Thực trạng sản xuất và tiêu thụ camCao Phong của huyện Cao Phong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 52 - 59)

Cây ăn quả có múi, đặc biệt cây cam là một thế mạnh của huyện Cao Phong. Bên cạnh cây mía thì cây cam là cây trồng chính trên mảnh đất Cao Phong. Cây trồng này đã gắn bó với người dân từ nơi đây từ lâu đời, và ngày càng chứng tỏ được khả năng tồn tại và phát triển mạnh mẽ, trở thành cây trồng chủ lực, là cây “xoá đói giảm nghèo” cho người dân trong huyện. Thậm chí, nhiều hộ đã trở nên giàu có nhờ cây cam. Loại cây trồng này thích hợp với vùng nhiệt đới, với lượng mưa trung bình 1200- 1600 mm/năm, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-28o, biên độ ngày đêm cao, tầng canh tác dày, độ mùn hơn 2%, tơi xốp, thoát nước. Cao Phong thực sự là vùng đất tiềm năng có nhiều điều kiện phù hợp cho phát triển cây cam.

Tiềm năng về đất đai

Vùng đất Cao Phong từ rất lâu được coi là vùng đất trù phú, màu mỡ, có tiềm năng phát triển nông nghiệp. Từ những năm thực dân Pháp xâm lược, một nhà tư sản Pháp đã sớm phát hiện tiềm năng của vùng đất này và đã chiếm 1.600 ha đất nơi đây để lập đồn điền trồng trầu. Sau khi giải phóng, Nhà nước ta đã lấy lại diện tích này và thành lập nông trường Cao Phong, đến nay là Công ty Rau quả nông sản Cao Phong. Từ những năm 60 cây cam Xã Đoài được đưa vào sản xuất tại Cao Phong đã từng bước phát triển, khẳng định được tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện ngoại cảnh nơi đây. Từ đó, cây có múi nói chung và cây cam nói riêng mặc dù đã qua những giai đoạn phát triển thăng trầm nhưng thực sự là loại cây trồng thích hợp với vùng đất Cao Phong.

Đối với cây ăn quả có múi, yêu cầu về đất trồng là đất có chất tượng tốt, nhiều mùn, thoáng khí, thoát nước tốt, tầng đất dày, mực nước ngầm thấp. Cụ thể, để cây có múi sinh trưởng phát triển tốt thì điều kiện yêu cầu là tầng đất canh tác dày trên 70 cm, hàm lượng mùn từ 2-3%, pH thích hợp từ 6-6,5. Đất Cao Phong chủ yếu là địa hình đồi bát úp, có nhiều loại đất khác nhau. Vùng đồi núi có các loại đất nâu vàng, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng. Vùng đất thấp

có các loại đất phù sa và đất dốc tụ. Qua kết quả các nghiên cứu phân tích lý hoá đất cho thấy: đất Cao Phong được chia làm 2 vùng: vùng đồi cao và vùng đồi thấp. Vùng đồi cao có tầng canh tác từ 0-75 cm, có hàm lượng mùn từ 0,93- 1,5%, pH từ 5,1-5,3. Với vùng đồi thấp có hàm lượng mùn từ 1,3-2,15%, độ pH từ 5,2-5,4. Và xét một số chỉ tiêu về hàm lượng N, P2O5, K2O trong đất đều cho thấy khu vực Cao Phong rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển cây ăn quả, trong đó vùng đồi cao thích hợp cho phát triển cây trồng lâm nghiệp và một số cây trồng như nhãn, vải. Vùng đồi thấp chiếm phần lớn diện tích, thích hợp cho trồng cây ăn quả có múi. Tuy nhiên, độ pH từ 5,1-5,4 là hơi thấp so với nhu cầu của cây. Vì vậy, trong quá trình canh tác cần bón phân hữu cơ và vô cơ một cách hợp lí, cân đối, tăng lượng mùn, tăng kết cấu đất, tăng khả năng giữ nước. Tránh bón những loại phân gây chua cho đất, đồng thời bón bổ sung vôi để khử chua đất. Như vậy, qua đối chiếu yêu cầu về đất của cây trồng và điều kiện, đặc điểm lí, hoá của đất khu vực Cao Phong cho thấy vùng đất này có nhiều điều kiện phù hợp cho phát triển cây ăn quả có múi. Đây chính là một ưu thế tài nguyên sinh thái của vùng để hình thành và phát triển vùng quả có múi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá. Khai thác tốt tiềm năng đất đai của huyện sẽ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân và đồng thời góp phần cải tạo, bồi dưỡng tài nguyên đất.

