Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 98)

4.2.2.1. Trình độ, năng lực quản lý của cán bộ quản lý

Cán bộ quản lý chủ chốt cần phải có một trình độ nhất định, có thâm niên công tác. Đây là một cơ sở để đưa ra giải pháp nâng cao tầm nhìn, khả năng quản lý, khả năng giám sát, đánh giá các hoạt động sản xuất của người dân nói chung, của các hộ sản xuất cam Cao Phong nói riêng thông qua việc nâng cao trình độ chuyên môn của các cán bộ quản lý.

Một điểm nữa cần lưu ý là độ tuổi của cán bộ quản lý. Với những cán bộ có thâm niên công tác tương đối dài, điều đó chứng tỏ họ có nhiều kinh nghiệm trong việc quản lý các hoạt động sản xuất truyền thống của người dân. Tuy nhiên, họ thường thiếu khả năng nhạy bén với sự biến động của nền kinh tế thị trường, điều này ảnh hưởng trực tiếp tới việc đáp ứng được nhu cầu của người dân, nhất là trong thời kỳ đất nước đang hội nhập với thế giới. Vì vậy, cần bổ sung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn cao, phản ứng nhạy bén với các biến động của thị trường.

4.2.2.2. Trình độ và nhận thức của người nông dân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cam Cao Phong

Người trồng cam là tác nhân duy nhất tạo ra sản phẩm cho chuỗi, do đó, chất lượng, sản lượng cung ứng ra thị trường và phản ứng ra quyết định của các tác nhân tiếp theo trong chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong phụ thuộc rất lớn vào trình độ và nhận thức của người trồng cam.

Trong nghiên cứu này, người sản xuất tại huyện Cao Phong có trình độ từ trung học phổ thông trở lên caocho thấy khả năng tiếp nhận các kiến thức, vận hành công nghệ được chuyển giao tương đối nhanh nhạy.

Để nâng cao trình độ, nhận thức của người trồng cam, chính quyền địa phương, các cơ quan, tổ chức có chuyên môn thường cần xuyên tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật canh tác khoa học cho người trồng phải gắn liền với điều kiện tự nhiên địa phương, thực trạng khó khăn cấp thiết mà người trồng gặp phải.

4.2.2.3. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong

Trong nghiên cứu này, mức độ liên kết của các một tác nhân đối với các tác nhân còn lại trong chuỗi được đánh giá trực tiếp trong hệ thống bảng hỏi của từng tác nhân.

Bảng 4.22. Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong

ĐVT: %

STT Tác nhân Người sản xuất

Người

thu gom Bán buôn Bán lẻ 1 Người sản xuất 63,2/36,8 34,2/65,8 5,3/94,7 2,6/97,4 2 Chủ vựa cam 40,0/60,0 80,0/20,0 40,0/60,0 20,0/80,0 3 Bán buôn nhỏ 20,0/80,0 20,0/80,0 20,0/80,0 20,0/80,0 4 Bán lẻ 0,0/100,0 46,2/53,9 30,8/69,2 30,8/69,2

Ghi chú: Tỷ lệ trong ô bảng là tỷ lệ giữa % mức độ liên kết thường xuyên so với % mức độ không thường xuyên do các tác nhân đánh giá

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra và tính toán của tác giả(2016)

Bảng 4.22 phản ánh một phần mối quan hệ hỗ trợ của các tác nhân thông qua khía cạnh sự đánh giá của các tác nhân về mức độ liên kết theo chiều dọc và theo chiều ngang với các tác nhân khác trong chuỗi như thế nào.

Nhìn một cách tổng thể, các tác nhân trong chuỗi giá trị cam Cao Phong tự đánh giá thì sự liên kết của họ với các tác nhân khác chỉ dừng lại ở việc “thuận mua vừa bán”, sau vụ thu hoạch họ gần như không còn mối liên hệ nào. Tuy

nhiên, nếu phân tích một cách chi tiết, ta lại thấy, trong chuỗi liên kết ngang giữa người sản xuất với nhau có sự tương tác qua lại khi có 62,3% hộ nông dân đánh giá mức độ liên kết ở mức thường xuyên. Điều này có thể giải thích là các hộ nông dân cùng trên địa bàn xã, huyện có khu sản xuất tập trung nên các hộ có mối liên kết an ninh, hội nhóm cùng giúp nhau phát triển, chia sẻ kinh nghiệm canh tác, hoặc giới thiệu người thu gom được giá. Giữa các tác nhân thu gom cũng có sự tương tác ở mức độ thường xuyên là 80%. Phần lớn người thu gom sẽ tập kết tại chợ đầu mối nông sản để tiến hành giao dịch, do vậy có sự thỏa thuận ngầm về giá, cùng lên hoặc cùng xuống, chia sẻ về nguồn hàng. Mối liên kết dọc giữa người sản xuất và người bán lẻ là gián đoạn, chỉ có khoảng 2,6% hộ đánh giá là có mối liên hệ thường xuyên với tác nhân này.

