Nội dung chương trình đào tạo và kế hoạch đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công thương hải dương (Trang 69 - 76)

- Mục tiêu, nội dung chương trình, phương pháp dạy học

+ Trường có các hình thức và phương pháp dạy học tích cực khuyến khích phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học.

Với phương pháp ”lấy người học làm trung tâm’’nhằm trang bị cách học, phát huy tính chủ động của người học, sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông dạy học, Nhà trường chủ trương đổi mới hình thức và phương pháp giảng dạy đặc biệt là phương pháp dạy học tích cực khuyến khích phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và tinh thần hợp tác của người học. Hàng năm nhà trường tổ chức hội giảng cấp trường để chia sẻ kinh nghiệm, học tập, trao đổi phương pháp dạy học; ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, đây cũng là hoạt động tích cực phổ biến sâu rộng trong toàn trường. Hiện nay, các giáo viên của trường đang áp dụng các hình thức và phương pháp dạy học tích cực như: phân nhóm, tự nghiên cứu, giảng dạy trên các mô hình, nêu vấn đề, viết tiểu luận hoặc làm bài tập lớn....

Bên cạnh đó để hỗ trợ cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy, nhà trường đã đầu tư nhiều vào cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc hiện đại như: phòng học đa năng, máy tính, máy chiếu, các phần mềm... tạo điều kiện cho giáo viên ứng dụng công nghệ, trang thiết bị hiện đại vào bài giảng của mình một cách hiệu quả thiết thực.

Việc giảng dạy hiện nay ở trường cao đẳng Công Thương Hải Dương đã sử dụng những phương pháp giảng dạy mới như phương pháp dạy học tích hợp với phương châm lấy người học làm trung tâm trong những năm qua chất lượng dạy học của Nhà trường cũng đã có sự tiến bộ. Đối với giảng dạy lý thuyết, sinh viên được truyền đạt kiến thức thông qua phương pháp thuyết trình, đàm thoại, đặt vấn đề. Với dạy thực hành, giáo viên thường sử dụng phương pháp diễn giải và phương pháp thực hành.Trong thời gian gần đây để nâng cao hiệu quả của công tác dạy học nhà trường đã trang bị nhiều phương tiện dạy học như máy chiếu, máy tính, giúp giáo viên dễ dàng đưa các hình ảnh, vi deo, đoạn phim vào bài giảng nên phương pháp trực quan cũng đang được nhiều giáo viên sử dụng.

Hàng năm, Trường và các khoa tổ chức 01 lần hội giảng cấp trường về phương pháp giảng dạy mới để đánh giá hoạt động giảng dạy của giáo viên. Tiêu chí về phương pháp giảng dạy được coi trọng để thúc đẩy giáo viên quan tâm đổi mới phương pháp giảng dạy.

Mặc dù được nhà trường quan tâm và tạo điều kiện để đổi mới phương pháp giảng dạy nhưng các phương pháp truyền thống vẫn con được sử dụng phổ biến trong nhà trường nên chưa phát huy được tính chủ động của người học, người học vẫn chưa được xem là trung tâm của quá trình dạy và học.

Định kỳ thu thập ý kiến của cán bộ quản lý, giao viên, người học nhằm tổng kết đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học.

Để đánh giá hiệu quả các phương pháp giảng dạy của các giáo viên, định kỳ hàng năm, trường tổ chức và lấy ý kiến của HSSV đối với các mô đun/ môn học bằng các phiếu khảo sát lấy ý kiến của cán bộ giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học. Kết quả điều tra khảo sát ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, HSSV được tổng hợp đánh giá và phổ biến kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy và học cho cán bộ, giáo viên toàn trường. Kết quả cho thấy mức độ hài lòng của HSSV cho thấy 90% sinh viên hứng thú với giờ giảng mà giáo viên áp dụng các phương pháp. dạng dạy tích cực, sử dụng giáo án điện tử.