Tiềm năng về khí hậu

Khí hậu là tổng hợp các yếu tố thời tiết mang tính quy luật, bị chi phối bởi điều kiện địa hình và vị trí địa lí. Sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cây ăn quả nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều, phụ thuộc nhiều ở điều kiện thời tiết khí hậu. Thậm chí yếu tố thời tiết khí hậu nhiều lúc mang tính quyết định đến năng suất, phẩm chất, sản lượng cây trồng. Được mùa hay mất mùa nhiều lúc chỉ do một hiện tượng thời tiết bất thường tác động. Vì vậy, hiểu biết và nắm được các quy luật của khí hậu thời tiết có ý nghĩa kinh tế to lớn và thiết thực trong việc lựa chọn cây trồng và quy hoạch vùng trồng hợp lý.

Cam quýt là loại cây trồng không chịu được nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, nhưng chịu nóng tốt hơn chịu lạnh. Chúng có phạm vi sinh trưởng ở nhiệt độ từ 12-39oC, và có phạm vi nhiệt độ thích hợp là từ 23-29oC. Nếu nhiệt độ quá cao và kéo dài nhiều ngày cây cam, quýt ngừng sinh trưởng, rụng lá, cành khô héo. Cây cam quýt không ưa ánh sáng mạnh, thích ánh sáng tán xạ, là cây ưa ẩm, ít chịu hạn. Cây cần nhiều nước nhất là lúc nảy mầm, phân hoá mầm hoa, thời kì

kết quả và quả lớn. Tuy nhiên nếu độ ẩm quá cao đất thiếu ôxy sẽ làm cho bộ rễ hoạt động động kém, thối chết làm rụng lá, hoa, quả non hàng loạt. Độ ẩm thích hợp khoảng 60% độ ẩm bão hoà đồng ruộng, độ ẩm không khí thích hợp là 75- 80%, ở thời kì ra hoa cần độ ẩm không khí 70-75%. Nếu điều kiện bất lợi như độ ẩm không khí quá cao, nắng to vào khoảng tháng 8, 9 làm cho sẽ làm cho quả bị nứt và rụng hàng loạt. Độ ẩm không khí và độ ẩm đất có ảnh hưởng đến khả năng phân hoá mầm hoa và tỉ lệ đậu quả. Nếu tháng 3, 4 khô hạn thì sẽ làm giảm số quả trên cây. Ngược lại, nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạn nhẹ từ tháng 12- tháng 2 năm sau thì hoa quả sẽ nhiều.

Như vậy, xét thấy điều kiện thời tiết, khí hậu khu vực Cao Phong là khá phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây cam, ngoại trừ có những thời điểm gặp phải hiện tượng thời tiết bất thường gây ảnh hưởng xấu đến cây cam như những đợt rét đậm, rét hại kéo dài trong mùa đông, hoặc những đợt khô hạn và nắng nóng sớm. Như vậy, có thể nói vùng đất Cao Phong đã được thiên nhiên ưu đãi cho những điều kiện phù hợp dành cho sự phát triển cây cam, cây ăn quả có múi. Nắm được thế mạnh này, người dân nơi đây đã đưa vào trồng và gắn bó với cây cam hơn 40 năm nay, nhờ vậy mà rất nhiều hộ nông dân đã tích luỹ được nhiều kinh nghiệm quý báu trong trồng và chăm sóc cây cam. Địa phương cũng đã có nhiều chính sách ưu tiên phát triển cây trồng hiệu quả này. Cây cam đang ngày càng được chú trọng đầu tư phát triển trên vùng đất Cao Phong.

4.1.1.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam Cao Phong

a.Thực trạng sản xuất cam Cao Phong

Cây ăn quả có múi đã được đưa trồng ở huyện Cao Phong từ những năm 60 với các giống như cam Xã Đoài, cam Bố Hạ, quýt. Cam Cao Phong có nguồn gốc từ Phủ Quỳ (Nghệ An), đó là giống cam Xã Đoài, khi được đưa vào trồng đã nhanh chóng thích nghi với điều kiện ở vùng đất Cao Phong, cho năng suất và sản lượng rất cao. Sản lượng cam đạt cao nhất trong lịch sử trước đây vào khoảng 3.000 tấn vào cuối những năm 70 của thế kỉ trước. Cam Cao Phong được xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu, được thế giới khen ngợi, được vinh dự đón các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Đảng, Nhà nước về thăm. Cuối những năm 80, cam Cao Phong mắc bệnh hàng loạt phải chặt bỏ, diện tích giảm đi nhanh chóng và đáng kể. Phải đến những năm 90, cơ chế giao khoán mới đã là một động lực mạnh mẽ cho phát triển sản xuất nông nghiệp, phát triển cây cam. Từ đó đến nay diện tích, năng suất, sản lượng cam đã không ngừng tăng lên.

