Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.2. Cơ sở thực tiễn
2.2.3. Bài học kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu lý luận và thực tiễn có thể vận
vận dụng vào huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã
Thứ nhất, cần nhận thức sâu sắc và đúng đắn về ý nghĩa, tầm quan trọng, các nguyên tắc, nội dung, phương pháp, quy trình của công tác cán bộ; xây dựng
được tiêu chuẩn cán bộ, công chức cho các chức danh phù hợp với thực tế và yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương;
Thứ hai, làm tốt công tác quy hoạch cán bộ cho cả giai đoạn trước mắt và lâu dài; chỉ đưa vào quy hoạch những cán bộ, công chức có phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống tốt và đặc biệt là hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ thông qua kết quả đánh giá cán bộ một cách nghiêm túc, thực chất; kiên quyết giữ vững nguyên tắc chỉ bổ nhiệm cán bộ trong diện quy hoạch đã được thử thách, rèn luyện, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
Thứ ba, đặc biệt quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ ngày càng cao hiện nay. Việc đào tạo cần kết hợp các loại hình đào tạo cho phù hợp; đổi mới nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo hướng sát với thực tiễn cơ sở;
Thứ tư, cần nghiên cứu kỹ tình hình thực tiễn của địa phương, xem ngành nào, lĩnh vực nào còn thiếu, còn yếu thì xây dựng kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, điều động, luân chuyển nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới;
Thứ năm, có chính sách đãi ngộ thỏa đáng đối với đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên cơ sở quy định của pháp luật và điều kiện kinh tế của địa phương.