độ tin học và ngoại ngữ.

- Vị trí và thời gian đảm nhận chức vụ hiện tại.

- Kỹ năng làm việc của cán bộ, công chức xã: Kỹ năng quản lý thời gian; kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức tập huấn, truyền đạt thông tin ở cơ sở; kỹ năng quản lý hồ sơ; kỹ năng làm việc nhóm; kỹ năng soạn thảo văn bản; kỹ năng viết báo cáo, kỹ năng tổng hợp báo cáo; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; kỹ năng theo dõi, giám sát đánh giá tác động của các chính sách; khả năng phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong lĩnh vực đảm nhiệm.

- Mức độ hiểu biết của cán bộ, công chức cấp xã: Chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã; các chính sách, nghị định đối với cán bộ, công chức cấp xã và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; nhiệm vụ, hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã; nhiệm vụ, hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã; chế độ, chính sách đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã; quy định số lượng, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; xây dựng mô hình làng, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa; quy chế tổ chức hoạt động của thôn, khu phố trên địa bàn; thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; cơ chế quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn.

- Ảnh hưởng của các yếu tố chính sách tuyển dụng, bố trí, sử dụng, đào tạo và bồi dưỡng, quản lý và thu hút nhân tài.

- Ảnh hưởng của các yếu tố về phía bản thân người cán bộ, công chức; - Sự cần thiết nâng cao các kiến thức chuyên môn nghiệp vụ thông qua các khóa đào tạo và nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ của cán bộ, công chức cấp xã.

c, Phiếu điều tra người dân (những người giao dịch trực tiếp với cán bộ, công chức cấp xã)

Thành phần:

- Người dân giao dịch tại bộ phận “Một cửa” UBND 03 xã, thị trấn

* Nội dung điều tra:

- Các thông tin cơ bản: Họ tên, tuổi, giới tính, nơi ở, nghề nghiệp, số lao động trong gia đình;

- Đánh giá khả năng của cán bộ, công chức cấp xã về các năng lực: Khả năng hướng dẫn, vận động, đưa chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước vào cuộc sống; khả năng tổ chức các hoạt động phong trào; kiến thức về văn hóa, xã hội, lao động, sản xuất, kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, khả năng sử dụng thành thạo trang, thiết bị;

- Đánh giá về tinh thần, trách nhiệm và thái độ làm việc của cán bộ, công chức cấp xã:

+ Tinh thần, trách nhiệm trong công việc tốt hay chưa tốt. + Thái độ trong giao tiếp với nhân dân tốt hay chưa tốt. + Tác phong làm việc tốt hay chưa tốt.

+ Ngôn ngữ giao tiếp với nhân dân tốt hay chưa tốt.

- Đánh giá về thái độ khi giải quyết công việc của cán bộ, công chức cấp xã:

+ Cán bộ, công chức có thái độ hách dịch, cửa quyền hay không.

+ Cán bộ, công chức có gây khó khăn, phiền hà trong giải quyết thủ tục hành chính hay không.

+ Đánh giá kết quả giải quyết công việc của cán bộ, công chức: có hiệu quả và đảm bảo về thời gian hay không.

+ Cán bộ, công chức có biểu hiện tham nhũng, tiêu cực trong quá trình giải quyết công việc hay không.

3.2.2.3 Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý số liệu: Sử dụng phương pháp phân tổ thống kê theo các chỉ tiêu nghiên cứu dưới sự hỗ trợ của phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.3.1. Phương pháp thống kê

chức cấp xã về kiến thức, kỹ năng và thái độ làm việc. Thông qua các chỉ tiêu tổng hợp như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để mô tả thực trạng, nhận dạng đặc điểm của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, những thuận lợi và khó khăn của cán bộ, công chức cấp xã trong quá trình làm việc.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Được áp dụng để so sánh giữa năng lực thực tế của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã với năng lực mà họ cần phải có trong tương lai để đáp ứng yêu cầu công việc. Trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trong thời gian tới.

Số liệu sau khi thu thập được sẽ được kiểm tra, đánh giá, phân loại và tiến hành phân tích số liệu bằng phần mềm xử lý số liệu Excel trong Microsoft Office để xử lý theo các chỉ tiêu đã đươc xác định.

3.2.4. Hệ thống các chỉ tiêu phân tích

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

- Trình độ học vấn: tỷ lệ cán bộ, công chức tốt nghiệp THPT, THCS, Tiểu học.

- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tỷ lệ cán bộ, công chức ở trình độ tiến sỹ, thạc sỹ, đại học, cao đẳng và trung cấp.

- Trình độ lý luận chính trị: Tỷ lệ cán bộ, công chức ở các trình độ cao cấp, trung cấp, sơ cấp lý luận chính trị.

