Thực trạng chuỗi gía trị camCao Phong của huyện Cao Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 59)

4.1.2.1. Kênh tiêu thụ sản phẩm cam huyện Cao Phong

Phỏng vấn các hộ dân cũng cho thấy, sản phẩm cam chủ yếu được tiêu thụ qua kênh gián tiếp (chiếm khoảng 97,3%): các thương lái đến tận vườn thu mua sản phẩm và đưa đi tiêu thụ ở các thị trường. Ưu điểm của hình thức tiêu thụ này là sản phẩm được tiêu thụ với khối lượng lớn. Việc bán được cam kịp thời nên không làm ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và làm giảm năng suất vụ sau. Hơn nữa, người sản xuất không phải mất công, mất chi phí trong việc bảo quản và vận chuyển sản phẩm. Các hộ trồng cam chủ yếu bán sản phẩm cho thương lái là mặc cả giá rồi bán cả vườn cam. Đặc biệt trong những năm gần đây, việc hợp đồng thu mua ngày càng trở nên phổ biến hơn nên ngay từ khi cây cam cho quả vẫn còn xanh, các thương lái đã tới vườn và hợp đồng đặt thu mua.

Cũng có nhiều hộ bán cam thành nhiều đợt, đợt bán đầu tiên người mua cam được chọn thu hái sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp và chịu giá thành cao hơn hẳn. Còn các đợt bán sau cam được bán theo cả vườn với giá theo thỏa thuận giữa hộ và thương lái thị trường. Hiện nay, hình thức tiêu thụ này không được nhiều hộ áp dụng vì khả năng hộ bị thương lái ép giá với số cam còn lại là rất cao. Ngoài hình thức tiêu thụ gián tiếp thì có khoảng 2,7% sản lượng cam được tiêu thụ qua kênh trực tiếp: người sản xuất bán trực tiếp sản phẩm cho người tiêu dùng. Cam được bày bán trên dọc trục đường 6, là tuyến đường đi Hà Nội cũng như ngược lên Sơn La, Lai Châu... Tiêu thụ qua kênh này giá sản phẩm bán được cao hơn nhưng lượng hàng tiêu thụ còn nhỏ lẻ do đó sản phẩm chủ yếu được tiêu thụ chính là cam Xã Đoài do đây là loại cam được trồng phổ biến và

cho có sản lượng lớn nhất.Cam Cao Phong được phân phối từ hộ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng theo các kênh thị trường khác nhau, thông qua các tác nhân trung gian khác nhau. Cam Cao Phong chỉ mới được người tiêu dùng nội địa biết đến, chưa có thị trường xuất khẩu.

Những tác nhân chủ yếu tham gia trong chuỗi giá trị cam tại huyện Cao Phong bao gồm hộ sản xuất, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ. Chuỗi cung ứng cam Cao Phong được trình bày trong sơ đồ 4.1 dưới đây:

Sơ đồ 4.1. Sơ đồ chuỗi giá trị cam Cao Phong, 2015

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả(2016)

Trái cam Cao phong được phân phối từ nhà vườn đến người tiêu dùng cuối cùng theo các kênh thị trường khác nhau, thông qua các trung gian khác nhau. Trái cam Cao Phong chỉ mới được người tiêu dùng nội địa biết đến, chưa có thị trường xuất khẩu.

Theo sơ đồ trên thì chuỗi giá trị cam Cao Phong có 4 kênh thị trường chính:

Kênh I: Người trồng cam => Người thu gom => Người bán lẻ => Người tiêu dùng: Đây là kênh tiêu thụ truyền thống và quan trọng nhất, kênh này tiêu thụ tới 70% sản lượng cam trong toàn chuỗi. Nhờ có vị trí gần đường giao thông Quốc lộ 6,… nên cam Cao Phong không phải qua nhiều trung gian, thường chỉ qua tay thu gom thì trái cam sẽ được đưa tới ngay chợ đầu mối và phân phối vào hệ thống bán lẻ trái cây trên toàn thành phố Hà Nội và một số tỉnh thành khác.

Người bán lẻ Hộ sản xuất Thu gom Người tiêu dùng Người bán buôn 2,7% 6,3% 70% 85% 8,7% 7,3% 5% 2,27% 88,73% 13,73%

Kênh II: Người trồng cam => Người thu gom => Người tiêu dùng: Kênh tiêu thụ này là một nhánh nhỏ của kênh I, có chức năng tiêu thụ một phần cam của người thu gom (khoảng 6,3%). Như đã phân tích trong phần thực trạng hoạt động của tác nhân người thu gom, người thu gom mua cả vườn sau đó phân loại thành ba tầng cam loại I, cam loại II và cam loại III. Cam loại I và cam loại II giá sẽ cao hơn “giá vo”, loại III bán với giá thấp hơn nên một số thu gom quyết định “bán buôn hàng đẹp, bán lẻ hàng xấu” với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận nên đã hình thành kênh thị trường này.

