Những công trình nghiêncứu liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công thương hải dương (Trang 29)

Liên quan đến CLĐT bậc trung cấp trong hệ thống GD quốc dân tại Việt Nam, đã có nhiều công trinh nghiên cứu như:

- Trần Khánh Đức (1998) đã nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu sự đáp ứng của GD đại học và chuyên nghiệp đối với thị trường lao động". Nghiên cứu đã đề xuất các giải pháp nâng cao mức độ đáp ứng của GD đại học và chuyên nghiệp với thị trường lao động.

- Nguyễn Đức Trí (2005) với đề tài “Đánh giá chất lượng GD chuyên nghiệp: cơ sở lý luận và thực tiễn”; (2008) với đề tài “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nâng cao chất lượng GD chuyên nghiệp và cao đẳng ở Việt Nam”. Các nghiên cứu trên đã hệ thống hoá một cách khái quát chất lượng GD đồng thời đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng GD chuyên nghiệp và cao đẳng ở nước ta.

- Phan Thị Hồng Vinh và Ngô Thị San (2008) đã nghiên cứu đề tài “Đánh giá CLĐT trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học” nhằm đánh giá thực trạng tổng quan về chất lượng đào tạo trong các trường trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng và đại học.

Ngoài các nghiên cứu nói trên, đứng trước yêu cầu về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ngày càng trở nên bức thiết, các trường phải nâng cao CLĐT, một số tác giả đã đi vào nghiên cứu thực trạng CLĐT ở các trường cao đẳng, trung cấp và đề xuất những biện pháp, giải pháp nhằm nâng cao CLĐT, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của địa phương như: Tác giả Nguyễn Thị Hiếu với đề tài “Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo tại Trường Cao đẳng nghề Bách khoa Hà Nội”; Tác giả Đặng Huy Phương với đề tài “Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ở Trường Cao đẳng nghề Tỉnh Đồng Tháp”. Các đề tài này đã phản ánh được thực trạng đào tạo của trường và đưa ra những đề xuất, giải pháp nâng cao CLĐT ở các trường nói trên, góp phần vào sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng của địa phương.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Địa điểm của trường.

Tên trường: Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương Tên tiếng Anh: Hai Duong college of Industry and Trade Cơ quan chủ quản: Bộ Công Thương

Địa chỉ trường:Thị trấn Lai Cách - Cẩm Giàng - Hải Dương Số điện thoại: 0220.3785.925

Số Fax: 0220.3785.925

Email: admin@hdcit.edu.vn Website: hdcit.edu.vn

Năm thành lập: 24/3/1973 Loại hình trường: Công lập

3.1.2. Quá trình hình thành và phát triển của trường

- Giai đoạn thành lập trường (1973 - 1983)

Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương - Bộ Công Thương tiền thân là Trường Đào tạo CNKT Vật tư, Bộ Vật tư và Trường CNKT Xăng dầu thuộc Tổng Công ty Xăng dầu.

Ngày 24/3/1973 Bộ Vật tư ban hành Quyết định số 166/VT-QĐ Thành lập Trường Đào tạo CNKT vật tư trên cơ sở Trường CNKT vật tư - Thuộc Tổng Công ty thiết bị. Địa điểm Trường: Xã Lan Mẫu, Huyện Lục Nam, tỉnh Hà Bắc (Bắc Giang).

+ Trường di chuyển địa điểm từ 2 nơi sơ tán trở về:

Phân hiệu cơ khí chuyển từ Tân Yên - Bắc Giang, phân hiệu lái xe chuyển từ Hữu Lũng- Lạng Sơn tập trung về Lan Mẫu -Lục Nam (Bắc Giang).

+ Các nghề đào tạo trong giai đoạn đầu thành lập: Sửa chữa ôtô, Điện Xí nghiệp, Nguội, Hàn, SC máy công cụ, Lái xe ôtô vận tải, Bảo quản giao nhận Thiết bị xe máy, Bảo quản giao nhận Phụ tùng xe máy, Bảo quản giao nhận Thiết bị vật liệu điện, Bảo quản giao nhận thiết bị máy công cụ, bảo quản giao nhận, kim khí, bổ túc nâng bậc CNKT Vật tư.

Ngày 23-11- 1977 Tổng Công ty Xăng dầu (thuộc Bộ Vật tư) quyết định thành lập Trường CNKT Xăng dầu tại xã Lai cách, huyện Cẩm Bình tỉnh Hải Hưng đào tạo CNKT bảo quản- giao nhận, bồi dưỡng nâng bậc CNKT cho Ngành Xăng dầu.