- Trình độ quản lý nhà nước: Tỷ lệ cán bộ, công chức ở các trình độ chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự.

- Trình độ tin học và ngoại ngữ.

- Tiêu chí về kỹ năng làm việc: Kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức tập huấn, truyền đạt thông tin, kỹ năng quản lý hồ sơ, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng viết báo cáo và tổng hợp báo cáo, kỹ năng thu thập và xử lý thông tin, kỹ năng theo dõi, giám sát đánh giá tác dộng của các chính sách, kỹ năng phối hợp giữa các ngành, đoàn thể trong lĩnh vực đảm nhiệm.

- Mức độ hiểu biết của cán bộ, công chức cấp xã về hoạt động chuyên môn: Tỷ lệ cán bộ, công chức hiểu biết về các hoạt động: chức năng, nhiệm vụ của cán bộ, công chức cấp xã; các chính sách, nghị định đối với cán bộ, công

chức cấp xã; nhiệm vụ, hoạt động của cán bộ, công chức cấp xã; chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức cấp xã; quy định số lượng, chức danh cán bộ, công chức cấp xã; xây dựng mô hình làng, gia đình văn hóa, nếp sống văn hóa, quy chế tổ chức hoạt động của thôn, khu phố trên địa bàn; thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn; cơ chế quản lý các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn

- Tiêu chí về kinh nghiệm công tác: tỷ lệ cán bộ, công chức ở các mức thâm niên công tác khác nhau.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã

- Số lượng và tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã được đào tạo và bồi dưỡng hàng năm về chuyên môn nghiệp vụ, trình độ quản lý nhà nước và các kiến thức có liên quan.

* Nhóm chỉ tiêu đánh giá điều kiện và môi trường làm việc của cán bộ, công chức cấp xã

- Phòng làm việc riêng: Tỷ lệ số cán bộ, công chức cấp xã có phòng làm việc riêng, tỷ lệ số công chức cấp xã không có phòng làm việc riêng.

- Điện thoại: Tỷ lệ số cán bộ, công chức cấp xã có điện thoại, tỷ lệ số cán bộ, công chức cấp xã không có điện thoại.

- Máy tính: Tỷ lệ số cán bộ, công chức cấp xã có máy tính riêng, tỷ lệ số cán bộ, công chức cấp xã không có máy tính riêng.

- Trang, thiết bị phục vụ công việc: Tỷ lệ số cán bộ, công chức cấp xã được trang bị đầy đủ, tỷ lệ số cán bộ, công chức cấp xã còn thiếu, không đồng bộ.

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LƯƠNG TÀI, TỈNH BẮC NINH 4.1.1. Thực trạng số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài

Huyện Lương Tài có 14 đơn vị hành chính cấp xã (trong đó có 1 thị trấn và 13 xã). Theo số liệu thống kê số lượng cán bộ, công chức chính quyền cấp xã của Phòng Nội vụ huyện Lương Tài đến 31 tháng 12 năm 2015 toàn huyện với tổng số cán bộ, công chức cấp xã là 261, số lượng công chức xã là 114 chiếm 43,67%. Trong tổng số 261 cán bộ, công chức có 31 người là nữ chiếm tỷ lệ 11,87 %.

Qua số liệu sau cho thấy số lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài tăng đều qua 3 năm. Số lượng cán bộ, công chức cấp xã năm 2013 là 249 người, năm 2014 là 253 người (tăng so với năm 2013 là 1,16%). Đến năm 2015 là 261 người (tăng so với năm 2014 là 3,16%). Điều này chứng tỏ bộ máy cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài ngày càng được mở rộng. Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã là nữ trong 3 năm qua có xu hướng tăng nhẹ từ 10,04% năm 2013 lên 11,87 % năm 2015. Qua quá trình trình điều tra chúng tôi nhận thấy cán bộ nữ tham gia công tác tại các xã chủ yếu làm công tác hội phụ nữ, công tác văn phòng.

Bảng 4.1: Số lượng cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện Lương Tài, giai đoạn 2013 - 2015

Diễn giải ĐVT Năm

2013

Năm 2014

Năm 2015

- Cán bộ, công chức huyện Lương Tài Người 160 135 169 - Số lượng cán bộ, công chức cấp xã Người 249 253 261 - Tỷ lệ % công chức cấp xã % 40,96 42,69 43,68

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài (2013 - 2015)

Theo số liệu thu thập được qua các báo cáo về số lượng cán bộ, công chức cấp xã hàng năm của Phòng Nội vụ huyện Lương Tài, thu được kết quả số lượng cán bộ, công chức cấp xã của huyện qua 3 năm cho thấy số lượng cán bộ, công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 49)