Kênh III: Người trồng cam => Người thu gom => Người bán buôn nhỏ => Người bán lẻ => Người tiêu dùng: Kênh thị trường này có chức năng phân phối cam cho các đại lý/cửa hàng (người bán lẻ) xa trung tâm chợ đầu mối hoặc các tỉnh khác. Kênh này tiêu thụ 13,73% sản lượng cam của toàn chuỗi.

Kênh IV: Người trồng cam => Người bán lẻ (người mua buôn về bán lẻ) => Người tiêu dùng: Tuy là kênh thị trường truyền thống chỉ tiêu thụ 5% sản lượng cam toàn chuỗi nhưng đây lại là kênh rất có tiềm năng trong tương lai. Tận dụng lợi thếgần đường giao thông huyết mạch, các nhà vườn và các thu mối địa phương có thể chủ động được thị trường tiêu thụ cho trái cam mà không lo bị ép giá, chèn giá.

4.1.2.2.Thực trạng hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong

a.Thực trạng hoạt động của các hộ sản xuất cam Cao Phong

 Thông tin chung về tác nhân hộ sản xuất cam Cao Phong

- Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra

Để sản xuất được một loại sản phẩm thì quyết định sản xuất của người chủ hộ có tác động mạnh nhất. Quyết định của chủ hộ luôn liên quan tới ba câu hỏi: sản xuất cái gì, cho ai và làm như thế nào đều do chủ hộ quyết định. Do đó tôi tiến hành điều tra tình hình cơ bản của hộ để hiểu về chủ hộ và các điều kiện cần thiết cho nghề trồng cam của các hộ.

Qua điều tra cho thấy: Tuổi bình quân, số nhân khẩu của các hộ ở cả ba nhóm hộ không có sự chênh lệch lớn. Hầu hết các chủ hộ có độ tuổi trên 40 và có số nhân khẩu/hộ là 4-5 người. Về quy mô diện tích cam kinh doanh của mỗi hộ cũng rất khác nhau. Diện tích cam kinh doanh của nhóm hộ quy mô lớn gấp 3,88 lần nhóm hộ quy mô vừa và gấp 7,85 lần nhóm hộ quy mô nhỏ (bảng 4.4). Đây là

diện tích cam đã được các hộ đưa vào kinh doanh còn trong thực tế tổng diện tích trồng cam còn khác biệt hơn rất nhiều.

Bảng 4.4. Tình hình cơ bản của các nhóm hộ điều tra năm 2015

Diễn giải ĐVT Hộ QM lớn Hộ QM vừa Hộ QM nhỏ BQ

1. Tổng số hộ Hộ 15 15 15 15

2. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 45,76 42,32 45,80 43,86 3. Số nhân khẩu/hộ Người 5,72 3,96 4,40 4,52 4. Diện tích đất cam kinh

doanh/hộ 1000m

2 20,52 5,29 2,71 9,09

Nguồn: Điều tra hộ(2016)

- Tình hình sử dụng lao động của các nhóm hộ điều tra

Bảng 4.5. Tình hình sử dụng lao động của các hộ điều tra năm 2015

Chỉ tiêu ĐVT Hộ QM lớn Hộ QM vừa Hộ QM nhỏ

Số hộ điều tra Hộ 15 15 15

1. Lao động BQ/hộ Lđ 3,21 2,33 2,28

2. Trình độ văn hóa của hộ

- Hết tiểu học % 0 5,56 17,86

- Hết THCS % 38,89 41 50

- Hết THPT % 50 44,44 28,57

% 11,11 8,33 3,57

3. Trình độ đào tạo kĩ thuật trồng cam của chủ hộ

- Qua tập huấn % 100 89 72

- Chưa qua tập huấn % 0 11 28

Nguồn: Điều tra hộ (2016)

Lao động bình quân ở các nhóm hộ khác nhau, có chênh lệch nhưng mức chênh lệch là không đáng kể, lao động bình quân nhiều nhất vẫn thuộc về nhóm hộ có quy mô lớn với lao động bình quân/hộ là 3,21 lao động. Trình độ văn hóa của các hộ điều tra ở các nhóm khác nhau cũng cho thấy tuy cũng có sự phân hóa nhưng nhìn chung lao động có trình độ văn hóa trên THPT là không có nhưng bù

lại số lao động học hết tiểu học cũng ít do vậy nên mức độ nhận thức các kiến thức khoa học kỹ thuật của người dân nơi đây cũng tương đối. Số lượng lao động được qua tập huấn chiếm tỷ lệ khá cao ở các hộ, đặc biệt với các hộ có quy lớn thì đều đã qua tập huấn.