- Giai đoạn hợp nhất, chuyển, xây dựng trường (1983 – 2008)

Ngày 7-12-1983, Bộ Vật tư ban hành Quyết định số 761/VT-QĐ hợp nhất Trường CNKT Xăng dầu thuộc Tổng Công ty Xăng dầu và Trường đào tạo CNKT vật tư thuộc Bộ Vật tư thành Trường Đào tạo CNKT vật tư thuộc Bộ Vật tư. Địa điểm đặt tại Trường CNKT Xăng dầu xã Lai cách, huyện Cẩm Bình tỉnh Hải Hưng.

Trường Đào tạo CNKT vật tư sau khi hợp nhất có nhiệm vụ tiếp tục đào tạo cho Ngành Vật tư các nghề CNKT mà 2 Trường cũ đã đào tạo và mở rộng thêm các nghề đào tạo CNKT xăng dầu hệ ngắn hạn và bán hàng Gas.

Ngày 3- 1 - 1997 Bộ Thương Mại ban hành Quyết định số 04TM/TCCB đổi tên Trường Đào tạo CNKT vật tư thành Trường Đào tạo nghề Thương mại

Với sự phấn đấu nỗ lực của Nhà trường, ngày 13/12/2000, tại Quyết định số 107/QĐ-LĐTBXH, ngày 20/1/2006 " Phê duyệt danh sách các Trường Dạy nghề, trung tâm dạy nghề được đầu tư tập trung bằng kinh phí dự án tăng cường năng lực đào tạo nghề ", Nhà trường đã được Bộ Lao động TBXH lựa chọn vào danh sách những Trường DN trọng điểm được đầu tư.

Ngày 9-9-2003 Bộ Thương Mại ra Quyết định số 1120QĐ/BTM phê duyệt dự án đầu tư xây dựng trường đào tạo nghề Thương mại với tổng vốn đầu tư trên 97 tỷ đồng.

Ngày 03/8/2007, Trường Đào tạo nghề Thương mại được nâng cấp thành trường Trung cấp nghề Thương mại .

- Giai đoạn 2008 – 2018 :

Ngày 21/02/2008 Trường Trung cấp nghề Thương mại- Bộ Thương mại được nâng cấp thành Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp - Bộ Công Thương (Theo quyết định số 250/QĐ- BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)

Đến ngày 05/04/2017 Trường Cao đẳng nghề Thương mại và Công nghiệp được đổi tên thành Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương (Theo quyết định số 509/QĐ- BLĐTBXH của Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội)

3.1.3 Cơ cấu tổ chức

3.1.3.1. Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức

Tổ chức bộ máy Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương đứng đầu là BCH Đảng ủy tiếp theo Hội đồng trường và Ban giám hiệu. Tổ chức quản lý nhà trường chia làm ba khối: Các phòng chức năng, các khoa chuyên môn và trung tâm trực thuộc trường.

Hiện tại trường có 4 phòng, 6 khoa và 01 trung tâm. Bên cạnh đó còn có các Hội đồng tư vấn.

3.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ của cơ cấu tổ chức

a. Chức năng nhiệm vụ của BCH Đảng bộ

+ Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị.

+ Lãnh đạo đảng viên và tuyên truyền, vận động các cán bộ, giảng viên, HSSV trong nhà trường thực hiện đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước

+ Định hướng phát triển của Nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học, công tác quản lý HSSV

+ BCH Đảng ủy thường xuyên kiểm tra, giám sát các chi bộ đảng và đảng viên thực hiện Điều lệ Đảng, các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.

+Xây dựng BCH Đảng ủy, trước nhất là cấp ủy các chi bộ có đủ phẩm chất, năng lực, đoàn kết, gương mẫu, tiêu biểu cho đảng bộ, chi bộ hoạt động có hiệu quả, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm.

b. Hội đồng trường

Hội đồng trường là tổ chức chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho trường, bảo đảm thực hiện mục tiêu giáo dục nghề nghiệp.

c. Ban Giám Hiệu

Ban Giám hiệu bao gồm: Hiệu trưởng và 02 Phó Hiệu trưởng.

Hiệu trưởng trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm. Hiệu trưởng chỉ đạo toàn bộ hoạt động của Nhà trường, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về các hoạt động của Nhà trường.