Trong một chuỗi giá trị dòng luân chuyển thông tin giữa các tác nhân là rất lớn, trong chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong, các tác nhân cũng có sự chia sẻ thông tin sản xuất thị trường với mức độ khác nhau, từng bước tạo cho mình những bạn hàng tin cậy bằng sự tín nhiệm của mình.

Sự phân bổ thu nhập và việc làm giữa các tác nhân cũng đã cho thấy có sự hợp lý nhất định. Các tác nhân tham gia vào chuỗi giá trị ngành hàng đều có thu nhập phù hợp với mức độ tham gia vào chuỗi của mình.

Tuy nhiên thông qua bảng 4.22 chúng ta có thể thấy rằng giữa các tác nhân mối liên kết còn lỏng lẻo, các nguồn thông tin đến các tác nhân đều không chính thống. Mức độ quan hệ của tác nhân người sản xuất với các tác nhân khác còn không thường xuyên với thị trường. Các mối quan hệ giữa các tác nhân chủ yếu được hình thành trên cơ sở thời gian hoạt động buôn bán cam tươi nên ngoài giai đoạn thu mua giữa người sản xuất với người thu gom (chủ vựa cam) là có hợp đồng chính thức theo mẫu của cơ quan hành chính xã thì hoạt động của các tác nhân tiếp theo trong chuỗi đều thông qua các văn bản không chính thức như thỏa thuận miệng, nhắn tin, gọi điện hoặc gửi hàng, nhận tiền thanh toán qua tài khoản. Các hình thức giao dịch này tiềm ẩn nhiều rủi ro trước những biến động khôn lường của thị trường, thời tiết, lòng tin con người.

Mục tiêu chính của chuỗi chính là giá trị và chất lượng sản phẩm. Tuy nhiên trong chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong vấn đề chất lượng sản phẩm còn chưa được coi trọng, trong qua trình mua bán, chất lượng cam chỉ được đánh giá bằng cảm quan, chưa có sự ràng buộc trách nhiệm cụ thể, chưa quan tâm đến thị hiếu người tiêu dùng.

Kết cấu tổ chức của chuỗi giá trị là các tác nhân phụ thuộc nhau. Tuy nhiên trên thực tế chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong hoạt động của mỗi tác nhân đều gần như tách biệt với nhau, chỉ quan tâm đến lợi ích trước mắt, không có sự hợp tác với nhau lâu dài.

Kết quả quá trình tổng hợp và phân tích thông tin trong chuỗi giá trị sản phẩm cam Cao Phong cho thấy người tiêu dùng là tác nhân hết sức quan trọng vì tuy không tạo ra giá trị gia tăng cho chuỗi nhưng người tiêu dùng chính là đối tượng chi trả tiền để tiêu dùng sản phẩm nên đây mới chính là nhân tố cung cấp giá trị cho toàn chuỗi. Vậy nên, người kinh doanh phải tìm nguồn hàng đáp ứng mọi nhu cầu của người tiêu dùng, còn người nông dân phải sản xuất đảm bảo các thông số kỹ thuật sao cho đạt được chất lượng như ý khách hàng. Còn hiện nay, chuỗi chỉ mang tính chi phối một chiều, khiến cho người nông dân đua nhau sản xuất theo lợi nhuận của nhà khác, bỏ qua cách thức, kỹ thuật chăm sóc,… gần như là “bán cái mình có” mà không “bán người tiêu dùng cần”.Cầu nối thông tin giữa người sản xuất và người tiêu dùng rất mờ nhạt, không có sự tương tác. 4.2.3. Phân tích SWOT chuỗi giá trị cam Cao Phong

Phân tích SWOT là phân tích các yếu tố thuộc hai môi trường bên ngoài mà đơn vị phải đối mặt như Cơ hội (Opportunities), Thách thức (Threats) cũng như các yếu tố bên trong như Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses). Công cụ phân tích SWOT đơn giản nhưng lại rất hữu ích, giúp đơn vị tập trung phát huy những điểm mạnh, giảm thiểu các mối đe dọa cũng như phát huy lợi thế có sẵn. Trong thời gian qua các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị cam Cao Phong tận dụng những điểm mạnh, cơ hội, đối phó với điểm yếu, thách thứcsau:

4.2.3.1. Điểm mạnh

-Người nông dân có kinh nghiệm sản xuất cam Cao Phong lâu năm. Người trồng cam có số năm kinh nghiệm gắn bó với nghề nên họ hiểu rất rõ đặc tính của cây, chăm sóc thế nào cho phù hợp. Đáng chú ý nhất là một số nhà vườn đối phó với dịch “AIDS” của cây cam là bệnh gân xanh lá vàng bằng cách hạn chế hoặc không sử dụng phân chuồng mà thay thế bằng đậu tương đã ủ hoai. Các chủ hộ cho biết, phân chuồng nhiều muối, dễ gây bệnh, nếu ủ chưa kỹ, trong phân có nhiều mầm bệnh, rủi ro rất cao.

-Đất huyện Cao Phong rất phù hợp để cam cho trái ngon, có hương vị riêng biệt, màu sắc, mẫu mã lại bắt mắt nên rất được người tiêu dùng ưa chuộng, nếu là cam loại đẹp, thì chưa bao giờ ế hàng.

-Hầu hết các tác nhân tham gia trong chuỗi đều tận dụng lao động gia đình. Các hộ sản xuất chỉ thuê thêm lao động ngoài vào các tháng cao điểm như thu hoạch, bẩy gốc, phơi gốc. Tác nhân trung gian khác hoạt động theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu nên chi phí lao động là không đáng kể. Do đó, giảm đáng kể được chi phí sản xuất.

-Vị trí gần trục đường giao thông Hà Nội – Sơn La. Đây là những điều kiện hết sức thuận lợi cho khâu lưu thông hàng hóa, nhất là các mặt hàng nông sản tươi như cam Cao Phong.

- Các tác nhân trung gian tuy tuổi bình quân còn rất trẻ nhưng cũng có thâm niên trong nghề, trung bình mỗi tác nhân trung gian có 5,6 năm kinh nghiệm kinh doanh trái cam Cao Phong. Đặc biệt các đối tượng này có mặt bằng chung về trình độ văn hóa khá cao, số người có trình độ từ trung học phổ thông trở nên chiếm đa số; 100 % các đối tượng được phỏng vấn đều có phương tiện vận chuyển (ô tô, xe máy,…) và họ đều ý thức được việc chủ động phương tiện là một cách thức để giảm chi phí, tăng lợi nhuận.

4.2.3.2. Điểm yếu

- Các hộ trồng cam cũng như các tác nhân trung gian trong chuỗi giá trị cam Cao Phong đều sử dụng nguồn vốn tự có hoặc tự vay vốn ngân hàng tư nhân trong khu vực. Các khoản hỗ trợ, hay quỹ hỗ trợ của chính quyền địa phương không đủ chi trả cho hoạt động sản xuất – kinh doanh cam vốn đòi hỏi vốn đầu tư ban đầu lớn, kỹ thuật chăm sóc cao. Do đó, các tác nhân trong chuỗi thường lâm vào tình trạng thiếu vốn.

- Sản phẩm của chuỗi giá trị là trái cam tươi sau khi thu hoạch thường phân phối ngay cho các tác nhân trung gian và đến tay người tiêu dùng trong thời gian ngắn nhất. Hàm lượng đường trong mỗi quả cam cao, nên rất dễ hư hỏng, nếu gặp thời tiết không thuận lợi, trục trặc trong khâu vận chuyển, hoặc chợ ế ẩm thì rủi ro cho các tác nhân trong chuỗi là rất lớn. Vấn đề đặt ra là hiện nay, trái cam sau thu hoạch chưa hề có biện pháp bảo quản nào như kho lạnh, đóng túi yếm khí,…

- Khó khăn nữa đối với người sản xuất cây cam là không chủ động được cây giống, hầu hết các hộ được phỏng vấn đều đi mua cây giống để tái sản xuất và thường không mua cây giống trong địa phương.

- Cơ sở vật chất như lán trại phục vụ thu gom cam với khối lượng lớn chưa có, các hộ chủ yếu thu gom ngoài trời, trải bạt trên mặt đất trống, giao thông nội

đồng xuống cấp hoặc chưa được nâng cấp, điện lưới ra các khu trại sản xuất còn yếu kém.

- Hoạt động cung ứng vật tư nông nghiệp không mang tính tập trung. Các hộ tự tìm nguồn cung ứng đầu vào khác nhau tùy theo kinh nghiệm và mối quen biết của mình. Chưa có cơ sở phân phối nguyên liệu đầu vào uy tín trên địa bàn huyện nên còn có hiện tượng mua phải phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chất lượng kém.