Thông qua các hoạt động: dự giờ, hội giảng, thảo luận chuyên môn tại các phòng khoa, kết quả điều tra khảo sát cho thấy tỷ lệ giáo viên ở các khoa sử dụng phương pháp dạy học tích cực với các giáo án điện tử tăng lên theo hàng năm, nhiều giáo viên đạt giải cao tại các kỳ thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp tỉnh. * Ưu điểm

Các hoạt động dạy nghề của nhà trường được thực hiện theo đúng mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề đã được phê duyệt. Chủ động tích cực thực hiện rà soát, giám sát việc thực hiện mục tiêu, nội dung chương trình dạy nghề phù hợp với thực tiễn sản xuất, phù hợp với công nghệ hiện tại.

Phương pháp dạy học tích cực được ứng dụng rộng rãi ở tất cả các khoa, bộ môn bằng hình thức, thường xuyên, thường xuyên sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm trên cơ sở chọn lọc các ý kiến đóng góp nhận xét của cán bộ quản lý, giáo viên, HSSV về đổi mới phương pháp dạy học.

Định kỳ hàng năm tổ chức hội giảng cấp trường và tham gia hội giảng các cấp, tạo điều kiện tốt cho giáo viên phấn đấu, học hỏi không ngừng tự nâng cao năng lực chuyên môn cũng như phương pháp giảng dạy.

* Nhược điểm

Việc áp dụng phương pháp dạy học tích cự cho các lớp – Khóa chưa triệt tiêu đều do mức độ tiếp thu của sinh viên con thấp.

- Kế hoạch đào tạo

+ Đảm bảo kế hoạch đào tạo cho từng nghề, theo từng học kỳ, năm học Chương trình đào tạo các nghề của nhà trường đã được xây dựng dựa trên chương trình khung do Bộ LĐTB-XH ban hành và được Hiệu trưởng ra quyết định ban hành. Nhà trường đã thành lập hội đồng thẩm định, điều chỉnh nội dung chương trình. Dựa vào chương trình đào tạo đã được ban hành, phòng đào tạo xây dựng kế hoạch đào tạo, tiến độ đào tạo cho từng nghề, từng năm học để trình hiệu trưởng phê duyệt, trên cơ sở đó phòng đào tạo lập kế hoạch giáo viên, thời khóa biểu tuần, tháng cho từng môn học/mô đun, cụ thể cho các giờ học lý thuyết, thực hành, thực tập lao động sản xuất, gửi đến các khoa, bộ môn để tiện theo dõi và quản lý.

+ Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo đảm bảo thực hiện đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Trường đã tổ chức thực hiện giám sát, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo hàng năm, bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ, chất lượng và đạt hiệu quả. Việc kiểm tra giám sát được thực hiện định kỳ hoặc đột xuất qua các biện pháp như: kiểm tra giáo án, đề cương bài giảng, sổ lên lớp, sổ tay giáo viên,dự giờ giáo viên. Ngoài việc kiểm tra giám sát thực hiện kế hoạch đào tạo, thanh tra đào tạo của trường còn thực hiện việc giám sát thực hiện quy chế thi, kiểm tra, kiểm tra trên cơ sở Quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp của trường, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch của giáo viên thông qua hệ thống biểu mẫu của phòng đào tạo và sổ lên lớp. Trong sổ lên lớp giáo viên đã ghi đầy đủ nội dung theo quy định, Nhà trường đã ghi đầy đủ nội dung vào hai trang cuối của sổ lên lớp về: số giờ nghỉ học: điểm trung bình trung; kết quả rèn luyện; môn học; mô đun phải học lại của sinh viên và kết quả kiểm tra tình hình dạy học, quá trình kiểm tra, giám sát được tổng kết báo cáo, rút kinh nghiệm.

Hàng năm, Nhà trường đều xây dượng kế hoạch thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, HSSV về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo, việc thực hiện lấy ý kiến đánh giá phản hồi của cán bộ quản lý, giáo viên và HSSV về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo được nhà trường thực hiện vào cuối năm học, thông qua phiếu khảo sát, kết quả thu được trong quá trình thu thập ý kiến đánh giá phản hồi của cán bộ quản lý, giáo viên và HSSV được tổng hợp đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo và đề ra các biện pháp

khắc phục các tồn tại, để rút kinh nghiệm xây dựng kế hoạch đào tạo cho năm học tiếp theo.

* Ưu điểm

Trường đã có đầy đủ chương trình đào tạo của các nghề phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất. Kế hoạch đào tạo được xây dựng khoa học, tiến độ thực hiện trong năm, khóa học tương ứng với kế hoạch.

