Thực trạng chất lượng cán bộ,công chức cấp xã huyện Lương Tài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 67)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ,công chức cấp xã trên địa bàn

4.1.2 Thực trạng chất lượng cán bộ,công chức cấp xã huyện Lương Tài

4.1.2.1 Trình độ học vấn

Trình độ học vấn là mức độ đạt được trong hệ thống trình độ kiến thức phổ thông với các bậc: Tiểu học, THCS, THPT. Đây là hệ thống kiến thức phổ thông về tự nhiên, xã hội làm nền tảng cho nhận thức, tư duy và hoạt động của con người.

Trong tổng số 261 cán bộ, công chức đến 31 tháng 12 năm 2015 xã của huyện đến nay số người tốt nghiệp THPT là 251 người đạt 96,16%.

Bảng 4.5: Trình độ học vấn cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài

ĐVT: Người Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ chung Trình độ học vấn 249 100 253 100 261 100 101,60 103,16 102,76 Tiểu học - - - - - - - - - Trung học cơ sở 12 4,82 10 3,95 10 3,83 83,33 100 91,66 Trung học phổ thông 237 95,18 243 96,05 251 96,17 102,53 103,29 102,91 Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài (2015)

4.1.2.2 Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ

Trình độ chuyên môn là mức độ đạt được về một chuyên môn, một ngành nghề nào đó. Đây là những kiến thức trực tiếp phục vụ cho công việc chuyên môn của người cán bộ, công chức, đặc biệt là công chức, những người thực hiện một công vụ thường xuyên trong cơ quan hành chính nhà nước.

Trình độ chuyên môn có các mức: Trình độ sơ cấp chuyên môn, trình độ trung cấp chuyên môn, trình độ cao đẳng chuyên môn, trình độ đại học chuyên môn, trình độ thạc sỹ chuyên môn, trình độ tiến sỹ chuyên môn….

Số liệu Bảng 4.6 cho thấy chất lượng công chức cấp xã huyện Lương Tài phân theo trình độ đào tạo giai đoạn 2013 - 2015, cụ thể:

- Năm 2013, với tổng số 249 cán bộ, công chức cấp xã thì có 68 cán bộ, công chức có trình độ đại học, 4 cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng, 137 cán bộ, công chức có trình độ trung cấp, 40 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo.

- Năm 2014, với tổng số 253 cán bộ, công chức cấp xã thì có 71 cán bộ, công chức có trình độ đại học, 6 cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng, 139 cán bộ, công chức có trình độ trung cấp, 01 cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp, 36 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo.

- Năm 2015, với tổng số 261 cán bộ, công chức cấp xã thì có 90 cán bộ, công chức có trình độ đại học, 6 cán bộ, công chức có trình độ cao đẳng, 142 cán bộ, công chức có trình độ trung cấp, 01 cán bộ, công chức có trình độ sơ cấp, 22 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo.

Bảng 4.6: Trình độ chuyên môn cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài

ĐVT: Người Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh % SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2014 /2013 2015/ 2014 BQ chung Trình độ chuyên môn 249 100 253 100 261 100 101,60 103,16 102,76

Chưa qua đào tạo 40 16,06 36 14,23 22 8,43 90,00 61,11 75,5 Sơ cấp - - 1 0,40 1 0,38 1 1 1 Trung cấp 137 55,02 139 54,94 142 54,41 101,45 102,15 101,8 Cao đẳng 4 1,61 6 2,37 6 2,30 15,0 10,0 12,5 Đại học 68 27,31 71 28,06 90 34,48 104,41 126,76 115,58

Nguồn: Phòng Nội vụ huyện Lương Tài (2015)

Trong giai đoạn từ 2013 - 2015, số lượng cán bộ, công chức cấp xã có trình độ đại học đã liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng bình quân là 15,58%/ năm. Điều này có ý nghĩa rất lớn tới việc cải thiện chất lượng cán bộ, công chức cấp xã hiện nay. Tuy nhiên, trình độ chuyên môn nghiệp vụ hầu hết chưa được đào tạo chính quy ở cấp độ cao, mức độ hiểu biết về lĩnh vực chuyên môn nghiệp vụ còn hạn chế. Số đông công chức kiêm nhiệm nhiều công việc, thời gian dành cho lĩnh vực chuyên môn không nhiều, hay bị thay đổi công việc nên ít kinh nghiệm thực tiễn. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức cấp xã còn rất hạn chế. Nhận thức, hiểu biết về lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn không được đào tạo bài bản, trình độ thấp; ít người hiểu biết rộng nhiều lĩnh vực về đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn. Trình độ chuyên môn có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả làm việc của cán bộ, công chức cấp xã.