- Năng lực ngã giá với người mua còn kém, một mặt do người trồng là đối tượng chấp nhận giá, kiến thức thị trường kém, thông tin về thị trường mà họ nhận được là không hoàn hảo.

- Liên kết giữa các tác nhân rời rạc, lỏng lẻo, mang tính tự phát, cá nhân. 4.2.3.3. Cơ hội

- Hà Nội là thị trường tiêu thụ chính sản phẩm cam Cao Phong, đây cũng là thị trường rộng và đầy tiềm năng, người dân thành phố có nhu cầu về các loại thực phẩm tươi sống, rau, hoa quả rất lớn, nhất là vào thời điểm như Tết Nguyên Đán.

-Cùng với phong trào “tẩy chay hàng Trung Quốc”, “người Việt Nam dùng hàng Việt Nam”.Người tiêu dùng trong nước quay lại với các sản phẩm nội, nhất là các loại thức ăn tươi. Do đó, đây chính là cơ hội của cam Cao Phong nói riêng, trái cây trong nước nói chung.

- Cam Cao Phong đã có thương hiệu, tuy nhiên còn có trường hợp giả mạo cam Cao Phong vì thế đây vừa là cơ hội vừa là thách thức đối với cam Cao Phong.

- Cây cam Cao Phong có lợi thế cạnh tranh với trái cây miền Nam vì cây chỉ sinh trưởng tốt ngoài Bắc.

4.2.3.4. Thách thức

-Nhìn chung giống như các mặt hàng nông sản khác, trái cam Cao Phong cũng chịu chung cảnh “được mùa thì mất giá, mất mùa thì được giá”, do vậy người nông dân sản xuất được mùa “vui thì ít, lo thì nhiều”.

-Thời tiết, khí hậu thất thường, thiên tai, mưa gió, không còn tuân theo quy luật nênkhó dự báo, dịch bệnh hại ngày càng nhiều, nhiều chủng loại mới có khả năng miễn dịch với các loại thuốc trừ sâu.

-Giá cả vật tư nông nghiệp rất cao, các trang thiết bị của người sản xuất như bình thuốc trừ sâu, máy phay đất, máy bơm, hệ thống bơm tưới,… đều có giá trị không nhỏ. Giá các loại thuốc bảo vệ thực vật, phân bón cao.

-Giá bán cam có thể cao do chi phí lớn. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, nhất là trong ngày Tết, nhiều khoản chi tiêu, người tiêu dùng rất có thể sẽ cắt giảm tiêu dùng, hoặc chuyển sang các sản phẩm thay thế khác. Do vậy, giá bán cam Cao Phong cao vừa là một lợi thế vừa là một thách thức, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro mất thị trường.

-Lạm dụng quá nhiều thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học dẫn đến nguy cơ đất bị thoái hóa nặng, nước bị ô nhiễm. Kết quả phân tích thông tin từ người trồng cam cho thấy, có tới 70,27% hộ được phỏng vấn nhận thấy hoạt động trồng cam dần tác động xấu tới môi trường tự nhiên, nhóm hộ này cho biết, hoạt động trồng cam lâu năm khiến đất bị thoái hóa, nước bị ô nhiễm do lượng thuốc bảo vệ thực vật, lượng phân bón hóa học được sử dụng rất lớn, tích tụ lâu năm. Mặt khác, hoạt động sản xuất cam còn tác động tiêu cực đến hoạt động trồng lúa, hoa màu xung quanh khu sản xuất do lượng chuột, sâu bọ tại các vườn cây ăn trái phá hoại mùa màng ngày càng tăng.

Qua xây dựng ma trận SWOT, nghiên cứu này kết hợp từng đôi một các yếu tố, từ đó đề ra bốn nhóm chiến lược nâng cấp chuỗi được trình bày trong bảng 4.23.

Bảng 4.23. Phân tích SWOTchuỗi giá trị cam Cao Phong

Cơ hội (O)

- Nhu cầu thị trường cao - Sở thích tiêu dùng của

khách hàng đối với trái cây Việt Nam so với sản phẩm trái cây của Trung Quốc

- Huyện có dự án hỗ trợ nông nghiệp

- Cam Cao Phong đã có thương hiệu

- Cây cam Cao Phong có lợi thế cạnh tranh với trái cây miền Nam vì cây chỉ sinh trưởng tốt ngoài Bắc.

Thách thức (T)

- Giá cả không ổn định

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 98)