Phó Hiệu trưởng trường do Bộ trưởng Bộ Công Thương bổ nhiệm với nhiệm kỳ 05 năm, có nhiệm vụ hỗ trợ cho Hiệu trưởng trong từng lĩnh vực, từng bộ phận, bao gồm:

- 01 Phó Hiệu trưởng nội chính; - 01 Phó Hiệu trưởng đào tạo

d. Các phòng, khoa chuyên môn của nhà trường

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch giáo dục nghề nghiệp hàng năm và dài hạn của nhà trường;

+ Lập kế hoạch và tổ chức việc xây dựng các chương trình, giáo trình, học liệu giáo dục nghề nghiệp;

+ Lập kế hoạch thi tốt nghiệp, công nhận và cấp bằng, chứng chỉ giáo dục nghề nghiệp;

+ Tổ chức thực hiện và quản lý quá trình đào tạo, bồi dưỡng giáo dục nghề nghiệp;

+ Phối hợp với phòng Quản lý chất lượng quản lý việc kiểm tra, thi theo quy định;

- Phòng Tổ chức hành chính

+ Quản lý nhân sự và tổ chức, quản lý hồ sơ lưu trữ theo quy định;

+ Thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên theo quy định hiện hành của nhà nước;

+ Tổ chức và quản lý công tác đánh máy, văn thư lưu trữ. Trực tiếp phụ trách công tác bảo vệ trật tự trị an, tự vệ, phòng chống bão lụt;

+ Quản lý các loại tài sản của trường : nhà ở, nhà xưởng, giảng đường, ký túc xá 2 tầng, nhà ăn tập thể, phòng truyền thống, hệ thống kho hàng, sân bãi, ôtô, máy móc, trang thiết bị, công cụ, dụng cụ thuộc tài sản công, các loại tài sản trên đất…sửa chữa nhỏ, tổ chức khai thác sử dụng, duy tu, bảo dưỡng nâng cấp các loại tài sản công được giao theo yêu cầu nhiệm vụ chính trị của nhà trường, quản lý cán bộ nhân viên thuộc phòng, thực hiện chế độ báo cáo theo qui định của Hiệu trưởng, thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng; - Phòng Chính trị và công tác học sinh sinh viên

+ Quản lý, tổ chức và phối hợp với các đoàn thể các đơn vị liên quan trong trường chăm lo công tác giáo dục chính trị tư tưởng trong học sinh. Tổ chức tiếp nhận học sinh trúng tuyển vào trường, sắp xếp bố trí, chỉ định Ban đại diện lớp, tiến hành làm thẻ học sinh, quản lý hồ sơ học sinh, sinh viên

+ Giảng dạy môn Chính trị, giáo dục quốc phòng, giáo dục thể chất.

+ Trực tiếp quản lý sử dụng khu ký túc xá 4 tầng, nhà giáo dục thể chất; tổ chức và quản lý sử dụng các trang thiết bị, dụng cụ học tập để triển khai các môn

học do đơn vị đảm nhiệm; quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị thông tin, tuyên truyền nhằm thực hiện tốt công tác giáo dục học sinh;

+ Tổ chức và triển khai thực hiện kết quả bình xét hạnh kiểm, thi đua khen thưởng, kỷ luật sinh viên, học sinh; dự kiến bổ nhiệm cán bộ lớp trình Hiệu trưởng phê duyệt. Phối hợp với Phòng Đào tạo, các đơn vị liên quan và tổ chức đoàn thể tổ chức cho học sinh tham gia thi học sinh giỏi, nghiên cứu khoa học, xét cấp học bổng khuyến khích tài năng.

- Phòng Tài chính kế toán

+ Thực hiện việc giám đốc, giám sát, tham mưu tất cả các hoạt động tài chính phát sinh trong nhà trường báo cáo kịp thời cho Hiệu trưởng giải quyết tùy theo yêu cầu của công việc.

+ Lập kế hoạch dự trù hoạt động tài chính hàng năm của Trường, đề nghị Nhà nước cấp, Hiệu trưởng tạo lập nguồn thu chủ động cân đối Thu - Chi;

+ Tổ chức và thực hiện kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm của trường theo đúng các chế độ thủ tục, thể lệ, hoá đơn, chứng từ quy định về công tác tài chính hiện hành của

+ Tổ chức thực hiện các nghiệp vụ kế toán; chỉ đạo hướng dẫn đôn đốc kiểm tra thực hiện công tác tài chính kế toán đối với các phòng, khoa trong nhà trường. Trực tiếp quản lý két bạc của nhà trường, lưu trữ sổ sách, chứng từ quyết toán hàng năm theo quy định hiện hành của Nhà nước.