- Hoạt động thu hoạch, giao dịch và thanh toán

Trước thu hoạch một, hai tháng (khoảng tháng 9, tháng 10 âm lịch hàng năm) người thu gom chủ động tìm đến nhà vườn xem cam, đánh giá lượng cam

“loại I” rồi ra giá với nhà vườn. Thường thì vườn cam được cho là đẹp nếu lượng cam “loại I” ước tính khoảng 60% trở lên. Càng nhiều “cam loại I” thì giá càng cao. Khi thỏa thuận xong, hai bên thảo hợp đồng theo mẫu và đặt cọc. Hợp đồng do chính quyền xã cung cấp, có giá trị pháp lí. Nếu một trong hai bên vi phạm các điều khoản trong hợp đồng sẽ phải hoàn toàn chịu trách nhiệm. Tuy nhiên, trên thực tế, do thời gian thỏa thuận đến khi thu hoạch dài (từ 1 – 2 tháng) nên thị trường, giá cả có những biến động không lường trước, rủi ro do thời tiết thất thường nên khi thu mua hai bên vẫn có thể thỏa thuận lại giá cả lên, xuống tùy mức độ biến động, giúp đỡ nhau cùng có lợi.

Trước ngày hẹn cắt, nhà gom sẽ gọi điện báo trước cho các nhà vườn thuê người thu hoạch, gánh hàng lên điểm tập kết thường là lán, trại vườn, hoặc khoảng đất trống trải bạt. Nhà gom đến chỉ việc phân loại, cân hàng và đóng hộp, sau đó thanh toán toàn bộ số tiền còn lại với nhà vườn.

Hình thức thu mua của nhà gom là mua cả vườn, trừ những quả bị chuột ăn, chim khoét hoặc thối nẫu thì nhà gom sẽ thu mua hết với mức giá trung bình 22 nghìn đồng/kg (năm 2015). Nếu vườn có sản lượng lớn, diện tích rộng, và cam chính vụ chín đều thì nhà gom sẽ cắt trong vòng hai, ba lần. Nhà vườn chịu toàn bộ chi phí thu hoạch. Theo kết quả điều tra thì có 82,5% các hộ bán cho đối tượng thu gom, với hình thức mua là mua cả vườn, 17,5% hộ còn lại tự mang sản phẩm của mình tới chợ đầu mối tiêu thụ.

Hiện nay, cam Cao Phong chủ yếu được tiêu thụ dưới hình thức ăn tươi, nên cam sau khi thu hoạch được đóng vào trong thùng xốp rồi vận chuyển đến nơi tiêu thụ. Do trái cam có hàm lượng đường rất cao nên rất dễ hỏng, quá 7 ngày chưa tiêu thụ, cam sẽ không còn hương vị tươi ngon như ban đầu nên trong quá trình phân phối sản phẩm cần hết sức chú ý về thời gian vận chuyển và cách bảo quản cam.

- Chi phí và cơ cấu chi phí sản xuất của người trồng cam Cao Phong

Chi phí là khoản đầu tư cần thiết để duy trì, bôi trơn mọi hoạt động sản xuất. Các loại chi phí trong sản xuất cam Cao Phong được tổng hợp trong bảng 4.6:

Bảng 4.6. Hạch toán chi phí sản xuất của tác nhân hộ sản xuất cam Cao Phong năm 2015

ĐVT: 1000đồng/kg STT Diễn giải Hộ QM lớn Hộ QM vừa Hộ QM nhỏ Bình quân

un Chi phí trung gian

(IC) 10,781 9,936 7,308 9,342 Giống 0,714 0,457 0,310 0,494 Phân bón 4,871 3,412 2,342 3,542 Phân chuồng 1,517 0,759 0,576 0,950 Phân đạm 1,14 0,666 0,549 0,785 Phân kali 2,357 1,357 1,120 1,611 Phân lân 0,857 0,657 0,545 0,686 Thuốc BVTV 3,494 2,428 1,866 2,596

2 Chi phí tăng thêm 1,419 1,02 0,923 1,121 Hao mòn công cụ lao động 0,315 0,229 0,212 0,252 Chi phí lao động thuê thêm 0,927 0,671 0,611 0,736 Chi phí khác (thuê đất,..) 0,177 0,120 0,1 0,132 3 Tổng chi phí (TC) 12,2 10,956 8,231 10,462

Ghi chú: Những chỉ tiêu trên tính trên 1kg cam tươi

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả(2016)

Chi phí của người trồng cam được phân thành hai nhóm sau:

Chi phí trung gian: Đây là những chi phí dùng để mua các đầu vào cần thiết cho hoạt động sản xuất. Chi phí trung gian bình quân để sản xuất cam là 9,342 nghìn đồng/kg cam (chiếm khoảng 89,29% tổng chi phí), bao gồm chi phí mua giống hàng năm để tái sản xuất, chi phí mua phân bón và phun thuốc hàng tháng. Trong đó, chi phí để mua thuốc BVTV và phân bón là lớn nhất.