Cây cam là loại cây trồng rất khó tính. Trong các loại cây ăn quả có thế mạnh của Hoà Bình như nhãn, vải, hồng, mơ, mận thì cây cam là loại cây trồng đòi hỏi quy trình kĩ thuật chặt chẽ nhất, yêu cầu đầu tư trên 1 ha lớn nhất. Cây cam lại dễ bị sâu bệnh như sâu vẽ bùa, sâu đục thân, sâu ăn lá, bọ xít hại quả, ruồi đục quả, bệnh Greening...Tuy nhiên cây cam cũng lại là cây trồng cho quả nhanh (từ năm thứ 4) và có chu kì sản xuất kinh doanh kéo dài tận 14 năm. Cây cam cũng là cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao, qua thực tế phát triển rất được người dân ưa trồng. Vì vậy, dù lịch sử phát triển cây cam ở huyện cũng đã trải qua nhiều bước thăng trầm nhưng người dân nơi đây vẫn gắn bó với cây cam. Trong những năm vừa qua, diện tích, năng suất, sản lượng cam phát triển theo hướng tích cực, có xu hướng tăng lên đáng kể.

Bảng 4.1. Tình hình sản xuất cam huyện Cao Phong năm 2013- 2015

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh (%) 2014/2013 2015/2014 BQ 1. Diện tích kinh doanh Ha 560,1 557,32 560,1 99,50 100,50 100 2. Năng suất (DTKD) Tấn/ ha 14,67 14,12 15,02 96,31 106,37 100,79 3. Sản lượng Tấn 8216,67 7869,36 8412,7 95,77 106,90 101,19 4. Giá trị Tỷ đồng 164,33 165,267 185,079 100,57 111,99 106,13 Nguồn: Phòng thống kê huyện Cao Phong (2016)

Như vậy, trong 3 năm 2013 - 2015 vừa qua, mặc dù sản xuất cam còn gặp phải nhiều khó khăn, nhưng diện tích, năng suất, sản lượng, giá trị cam vẫn có nhiều biến động theo chiều hướng tích cực. Năm 2014 có nhiều đợt hạn hán, những đợt nắng sớm gây ảnh hưởng đến tỉ lệ đậu quả, thậm chí có diện tích cam bị giảm sản lượng lớn. Bên cạnh những khó khăn về điều kiện thời tiết, khí hậu là việc giá cả các loại vật tư phân bón tăng nhanh, tăng cao gây khó khăn cho việc đầu tư sản xuất, nhất là với những hộ hạn chế về vốn. Tuy vậy, giá trị sản xuất cam vẫn có xu hướng tăng lên trong những năm qua, do yêu cầu ngày càng tăng cao của nhân dân, và do xu hướng tăng giá chung của các loại trái cây. Ngoài ra, do các loại cam được trồng ở Cao Phong chủ yếu là loại cam chín muộn chủ yếu

được thu hoạch để phục vụ cho thị trường vào dịp giáp tết, nên giá bán của các loại cam vào thời điểm này cũng rất cao.

Sở dĩ đạt được mức tăng về diện tích, năng suất, sản lượng cam như vậy là do tác động của nhiều yếu tố:

Tính thích nghi cao của cây cao với điều kiện nơi đây: Hiện nay, giống cam được trồng chủ yếu ở Cao Phong là giống cam Xã Đoài, là giống cam truyền thống của địa phương có tính thích nghi cao, sinh trưởng khoẻ, cho năng suất cao và ổn định, nên phần nào hạn chế được những ảnh hưởng bất lợi của điều kiện thời tiết khí hậu.

b. Thực trạng tiêu thụ cam Cao Phong

 Biến động cơ cấu các giống cam

Cam Xã Đoài là giống cam được đưa vào trồng ở Cao Phong từ những năm 60 của thế kỉ trước và đã từng bước thể hiện được ý nghĩa, vai trò kinh tế và khả năng thích nghi với điều kiện ngoại cảnh khu vực. Hiện nay, tại địa phương có trồng các giống cam như cam Xã Đoài, cam Canh, cam Bố Hạ, cam Valenxia nhưng trong cơ cấu giống cam Xã Đoài vẫn là cây chiếm ưu thế, vẫn là cây trồng chính trong cơ cấu các giống cam ở địa phương. Ngoài cam Xã Đoài thì các giống cam mới được đưa vào trồng nhưng đang dần dần khẳng định được ưu thế đó là cam Canh và cam Valenxia, còn cam Bố Hạ và một số loại cam khác chỉ có một diện tích nhỏ không đáng kể.

