Đối với cấp chính quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 112 - 113)

 Đối với Trung ương và tỉnh

Cần xây dựng hệ thống văn bản hướng dẫn sát với tình hình thực tế ở địa phương, công tác chỉ đạo từ Trung ương tới địa phương phải đồng bộ và thống nhất về thực hiện đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Ban hành những chính sách hỗ trợ vay vốn phát triển trồng và sản xuất cam Cao Phong.

Xây dựng hệ thống thông tin đa chiều giúp các tác nhân trong quá trình tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong. Có những chính sách thiết thực vào đầu tư cơ sở hạ tầng; Như xây dựng nông thôn mới, xây dựng các kho bảo quản sản phẩm cam Cao Phong.

 Đối với chính quyền địa phương

Một là: Cần phải có quy hoạch và kế hoạch phát triển chiến lược dài hạn đối với ngành hàng trái cây nói chung và chuỗi giá trị cam Cao Phong nói riêng, tránh tính trạng mở rộng ồ ạt, thiếu sự quản lý của địa phương.

Hai là: Có sự quan tâm tới ngành hàng đầy tiềm năng này, quan tâm, tổ chức các lớp tập huấn, hỗ trợ rủi ro mùa màng, liên kết với các ngân hàng giúp nông dân vay vốn dễ dàng,… sẽ tạo động lực, khuyến khích người nông dân tiếp tục làm giàu với loại cây này.

Ba là: Cây ăn quả có múi đem lại hiệu quả kinh tế cao, do đó chính quyền khuyến khích nông dân tiếp tục đầu tư mở rộng diện tích canh tác cây cam thông qua các hoạt động hỗ trợ vốn, giúp người nông dân liên kết với các cơ sở cung ứng đầu vào đảm bảo, tìm thị trường đầu ra.

Bốn là: Cần tăng cường hơn nữa công tác dự báo kinh tế, công tác thông tin thị trường và sản xuất. Định hướng xây dựng hệ thống phân phối và hệ thống bán hàng cho phù hợp thông qua các lớp tập huấn kỹ thuật, các buổi tham quan, chuyển giao kỹ thuật,… giúp người dân định hướng sản xuất theo hướng hàng hóa, chuyên môn hóa.

Năm là: Tiếp tục tuyên truyền, vận động các nhà vườn sản xuất cam theo quy trình sản xuất trái cây sạch, từng bước xây dựng vùng chuyên canh sản xuất trái cây sạch, an toàn theo tiêu chuẩn VietGap.

Sáu là: Cần xây dựng và hoàn thiện hệ thống kiểm dịch, kiểm soát chất lượng rau quả trên địa bàn toàn huyện Cao Phong, từ đó đi đến mục tiêu xây dựng thương hiệu cho trái cam Cao Phong thêm vững mạnh.

Bảy là: Tiếp tục đầu tư, hoàn thiện cơ sở hạ tầng như hệ thống chợ, giao thông nội đồng, thủy lợi đáp ứng tốt cho hoạt động sản xuất, lưu thông sản phẩm từ nơi sản xuất đến thị trường tiêu thụ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 112 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)