Chi phí tăng thêm: Chi phí tăng thêm là những chi phí thêm vào trong hoạt động sản xuất kinh doanh của người trồng cam. Chi phí tăng thêm bình quân của người trồng cam là 1,121 nghìn đồng/kg chiếm 10,715% tổng chi phí. Chi phí tăng thêm bao gồm các chi phí: Khấu hao các công cụ có giá trị lớn, chi phí lao động thuê thêm và một số chi phí khác như thuê đất, chi phí vận chuyển nếu hộ tự bao tiêu sản phẩm cam của gia đình. Tuy giá trị khấu hao chiếm tỷ trọng nhỏ 2,409 % tổng chi phí nhưng điều này lại cho thấy các hộ sản xuất cam đang nghiêm túc đầu tư cho cây cam với chi phí ban đầu rất lớn, các công cụ lao động hiện đại. Cây cam được đánh giá là một loại cây trồng khó tính, yêu cầu kỹ thuật thâm canh cao, hiệu quả kinh tế vượt trội nếu người trồng tuân thủ đúng quy trình. Tùy theo quy mô sản xuất lớn hay nhỏ các hộ còn đầu tư mua một số công cụ khác nhau.

 Kết quả và hiệu quả sản xuất của các hộ sản xuất cam Cao Phong

Sản xuất cam đã đem lại khoản thu nhập cao cho người nông dân. Theo số liệu tổng hợp điều tra được trong bảng 4.6 cho thấy thu nhập thuần đạt được là 10,155 nghìn đồng/kg cam tươi, bằng 44,26% tổng doanh thu đơn vị. Giá trị gia tăng bình quân các hộ đạt được là 11,276 nghìn đồng/kg cam tươi, tương đương 54,69% tổng doanh thu đơn vị. Khoản chi phí công lao động chỉ chiếm 3,57% tổng doanh thu. Thực tế, trong hạch toán tài chính tất cả các khoản công lao động đều phải tính vào giá thành (cả lao động gia đình và lao động thuê thêm), nhưng đối với hạch toán kinh tế sản xuất nông nghiệp, các hộ đều không tính các khoản chi phí công lao động mà có quan điểm “sản xuất lấy công làm lãi”, thu nhập họ thu được, một phần chính là chi phí cơ hội do lao động trong gia đình tạo ra.

Bảng 4.6 cũng cho biết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất đều dương cho thấy hoạt động sản xuất là có hiệu quả kinh tế. Hơn nữa, chỉ tiêu GPr/IC lớn hơn 1, phản ánh hiệu quả kinh tế rất cao, cứ một đồng chi phí bỏ ra để sản xuất thì người dân có thể thu về 1,076 đồng thu nhập. Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế theo công lao động (TW) bằng 13,735 phản ánh thu nhập một ngày công lao động của đối tượng lao động làm thuê là 13,735 đồng/công. Kết quả này cho thấy, sản xuất cam Cao Phong không chỉ tăng thêm thu nhập cho người nông dân, cải thiện cuộc sống của chính các hộ sản xuất, mà hoạt động sản xuất này còn góp phần tạo ra việc làm, thu nhập thêm cho người lao động địa phương.Các chỉ tiêu kinh tế cũng cho thấy sản xuất của nhóm hộ quy mô lớn là hiệu quả nhất. Là nhóm hộ vừa có kinh nghiệm lâu năm nhưng cũng là nhóm hộ có nhiều kiến thức mới.

Như vậy, qua việc tính toán kết quả và hiệu quả kinh tế của cây cam Xã Đoài ở giai đoạn kinh doanh cho thấy cây cam Xã Đoài mặc dù không yêu cầu cao về kĩ thuật và mức đầu tư nhưng lại là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Việc phát triển cây cam Xã Đoài đã và đang là hướng đi đúng của địa phương Tuy nhiên, trong thời gian tới vẫn cần phải có nhiều hoạt động hỗ trợ cho hộ nông dân hơn như các hoạt động tập huấn kĩ thuật, hoạt động hỗ trợ vay vốn để đáp ứng thêm yêu cầu sản xuất, và để sản xuất đạt hiệu quả cao hơn.

Bảng 4.7. Kết quả và hiệu quả kinh tế từ sản xuất cam của hộ năm 2015

STT Diễn giải ĐVT Hộ QM lớn Hộ QM vừa Hộ QM nhỏ Bình quân Các chỉ tiêu kết quả 1 Năng suất Tấn/1000m2 16 15 14 15

2 Giá bán bình quân (GO) 1000đ/kg 25 21,313 15,539 20,617

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 59)