Phương pháp nghiêncứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công thương hải dương (Trang 41)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Đối với số liệu thứ cấp

Những số liệu này chủ yếu được thu thập từ các sách, niên giám thống kê qua các năm, cơ sở lý thuyết và các bài viết được chọn lọc trên các tạp chí, cẩm nang giáo dục, các thông tin trên mạng internet và các luận văn đã nghiên cứu trước đó về chất lượng đào tạo… Những thông tin này chủ yếu phục vụ cho phần tổng quan.

Các số liệu về tình hình đào tạo của Nhà trường qua giai đoạn 2015 -2018 được thu thập từ các báo cáo kết quả đào tạo, báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của Nhà trường. Sau khi thu thập, các số liệu này được tiến hành xử lý để đưa ra các chỉ tiêu cần nghiên cứu

3.2.1.2. Đối với số liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng hỏi và phiếu điều tra về chất lượng đào tạo nghề của Nhà trường với các đối tượng sau: 50 cán bộ và giáo viên đang công tác tại trường. 110 học sinh trình độ trung cấp đang học tập tại trường. 75 học sinh trung cấp đã tốt nghiệp đang làm việc tại trung tâm và các doanh nghiệp. 6 doanh nghiệp đang sử dụng lao động là học sinh tốt nghiệp của trường.

3.2.2. Phương pháp xử lý số liệu

Xử lý phương pháp xử lý thông tin theo cách: phân tổ, thống kê. Công cụ hỗ trợ: Phần mềm Excel.

3.2.3. Phương pháp phân tích

3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả được sử dụng trong nghiên cứu để: Thống kê trình độ lứa tuổi, giới tính của CBCNV, thống kê kết quả đào tạo nghề của nhà trường trong những năm gần đây. Mô tả sơ đồ cơ cấu tổ chức và hiện trạng cơ sở vật chất của nhà trường. Mô tả quá trình hình thành phát triển của nhà trường, bộ máy tổ chức quản lý, quá trình dạy và học, thực trạng chất lượng đào tạo. Số liệu sử dụng trong miêu tả là các số tuyệt đối, số tương đối.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Nhằm so sách chất lượng đầu vào của sinh viên, kết quả học tập, rèn luyện, kết quả tốt nghiệp, số lượng sinh viên có việc làm, trình độ của CBCNV…qua các năm để thấy được thực trạng chất lượng đào tạo của Nhà trường.

3.2.3.3. Phương pháp chuyên gia

Nhằm xin ý kiến các chuyên gia có chuyên môn sâu về các nội dung có liên quan đến chất lượng đào tạo và nâng cao chất lượng đào tạo, từ đó có những định hướng đúng đắn về các biện pháp thực tế cho Nhà trường.

3.2.3.4. Phương pháp thang đo về việc sử dụng thang đo likert 5 mức độ

Nhằm đánh giá mức độ hài lòng của cán bộ giáo viên Nhà trường, các học sinh sinh viên, doanh nghiệp về chất lượng đào tạo như chương trình hoạt động đào tạo, đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy, cơ sở vật chất của nhà trường với mức độ kém, trung bình, tốt.

3.3 . HỆ THỐNG CHỈ TIÊU SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

Nhóm 1:Nhóm các tiêu chí đánh giá kết quả và chất lượng đào tạo

- Số lượng sinh viên vào trường qua các năm - Tỷ lệ sinh viên khá giỏi của mỗi khóa - Tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp ra trường

- Tỷ lệ sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp - Tỷ lệ sinh viên làm đúng nghề được đào tạo

- Tỷ lệ sinh viên phải đào tạo lại Nhóm 2: Các tiêu chí đánh giá mục tiêu

- Số chương trình đào tạo của trường - Số chương trình đào tạo đạt chuẩn

- Số lượng giáo trình được biên soạn qua các năm

Nhóm 3: Nhóm các tiêu chí đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng đào tạo - Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Diện tích đất sử dụng

- Số phòng học lý thuyết, thực hành - Số xưởng thực hành đủ tiêu chuẩn

- Số phòng học chuyên môn đáp ứng yêu cầu giảng dạy và học tập theo chương trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng

- Số thư viện có chỗ ngồi đáp ứng yêu cầu nghiên cứu của cán bộ, giáo viên và học tập của học sinh

- Số và chất lượng đội ngũ giáo viên

Nhóm 4: Nhóm các tiêu chí đánh giá sự phù hợp kết quả đào tạo với nhu cầu của thị trường lao động

- Sự hài lòng về kiến thức kỹ năng thái độ mà học sinh đạt được sau khi tốt nghiệp như mức độ tay nghề tốt, mức độ yêu nghề sau khi tốt nghiệp.