- Các khoa, tổ bộ môn trực thuộc Trường

+ Thực hiện kế hoạch giảng dạy, học tập và các hoạt động ngoại khoá khác theo chương trình, kế hoạch giảng dạy hàng năm của trường;

+ Thực hiện việc biên soạn chương trình, giáo trình, học liệu dạy nghề khi được phân công; tổ chức nghiên cứu đổi mới nội dung, cải tiến phương pháp dạy nghề nhằm nâng cao chất lượng đào tạo;

+ Thực hiện các hoạt động thực nghiệm, nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật và công nghệ vào quá trình giáo dục nghề nghiệp;

+ Quản lý giáo viên, nhân viên và người học thuộc đơn vị mình;

+ Quản lý, sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của Hiệu trưởng; đề xuất, xây dựng kế hoạch bổ sung, bảo trì thiết bị giáo dục nghề nghiệp;

+ Thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Hiệu trưởng.

+ Khoa, bộ môn trực thuộc trường có Trưởng khoa, Trưởng bộ môn và các Phó trưởng khoa, Phó trưởng bộ môn do Hiệu trưởng bổ nhiệm. Trưởng khoa, Trưởng bộ môn chịu trách nhiệm quản lý, điều hành các hoạt động của khoa, bộ môn theo nhiệm vụ được quy định theo phân cấp của Hiệu trưởng.

Nhà trường có 6 khoa: a. Khoa Văn hoá kỹ thuật cơ sở; b. Khoa Sư phạm dạy nghề c. Khoa Điện- Điện tử; d. Khoa Cơ khí Sửa chữa e. Khoa Xăng dầu

g. Khoa Kế toán - Quản trị

- Trung Tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp

+ Tham mưu cho Hiệu trưởng trong việc thành lập Hội đồng tuyển sinh hàng năm; xác định các ngành nghề, lĩnh vực tuyển sinh có hiệu quả theo nhu cầu của xã hội;

+ Soạn thông báo tuyển sinh cho chủ tịch Hội đồng tuyển sinh ký duyệt phát hành;

+ Tổ chức thực hiện tuyển sinh, phát hành thông báo tuyển sinh, thu nhận hồ sơ tuyển sinh theo đúng chỉ tiêu kế hoạch đã phê duyệt;

+ Lập danh sách học sinh đăng ký, danh sách học sinh trúng tuyển, danh sách học sinh không trúng tuyển để Hội đồng tuyển sinh xem xét và quyết định. + Quản lý hồ sơ tuyển sinh đầu vào theo yêu cầu

3.1.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật

Nhà trường được giao đất để quản lý và đầu tư xây dựng, có quy hoạch mặt bằng tổng thể cho các khu đào tạo, các khối công trình đều đảm bảo chỉ giới quy hoạch, có tường bao bằng gạch đặc cao từ 2,3m trở lên. Có tổng diện tích:

27.550 m2 được chia làm hai khu.

Khu A của trường có diện tích 12.300 m2

Bảng 3.1. Cơ sở vật chất của Trường cao đẳng Công Thương Hải Dương năm 2018

STT HẠNG MỤC CÔNG TRÌNH ĐVT SỐ

LƯỢNG KHU A

1 Nhà Hiệu bộ Phòng 22

2 Nhà lý thuyết Phòng 20

3 Hội trưởng 100 – 350 chỗ ngồi Phòng 03

4 Phòng truyền thống Phòng 01

5 Phòng thư viện Phòng 01

6 Xưởng thực hành Phòng 31

7 Phòng chờ giáo viên Phòng 01

8 Phòng bảo vệ Phòng 01

9 Trung tâm tuyển sinh và quan hệ doanh nghiệp Phòng 02

10 Nhà kho Nhà 01 11 Nhà để xe ô tô Nhà 03 12 Nhà để xe cán bộ giáo viên Nhà 01 13 Nhà để xe học sinh Nhà 01 KHU B 16 Xưởng thực tập nghề hàn Phòng 03 17 Ký túc xá 2 tầng Phòng 20

18 Khu tập thể giáo viên Phòng 20

21 Nhà ăn tập thể Nhà 01

(Nguồn phòng tổ chức hành chính)

Bảng 3.1 cho thấy cơ sở vật chất khu quản lý nhà Hiệu bộ 22 phòng, nhà giảng dạy lý thuyết 22 phòng, khu xưởng thực hành 34 phòng, các điều kiện khác đáp ứng yếu tố giảng dạy của giáo viên và học sinh như ký túc xá, nhà ăn tập thể, khu ở tập thể giáo viên, nhà để xe. Về cơ sở vật chất một phần đáp ứng yêu cầu đào tạo, khi số lượng HSSV tăng lên thì cần xây dựng thêm các phòng học lý thuyết và thực hành.

3.1.5. Ngành nghề đào tạo

Do có bề dày hơn 46 năm xây dựng và phát triển nên Trường cao đẳng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công thương hải dương (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)