4.1.2.3 Trình độ lý luận chính trị

Trình độ lý luận chính trị là mức độ đạt được trong hệ thống những kiến thức lý luận về lĩnh vực chính trị, lĩnh vực giành và giữ chính quyền, bao gồm các kiến thức về quyền lực chính trị, đảng phái chính trị, đấu tranh chính trị,… Hệ thống kiến thức này trang bị và củng cố lập trường giai cấp, lập trường quan điểm của Đảng lãnh đạo là Đảng Cộng sản Việt Nam.

Nó giúp mỗi cán bộ, công chức cấp cơ sở có quan điểm và lập trường đúng đắn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình.

Số liệu Bảng 4.7 cho thấy chất lượng cán bô, công chức cấp xã huyện Lương Tài phân theo trình độ lý luận chính trị giai đoạn 2013 - 2015, cụ thể:

- Năm 2013, với 249 cán bộ, công chức cấp xã có 147 cán bộ, công chức trình độ trung cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 59,03%; có 68 cán bộ, công chức trình độ sơ cấp chính trị, chiếm 27,30%; có 34 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 13,65%;

- Năm 2014, với 253 cán bộ, công chức cấp xã 171 cán bộ, công chức trình độ trung cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 67,58%; có 61 cán bộ, công chức trình độ sơ cấp chính trị, chiếm 24,11%; có 21 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 8,30%;

- Năm 2015, với 261 công chức cấp xã có 183 cán bộ, công chức trình độ trung cấp chính trị, chiếm tỷ lệ 70,11%; có 49 công chức trình độ sơ cấp chính trị, chiếm 18,77%; có 29 công chức chưa qua đào tạo trình độ lý luận chính trị, chiếm tỷ lệ 11,11%;

Bảng 4.7: Trình độ lý luận chính trị CBCC cấp xã của huyện Lương Tài

ĐVT: Người Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh % SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2014 /2013 2015 /2014 BQ chung Tổng 249 100 253 100 261 100 101,60 103,16 102,76

Chưa qua đào tạo 34 13,65 21 8,30 29 11,11 61,76 138,09 99,92 Sơ cấp 68 27,31 61 24,11 49 18,77 89,70 80,32 85,01 Trung cấp 147 59,04 171 67,59 183 70,12 116,32 107,01 111,66

Có thể thấy bên cạnh sự phát triển về số lượng thì trình độ văn hóa; trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; trình độ lý luận chính trị của đội ngũ công chức cấp xã huyện Lương Tài cũng không ngừng được nâng lên. Điều đó phản ánh đúng xu hướng chung của công chức cấp xã ở huyện không ngừng học tập để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

4.1.2.4 Phẩm chất đạo đức

Đạo đức, lối sống của đội ngũ CB,CC cấp xã ở cơ sở có ý nghĩa quan trọng. Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực khác là trách nhiệm của mỗi CB,CC cấp xã.

Để đánh giá phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBCC cấp xã Luận văn cũng dùng mẫu phiếu hỏi. Mẫu phiếu để hỏi ý kiến một số cán bộ cấp huyện; cấp xã và người dân đang sinh sống trên địa bàn 03 đơn vị: Thị Trấn Thứa, xã Minh Tân và xã Quảng Phú về phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, tổng hợp ý kiến tại Bảng 4.8.

Bảng 4.8: Phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã của huyện Lương Tài năm 2015

ĐVT: Người Tiêu chí Mức độ Không tốt Trung bình Tốt Rất tốt SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) Phong cách, lối sống 8 13,33 13 21,67 32 53,33 7 11,67 Tiết kiệm, chống lãng phí 6 10 19 31,67 25 41,67 10 16,66 Không cơ hội, cục bộ 15 25 19 31.67 20 33.33 6 10 Liêm chính, trí công, vô tư 5 8,33 13 21,67 32 53,33 10 16,67 Kỷ luật, ý thức kỷ luật, chấp

hành nội quy 10 16,67 18 30 23 38,33 9 15

Tổng cộng 44 14,67 82 27,33 132 44 42 14

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Qua bảng số liệu cho thấy qua điều tra 300 câu hỏi cho 60 người dân về 5 phẩm chất, mức độ tốt chiếm cao nhất chiếm 44%, mức độ trung bình chiếm 27,33%; mức độ rất tốt chiếm 14%, mức độ thấp chiếm 14,67% còn lại. Phẩm chất đạo đức được coi là cái “gốc” của người cán bộ đã được thể hiện trong bảng tổng hợp ý kiến của mọi người.