- Kết quả đào tạo phù hợp với nhu cầu của người lao động:

- Khả năng làm việc của HSSV đã tốt nghiệp, làm được việc ngay, phải đào tạo thêm, không đáp ứng được yêu cầu.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2018 ĐẲNG CÔNG THƯƠNG HẢI DƯƠNG GIAI ĐOẠN 2016 - 2018

4.1.1. Thực trạng chất lượng đào tạo theo đánh giá trong

4.1.1.1. Đánh giá của nhà trường

a. Số lượng học sinh sinh viên tuyển sinh

Chất lượng đầu vào của HSSV có ảnh hưởng rất lớn đến đào tạo nghề. Các em HSSV khi vào học nghề có vốn kiến thức kỹ thuật cơ bản được học ở bậc phổ thông thì các em sẽ dễ tiếp thu những kiến thức kỹ thuật chuyên ngành hơn, dẫn đến chất lượng đào tạo sẽ tốt hơn. Khi trình độ đầu vào của HSSV thấp thì chất lượng đào tạo sẽ bị nhiều hạn chế.

Nhà trường thực hiện công tác tuyển sinh theo đúng quy chế của Bộ lao động Thương binh và Xã hội ban hành. Tổ chức thành lập Hội đồng tuyển sinh, triển khai việc thực hiện xét tuyển theo đúng tiêu chí xét tuyển đối với các hệ đào tạo cao đẳng và trung cấp xét tuyển thông qua kết quả học tập. Chính vì công tác tuyển sinh của nhà trường được thực hiện theo hình thức xét tuyển nên chất lượng đầu vào của sinh viên chưa cao. Đặc điểm chung đối với HSSV hiện nay khi vào học ở các trường dạy nghề có trình độ tương đối yếu đa số các em đều thi trượt THPT,thi trượt THCS, thi trượt Đại học hoặc học lực yếu chọn vào học nghề. Do vậy đây cũng là yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề. Điều này phản ánh qua kết quả thống kê về chất lượng đầu vào của Phòng đào tạo:

Bảng 4.1. Chất lượng đầu vào của HSSV nhà trường trong bình quân 3 năm gần đây

ĐVT: HSSV TT Trường 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017 1 THPT 132 152 199 115,15 130,92 2 THCS 558 855 1047 153,22 122,45 Tổng 690 1007 1246 145,94 123,73

Bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ HSSV tốt nghiệp THCS đăng ký học nghề ngày càng tăng qua các năm. Tổng số HSSV năm 2017 tăng 317 HSSV so với 2016 (tương ứng 45,94%); năm 2018 tăng 239 HSSV so với 2017 (tương ứng 23,73%). Trong đó hệ THCS năm 2017 tăng 297 HSSV so với năm 2016 (tương ứng 53,22%); năm 2018 tăng 192 HSSV so với năm 2017 (tương ứng 22,45).Nguyên nhân là do Nhà nước cho phép các em học sinh tốt nghiệp THCS tham ra học nghề và được trợ cấp toàn bộ học phí nên nhà trường cũng tập trung tuyển sinh đối tượng là các em học sinh đã tốt nghiệp THCS. Có thể nói chất lượng đầu vào ảnh hưởng trực tiếp đến việc tiếp thu kiến thức và rèn luyện đạo đức trong nhà trường, đặc biệt đối với các môn học cần tư duy thì những HSSV mới tốt nghiệp THCS thì tầm hiểu biết và khả năng phát hiện vấn đề sẽ hạn chế. Bên cạnh đó HSSV của nhà trường cũng đa dạng về lứa tuổi, nhận thức nên ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo của nhà trường. Vì số HS này trình độ văn hóa, nhận thức xã hội, khả năng tư duy còn rất hạn chế, do vậy việc tiếp thu kiến thức trong học nghề sẽ gặp nhiều khó khăn.

a. Kết quả học tập của HSSV

Chất lượng đào tạo của Trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương được biểu hiện qua kết học tập và kết quả rèn luyện đạo đức, lối sống, tham gia các hoạt động đoàn thể trong trường của sinh viên. Trong đó việc đánh giá kết quả học tập được thực hiện dưới sự phối hợp của giáo viên bộ môn – khoa – phòng đào tạo của Nhà trường. Kết quả học tập của sinh viên được xếp theo học kỳ và từng năm học đối với từng khóa học là căn cứ để nhà trường xét học bổng, xét điều kiện lên lớp và điều kiện tốt nghiệp của sinh viên toàn khóa học.