Cam Xã Đoài là giống cam được trồng từ lâu ở địa phương và từ đó đến nay nó vẫn là cây trồng chính trong cơ cấu cây ăn quả có múi ở huyện. Cây cam có chu kì sản xuất kinh doanh là 14 năm, năm thứ nhất trồng gọi là năm trồng mới, sau đó bước sang thời kì kiến thiết cơ bản trong 3 năm tiếp theo, khoảng vào năm kiến thiết thứ 3 thì cho thu bói. Sau giai đoạn kiến thiết cơ bản cam chuyển sang giai đoạn kinh doanh, bắt đầu chính thức khai thác.

Cam Canh: Cam canh là giống cam mới được đưa vào trồng ở huyện Cao Phong từ năm 2001. Đến nay, diện tích, năng suất, sản lượng cam chưa cao nhưng cam canh là giống cam có giá trị hứa hẹn sẽ được chú trọng và đưa vào nhiều hơn trong cơ cấu giống cam của huyện. Cam Canh là sản phẩm chất lượng cao phù hợp với thị trường thành phố, vấn đề đặt ra là phải đưa được cam đến với thị trường tiềm năng này, đưa sản phẩm cam Canh thâm nhập được vào các siêu thị để nâng cao giá trị sản phẩm.

Cam Valenxia: Cam Valenxia là giống cam chín muộn mới được đưa vào trồng những năm gần đây. Đây là giống cam ít hạt, thơm ngọt đậm. Trồng để bán dịp Tết sau cam Xã Đoài, tuy năng suất có thấp hơn cam Xã Đoài nhưng giá bán gấp 2 - 3 lần và có khi còn hơn. Cam V2 có hai loại quả, loại quả tròn và quả dẹt. Với những ưu điểm nổi trội như sinh trưởng nhanh, phát triển khỏe, khả năng chống chịu sâu bệnh, chịu hạn tốt, thích ứng rộng, năng suất khá cao và ổn định, chất lượng tốt, đặc biệt là giống chín muộn hơn so với các giống cam khác (thu hoạch cam từ khoảng tháng 12 tới tháng 3 năm sau), điều quan trọng là giống cam V2 đem lại hiệu quả kinh tế, đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng trong dịp Tết.

Ngoài cam Xã Đoài thì các giống cam mới được đưa vào trồng nhưng đang dần dần khẳng định được ưu thế đó là cam Canh và cam Valenxia, còn cam Bố Hạ và cam Bù chỉ có một diện tích nhỏ không đáng kể. Cơ cấu các giống cam chính của huyện trong những năm qua được thể hiện qua các bảng sau:

Bảng 4.2. Cơ cấu các giống cam của huyện Cao Phong qua 3 năm 2013-2015

Chủng loại giống

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Cam Xã Đoài 413,46 77,64 433,11 78,22 435,07 81,7 Cam Valenxia 64,49 12,11 64,49 11,65 65,99 11,84 Cam Canh 54,57 10,25 56,14 10,13 56,14 6,46 Nguồn: Phòng thống kê huyện Cao Phong (2016)

Như vậy, ta thấy cam Xã Đoài là giống chiếm diện tích rất lớn trong cơ cấu giống. Cam Xã Đoài là giống cam đã được trồng lâu năm tại địa phương, có tính thích nghi cao, sinh trưởng khoẻ, cho năng suất cao và ổn định. Năm 2013 diện tích cam Xã Đoài là 413,46 ha, chiếm 77,64% trong tổng diện tích cam của huyện. Năm 2014, diện tích giống cam này tăng lên, đạt 433,11 ha, chiếm 78,22% trong tổng diện tích. Đến năm 2015 diện tích cam Xã Đoài tiếp tục tăng lên, đạt 435,07 ha, giống cam này trong cơ cấu diện tích tăng lên81,7%. Trong khi đó diện tích và cơ cấu các giống cam Canh còn rất nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng lên. Với cơ cấu giống như hiện nay vẫn còn chưa hợp lý khi mà giống cam Xã Đoài vẫn còn chiếm tỉ lệ quá cao, trong khi cam Canh và cam

Valexia là các giống cam có giá trị được thị trường ưa chuộng thì cơ cấu diện tích còn quá nhỏ, tính đến năm nay diện tích cam Canh mới chỉ có 56,14 ha, chiếm 11,84%, và diện tích cam Valenxia là 56,14%, chiếm tỉ lệ6,46%. Với chủ trương đa dạng hoá sản phẩm giống chín sớm, chín muộn, chủ trương phát triển giống cây trồng có giá trị cây cam Canh và cây cam Valenxia đang ngày càng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 52 - 59)