Thực trạng chất lượng đào tạo theo đánh giá ngoài

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công thương hải dương (Trang 61 - 63)

4.1.2.1. Đánh giá của nhà tuyển dụng

Khách hàng là chủ thể đánh giá chất lượng sản phẩm khách quan và công bằng nhất. Trong hoạt động đào tạo người học nghề khi ra trường là sản phẩm mà nhà trường cung cấp cho doanh nghiệp và doanh nghiệp sử dụng lao động là khách hàng của nhà trường. Nếu nhà trường tự dạy học sinh và cũng tự đánh giá chất lượng thì chất lượng đó là không khách quan, ý nghĩa của việc đánh giá không có tính thuyết phục. Chính vì vậy, bên cạnh sự tự đánh giá, chất lượng phải được thể hiện từ phía các doanh nghiệp có sử dụng lao động là học sinh của nhà trường. Để đánh giá khách quan và công bằng chất lượng đào tạo của trường cao đẳng Công Thương Hải Dương, tôi đã tiến hành điều tra 6 doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp hiện đang sử dụng lực lượng lao động là sinh viên của nhà trường. Do những năm gần đây nhà trường chỉ tuyển sinh mạnh về các nghề Điện công nghiệp, công nghệ ô tô và cơ khí hàn nên các phiếu điều tra đều tập trung vào các đơn vị sử dụng lao động của các nghề trên. Tổng hợp kết quả các phiếu điều tra doanh nghiệp và các đơn vị sự nghiệp thì hoạt động đào tạo của nhà trường đã đạt được một số kết quả nhất định sau:

Bảng 4.19. Kết quả đánh giá của DN đối với HSSV năm 2018

ĐVT: % Doanh nghiệp/Đơn vị sự nghiệp Tổng số LĐ được nhận vào làm việc Số lao động được chấp nhận ngay Số lao động phải đào tạo lại Số lao động được làm đúng nghề Số lao động bị xa thải

người người % người % người % người %

Trung tâm bảo dưỡng và sửa chữa

ôtô công nghệ cao

5 5 100 0 0 5 100 0 0 Công ty TNHH thành thịnh 10 10 100 0 0 4 40 0 0 Công ty brother 20 20 100 0 0 20 100 0 0 Công ty ford 16 14 87,5 2 12,5 12 85,7 0 0 Công ty TNHH một thành viên Biên Hòa 10 9 90 1 10,0 5 55,5 0 0 Công ty TNHH gia công cơ khí Tuấn Thịnh

9 8 88,8 1 11,2 6 75,0 0 0

Bảng 4.19 cho thấy: - Kiến thức

Hầu hết sinh viên được đào tạo khi ra trường được chấp nhận làm việc ngay và được bố trí công việc đúng hoặc gần với chuyên ngành đào tạo. Đa số ý kiến cho rằng sinh viên có được những kiến thức cơ bản về ngành nghề. Tuy nhiên vẫn có những hạn chế do nội dung kiến thức đào tạo còn nặng về lý thuyết nên HSSV ra trường đi làm còn mắc phải những sai sót trong công việc.

- Kỹ năng

HSSV ra trường đa số có khả năng tiếp cận công việc nhanh, có kỹ năng tốt và có năng lực chuyên môn, năng lực làm việc tốt. Tỷ lệ HSSV được tuyển vào làm việc cần qua đào tạo lại chiếm tỷ lệ thấp dưới 20% và không có sinh viên nào bị sa thải khi làm việc tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khả năng tiếp cận CNTT và kỹ năng mềm của HSSV nhà trường còn nhiều hạn chế, chủ yếu về kiến thức ngoại ngữ, kỹ năng làm việc nhóm, xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch. Tất cả doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp đều tạo điều kiện cho các cựu HSSV tham các khóa học như kỹ năng nghề nghiệp, ngoại ngữ, kỹ năng mềm để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

- Thái độ

Đa số các sinh viên đều được đánh giá có năng lực phẩm chất tốt, có tinh thần học hỏi và nhiệt tình trong công việc.

4.1.2.2. Đánh giá của cựu sinh viên

Để đánh giá khách quan và công bằng chất lượng đào tạo của trường cao đẳng Công Thương Hải Dương, tôi đã tiến hành điều tra với 75 cựu HSSV được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 4.20. Bảng đánh giá chất lượng đào tạo của cựu HSSV

ĐVT: %

STT Diễn giải Tốt Khá TB Yếu Kém

1 Chương trình đào tạo 77,67 17,33 5,00 0,00 0,00

2 Đội ngũ giáo viên và phương

pháp giảng giải của giáo viên

70,33 25,33 4,33 0,00 0,00

3 Khả năng áp dụng các kiến

thức đã học vào thực tế 72,00 21,33 6,67 0,00 0,00

4 Cơ sở vật chất phục vụ học tập 60,00 28,00 12,00 0,00 0,00

Bảng 4.20 cho thấy đa số các ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo của trường là tốt. Tuy nhiên, tỷ lệ này chưa thực sự cao vẫn có những ý kiến đánh giá kém và trung bình. Về chương trình đào tạo và đội ngũ giáo viên, phương pháp giảng dạy tỷ lệ đánh giá tốt lần lượt là 77,67% và 70,33% còn lại là mức đánh giá trung bình và không tốt. Chứng tỏ có người học chưa hài lòng về vấn đề này. Về khả năng áp dụng các kiến thức đã học vào thực tế qua kết quả điều tra cho thấy: đa số các sinh viên đều thực hiện các kỹ năng thực hành nghề nghiệp cần thiết. Với một số kỹ năng, tỷ lệ sinh viên thực hiện chưa đạt yêu cầu là không cao. Đó thường là các kỹ năng đòi hỏi sinh viên phải thâm nhập nhiều vào thực tế tại các doanh nghiệp mới có thể thực hiện tốt hoặc là các kỹ năng mà thường không thể rèn luyện kỹ năng trong quá trình đào tạo ở trường hoặc là các kỹ năng mà trong quá trình đào tạo tại trường không có đủ điều kiện rèn luyện kỹ. Nói cách khác họ chưa thực sự hài lòng về mức độ rèn luyện các kỹ năng thực hành trong quá trình học tập. Đây cũng là dữ liệu quan trọng giúp nhà trường rà soát lại nội dung chương trình đào tạo của từng ngành. Về cơ sở vật chất phục vụ học tập chỉ có 60% ý kiến đánh giá là tốt điều này giúp nhà trường cần đầu tư thêm để đáp ứng nhu cầu học tập và rèn luyện các kỹ năng nghề của người học.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng đào tạo của trường cao đẳng công thương hải dương (Trang 61 - 63)