Bảng 4.2. Kết quả đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, trung cấp văn hóa nghề bình quân 3 năm TT Xếp loại 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017 1 Giỏi 29 48 67 165,5 139,5 2 Khá 560 612 549 109,3 89,7 3 Trung bình 101 338 611 334,6 180,7 4 Yếu 0 8 17 0,00 212,5 5 Kém 0 0 0 0,00 0,00 Cộng 690 1007 1246 145,94 123,73

Bảng 4.2 cho thấy, kết quả học tập của sinh viên của nhà trường có sự biến động qua các năm. Trong những năm qua nhà trường không có HSSV đạt học lực loại xuất sắc. Tỷ lệ sinh viên đạt kết quả giỏi năm 2017 tăng 19HSSV so với năm 2016 (tương ứng 65,5%), năm 2018 tăng 19HSSV so với năm 2017 (tương ứng 39,5%).

Về tỷ lệ sinh viên học tập loại khá có xu hướng giảm xuống từ 52 HSSV năm 2017, xuống còn 39 HSSV năm 2018, tỷ lệ kết quả học tập trung bình có xu hướng tăng mạnh và chiếm tỷ trọng lớn nhất trong năm 2018 (tương ứng 80,7%).Vẫn có học sinh có kết quả học tập yếu nhưng tỷ lệ này nhỏ chỉ chiếm 12.5%. Nguyên nhân đó là trong hai năm học gần đây số HSSV đăng ký tham gia học nghề chủ yếu là học sinh có trình độ THCS là đối tượng chưa có nhiều kiến thức văn hóa và xã hội. Ngày nay với sự cạnh tranh mạnh mẽ về người học chất lượng đào tạo là vấn đề vô cùng quan trọng và là căn cứ để sinh viên lựa chọn trường, chọn ngành. Kết quả trên đã phần nào cho thấy được kết quả đào tạo Nhà trường, chứng tỏ việc nâng cao chất lượng đào tạo vẫn chưa được đề cao.

Bảng 4.3. Kết quả học tập của sinh viên các ngành

Khóa, ngành học

Tổng số SV

Giỏi Khá Trung bình Yếu

SL TL % SL TL% SL TL% SL TL % TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG Năm học 2015-2016