4.1.2.5. Về trình độ quản lý nhà nước

Trình độ quản lý nhà nước chia thành các cấp: chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự.

Số liệu Bảng 4.9 cho thấy chất lượng cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài phân theo trình độ quản lý nhà nước giai đoạn 2013 - 2015, cụ thể:

- Năm 2013, với 249 cán bộ, công chức cấp xã có 11 cán bộ, công chức trình độ chuyên viên, chiếm tỷ lệ 4,41%; có 238 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo quản lý nhà nước, chiếm tỷ lệ 95,59%.

- Năm 2014, với 253 cán bộ, công chức cấp xã có 17 cán bộ, công chức trình độ chuyên viên, chiếm tỷ lệ 6,72%; có 236 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo quản lý nhà nước, chiếm tỷ lệ 93,28%.

- Năm 2015, với 261 cán bộ, công chức cấp xã có 24 cán bộ, công chức trình độ chuyên viên, chiếm tỷ lệ 9,20%; có 237 cán bộ, công chức chưa qua đào tạo quản lý nhà nước, chiếm tỷ lệ 90,80%.

Bảng 4.9: Trình độ quản lý nhà nước của cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài giai đoạn 2013 - 2015

Trình độ đào tạo

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%)

SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) SL (người) Tỷ lệ (%) 14/13 15/14 BQ chung Tổng 249 100 253 100 261 100 101 103 102 1. Chuyên viên chính - - - - - - - - - 2.Chuyên viên 11 4,41 17 6,72 24 9,20 154 141 147 3. Cán sự - - - - - - - - - 4. Chưa qua đào tạo 238 95,59 236 93,28 237 90,80 99 100 99 Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

4.1.2.6. Về trình độ ngoại ngữ và tin học

Trình độ tin học là mức độ đạt được về những kiến thức, kỹ năng trong lĩnh vực tin học. Hiện nay, trong thời đại công nghệ thông tin, xu thế hội nhập

toàn cầu hóa nền kinh tế quốc tế, việc trang bị kiến thức về tin học đối với cán bộ, công chức nói chung và cán bộ, công chức cấp xã nói riêng lại càng trở nên cấp thiết. Bởi mọi công việc từ việc quản lý hồ sơ, văn bản đến việc giải quyết công việc đều thông qua hệ thống máy tính và mạng internet. Máy tính và kỹ thuật tin học là những công cụ có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả công việc, nó giúp cho công việc được tiến hành nhanh chóng và chính xác, làm tăng năng suất lao động và giảm bớt công việc cho người cán bộ, công chức.

Bảng 4.10: Trình độ tin học và ngoại ngữ của cán bộ, công chức cấp xã huyện Lương Tài năm 2015

Diễn giải

Tốt Khá TB Chưa tốt

SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ SL Tỷ lệ (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) (Người) (%) 1. Trình độ tin học 52 19,92 75 28,74 97 37,16 37 14,18 2. Trình độ ngoại ngữ (Tiếng Anh) 5 1,92 23 8,81 21 8,05 212 81,22

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2015)

Nhìn vào bảng 4.10 cho thấy các kiến thức phục vụ trực tiếp cho công việc chuyên môn ở trình độ còn thấp, số CBCC sử dụng tốt tin học văn phòng chiếm tỷ lệ thấp 19,9%, trong khi số công chức sử dụng ở mức độ trung bình và chưa tốt còn cao chiếm 37,1%. Đây là thách thức lớn trong bối cảnh công nghệ thông tin - truyền thông đang có những bước phát triển nhảy vọt và hoạt động công vụ đang đứng trước ngày càng nhiều thách thức.

CBCC có trình độ ngoại ngữ chưa tốt chiếm tỷ lệ cao 81,2%, CBCC cấp xã có khả năng sử dụng tốt ngoại ngữ còn thấp, điều này gây khó khăn khi thực hiện các dự án phi chính phủ đầu tư về các xã.

Theo điều tra của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Bắc Ninh về khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin thì huyện Lương Tài là huyện yếu. Đây là hạn chế lớn ảnh hưởng đến trình độ của CBCC xã huyện Lương Tài, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập và mở cửa như hiện nay. Với thực trạng này, CBCC cấp xã của huyện gặp không ít khó khăn trong hoạt động quản lý nhà nước ở cơ sở cũng như tự học tập nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn huyện lương tài, tỉnh bắc ninh (Trang 61 - 67)