Tổ chức giám sát, đánh giá việc thực hiện kế hoạch đào tạo bảo đảm thực hiện kế hoạch đào tạo đúng tiến độ, chất lượng và hiệu quả.

Hàng năm thu thập các ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo.

* Nhược điểm

Mới chỉ dừng lại ở việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch nhưng chất lượng của các kế hoạch chưa thực sự tốt vẫn xảy ra tình trạng các môn học không được sắp xếp đúng thời gian và kế hoạch giảng dạy chưa sát với thực tế nên ảnh hưởng đến chất lượng bài giảng và tâm lý giáo viên.

Để hạn chế các nhược điểm trên nhà trường cần có những biện pháp chủ động trước các yếu tố biến động khách quan để xây dựng kế hoạch đào tạo sát với thực tế và phù hợp với điều kiện, năng lực đào tạo của trường.

Định kỳ mỗi năm một lần tổ chức hội thảo chuyên đề để thu thập ý kiến đánh giá về tiến độ, kết quả thực hiện kế hoạch đào tạo trong các đối tượng: cán bộ, giáo viên, HSSV.

- Phương thức tổ chức dạy học

+ Đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo để đáp ứng yêu cầu học tập của người học. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với yêu cầu của nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế thì nhu cầu học tập của người học ngày càng tăng về số lượng và đa dạng về phương thức. Để đáp ứng nhu cầu đó, nhà trường đã có chủ trương thực hiện đa dạng hóa các phương thức tổ chức đào tạo. Với chức năng nhiệm vụ được giao, hiện tại nhà trường đang tổ chức thực hiện tổ chức đào tạo đa dạng hóa vơi nhiều hình thức. Đào tạo nghề chính quy tập trung theo hai cấp trình độ (trung cấp và cao đẳng nghề).

Thông tin về phương thức tổ chức đào tạo: hình thức tổ chức, nghề, trình độ, số lượng tuyển sinh, kết quả thực hiện được thể hiện ở quy chế tuyển sinh của

trường hàng năm. Trong mỗi phương thức tổ chức đào tạo của trường đều đáp ứng nhu cầu của người học, 100% HSSV hiện đang theo học tại các cấp trình độ đều phù hợp với nhu cầu của bản thân. Như vậy, Trường đã đa dạng hóa các loại hình đào tạo theo quy định đáp ứng yêu cầu học tập của người học.

+ Có sự liên kết chặt chẽ với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong quá trình đào tạo.

Trong những năm vừa qua, Nhà trường đã đóng vai trò tích cực cung cấp nguồn nhân lực đáng kể đã qua đào tạo cho xã hội, địa phương. Đã lập được mối quan hệ chặt chẽ, truyền thống với các doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng lao động trên địa bàn tỉnh Hải Dương và các tỉnh lân cận. Sau khi học xong phần thực hành nghề cơ bản tại trường, HSSV của trường được các doanh nghiệp tiếp nhận thực tập tay nghề tại đơn vị. HSSV vừa được thực hành tại chỗ vừa sản xuất ra sản phẩm cho doanh nghiệp. Kết thúc thời gian thực tập tại doanh nghiệp, HSSV của trường đều được đánh giá cao.

Trong quá trình tổ chức đào tạo, Nhà trường còn thường xuyên lấy ý kiến doanh nghiệp góp ý cho chương trình đào tạo của trường để phù hợp với thực tế sản xuất. Ngoài ra trường mời các chuyên gia có kinh nghiệm, các thợi bậc cao từ các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất tham gia vào: Hội đồng thẩm định chương trình, giáo trình, tham gia buổi lễ báo cáo thực tập tốt nghiệp, tham gia bốc thăm đề thi tốt nghiệp, để đảm bảo kết quả đào tạo đáp ứng được các yêu cầu của thực tế sản xuất, HSSV tốt nghiệp ra trường có thể làm việc được ngay, các doanh nghiệp không phải đào tạo lại.

+ Định kỳ thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý, giáo viên, người học về chất lượng của các phương thức đào tạo so với mục tiêu đã đề ra.