Điện công nghiệp 21 1 4,76 17 80,95 3 14,28 0 0

Công nghệ ô tô 20 1 5 16 80,0 3 15,0 0 0

Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas

5 0 0 5 100 0 0 0 0

Tổng 46 2 2,8 38 82,6 6 13,0 0 0

Năm học 2016-2017

Điện công nghiệp 25 2 8,0 20 80,0 3 12,0 0 0

Công nghệ ô tô 21 2 9,5 19 90,5 0 0

Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas

Tổng 56 4 7,1 48 85,7 4 7,1

Năm học 2017-2018

Điện công nghiệp 16 0 0 15 93,7 1 6,3 0 0

Công nghệ ô tô 18 0 0 13 7,3 5 27,7 0 0

Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas

15 0 0 14 9,3 1 7,7 0 0

Tổng 46 0 0 42 9,1 7 15,2 0 0

TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP Năm học 2015-2016

Điện công nghiệp 7 0 0 6 85,7 1 14,3 0 0

Công nghệ ô tô 8 0 0 6 75 2 25 0 0

Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas

42 2 4,8 39 92,8 1 2,4 0 0

Tổng 57 2 3,5 51 89,4 4 7,0 0 0

Năm học 2016-2017

Điện công nghiệp 1 0 0 1 100 0 0 0 0

Công nghệ ô tô 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas

55 1 1,8 51 92,7 3 5,45 0 0

Tổng 56 1 17 52 92,8 3 5,3 0 0

Năm học 2017-2018

Điện công nghiệp 18 1 5,5 15 83,4 2 11,1 0 0

Công nghệ ô tô 8 0 0 8 100 0 0 0 0

Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas

65 2 3,3 58 89,0 5 7,7 0 0

Tổng 91 3 3,2 81 89,0 7 7,6 0 0

TRUNG CẤP VĂN HÓA Năm 2015 – 2016

Điện công nghiệp 126 2 1,5 26 20,6 96 76,19 2 1,5

Quản trị kinh doanh

xăng dầu và gas 8 0 0 1 12,5 7 87,5 0 0

Tổng 220 3 1,36 39 17,7 175 79,5 3 1,3

Năm 2016 – 2017

Điện công nghiệp 155 5 3,2 25 16,1 120 77,4 5 3,2

Công nghệ ô tô 89 0 0 12 13,5 77 86,5 0 0

Quản trị kinh doanh xăng dầu và gas

5 0 0 0 0 5 100 0 0

Tổng 249 5 2,0 37 14,8 202 81,1 5 2,0

Năm 2017 – 2018

Điện công nghiệp 150 5 3,3 15 10 130 86,7 0 0

Công nghệ ô tô 100 3 3,0 15 15,0 82 82,0 0 0

Quản trị kinh doanh

xăng dầu và gas 26 0 0 4 15,3 22 84,7 0 0

Tổng 276 8 2,8 34 12,3 234 84,7 0 0

Nguồn: Phòng đào tạo Kết quả học tập của sinh viên ở từng năm có sự không đồng đều giữa các khóa cụ thể là: tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi nghành Điện công nghiệp chiếm tỷ lệ lớn qua các năm học, đứng thứ hai là ngành nghiệp vụ bán hàng, tiếp theo là các ngành khác.

Tỷ lệ sinh viên đạt kết quả học tập khá có xu hướng giảm dần qua các năm Ngành Điện công nghiệp vẫn là ngành có học sinh đạt tỷ lệ khá cao.

Học sinh đạt kết quả học tập trung bình khá, trung bình và yếu tập trung ở các ngành còn lại với tỷ lệ khá cao đối với khối kỹ thuật cần sự kiên trì và đam mê.

b. Kết quả rèn luyện của sinh viên

Cuối mỗi học kỳ, việc xét thi đua khen thưởng cho những HSSV và tập thể lớp dựa trên kết quả học tập và kết quả rèn luyện. Nếu sinh viên có kết quả cao trong học tập nhưng ý thức tổ chức kỷ luật kém thì cũng không được xét thi đua khên thưởng. Nhà trường thực hiện nghiêm túc theo chế độ chính sách mà Nhà nước đã ban hành đối với HSSV. Giải quyết đầy đủ các quyền lợi cho sinh viên, sinh viên thuộc đối tượng chính sách xã hội, công tác đoàn thể. Đồng thời xử lý nghiêm khắc đối với những HSSV vi phạm nội quy, quy chế, khen thưởng kịp thời sinh viên có thành tích trong học tập.

Bảng 4.4. Kết quả rèn luyện hệ cao đẳng, trung cấp, trung cấp văn hóa của bình quân 3 năm TT Xếp loại 2016 2017 2018 So sánh (%) 2017/2016 2018/2017 1 Tốt 589 845 1015 143,46 120,11 2 Khá 101 135 214 133,66 158,51 3 TB 0 27 17 - 62.96 4 Yếu 0 0 0 0,00 0,00 5 Kém 0 0 0 0,00 0,00 Cộng 690 1007 1246 145,94 123,73

Nguồn: Phòng đào tạo Bảng 4.4 cho thấy kết quả rèn luyện của HSSV của Trường được thể hiện cụ thể trong bảng, số lượng đạt loại tốt năm 2017 tăng 256 HSSV so với 2016 (tương ứng 43,46.%); năm 2018 giảm xuống còn 170 HSSV so với 2017 (tương ứng 20.11%). Tỷ lệ sinh viên đạt loại khá chiếm từ 33,66% -58,51%, HSSV đạt loại trung bình chiếm tỷ nhỏ. Không có HSSV xếp loại rèn luyện yếu. Để đảm bảo song song giáo dục nghề nghiệp và rèn luyện đạo đức cho sinh viên, Nhà trường cần có những kế hoạch cụ thể để từng bước nâng cao ý thức của sinh viên ngành.

d. Kết quả tham gia thi học sinh giỏi các cấp

Hàng năm, trường đều tổ chức hội thi học sinh giỏi cấp trường và từ đó lựa chọn được các học sinh giỏi các nghề để tham gia hội thi tay nghề giỏi cấp tỉnh. Qua các hội thi Nhà trường đã tuyên dương khen thưởng các giáo viên và học sinh để động viên khích lệ đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt, tạo không khí sôi nổi trong giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường.

d. Kết quả tham gia thi học sinh giỏi các cấp

Hàng năm, trường đều tổ chức hội thi học sinh giỏi cấp trường và từ đó lựa chọn được các học sinh giỏi các nghề để tham gia hội thi tay nghề giỏi cấp tỉnh. Qua các hội thi Nhà trường đã tuyên dương khen thưởng các giáo viên và học sinh để động viên khích lệ đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt, tạo không khí sôi nổi trong giảng dạy và học tập góp phần nâng cao chất lượng đào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công thương hải dương (Trang 41)