Định kỳ hàng năm phòng đào tạo đề xây dựng kế hoạch thu thập ý kiến đánh giá của cán bộ quản lý giáo viên, HSSV về chất lượng của các phương thức đào tạo với mục tiêu đã đề ra vào cuối năm học, thông qua phiếu khảo sat ý kiến. Trên cơ sở phiếu khảo sát, Nhà trường có tổng hợp đánh giá và đánh giá kết quả về chất lượng của các phương thức đào tạo so với mục tiêu đề ra.

* Ưu điểm

Trường đã da dạng hóa các phương thức dạy nghề để đáp ứng yêu cầu học tập của người học, của người sử dụng lao động.

nâng cao chất lượng đào tạo, đảm bảo đào tạo gắn liền với thực tế sản xuất. * Nhược điểm

Đánh giá chất lượng của các phương thức đào tạo so với mục tiêu đề ra mới chỉ dừng lại thông qua các buổi họp rút kinh nghiệm, thăm dò, khảo sát. Thực tế chuyên môn ngành đào tạo chưa cập nhật thương xuyên, chưa đảm bảo tính linh hoạt, mức độ bền vững, nặng nề lý thuyết. Trường chưa có biện pháp hữu hiệu trong việc lấy ý kiến của giáo viên và học sinh khi kết thúc khóa học, chưa có số liệu thống kê chính xác về mức độ hài lòng của doanh nghiệp sử dụng lao động là học sinh của trường.

Trong thời gian tới Nhà trường cần tăng cường hợp tác với nhiều doanh nghiệp, gắn đào tạo với sản xuất kinh doanh, mở rộng liên kết đào tạo với các đơn vị, tổ chức trong nước và quốc tế.

Thường xuyên tổ chức hội thảo định kỳ theo chuyên đề để lấy kiến của cán bộ, giáo viên và người học về hiệu quả của các phương thức tổ chức đào tạo đã thực hiện.

- Thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra, đánh giá kết quả học tập

+ Thực hiện phương pháp, quy trình kiểm tra đánh giá kết quả học tập theo hướng coi trọng đánh giá quá trình và phản hồi kịp thời cho người học.

Phương pháp, quy trình đánh giá trong thi, kiểm tra được thực hiện theo quy chế thi, kiểm tra do nhà trường xây dựng dựa trên luật dạy nghề và quyết định 14/2007/QĐ-BLĐTBXH của Bộ Lao Động – Thương Binh và Xã Hội về quy chế thi, kiểm tra và công nhận tốt nghiệp trong dạy nghề hệ chính quy. Để nâng cao chất lượng đào tạo, kiểm tra đánh giá khách quan kết quả học tập của HSSV hàng năm nhà trường tổ chức cho giáo viên và HSSV học tập quy chế thi kiểm tra và chỉ đạo các khoa chuyên môn thực hiện đúng quy trình kiểm tra theo quy chế phù hợp: quy định về thời gian ôn thi, nội dung thi, điều kiện dự thi, việc thành lập hội đồng thi và cách tính điểm ...Dựa trên cơ sở này, giáo viên giảng dạy các môn học/mô đun tại trường Cao đẳng Công Thương Hải Dương áp dụng các phương pháp kiểm tra khác nhau nhằm đánh giá được kết quả học tập của sinh viên học môn học của mình, tự điều chỉnh phương pháp truyền đạt, tổ chức việc học tập trên lớp.

Nhà trường coi trọng đánh giá kết quả của cả quá trình đào tạo và phản hồi kịp thời cho người học. Kết quả thi, kiểm tra được công bố công khai tới

HSSV sau khi thi, kiểm tra từ 1 đến 2 tuần. Các kết quả hết môn học/ mô đun lưu tại phòng đào tạo, các khoa, sổ lên lớp giáo viên, sổ tay giáo viên. Quy trình tổ chức thi, kiểm tra kết thúc môn học/ mô đun, học kỳ, thi tốt nghiệp được Nhà trường thực hiện nghiêm túc, khách quan từ việc tổ chức ra đề thi, coi thi, chấm thi, phân công nhiệm vụ: đảm bảo công tác bảo mật, tổ chức coi thi, chấm thi,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công thương hải dương (Trang 69 - 76)