Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị sản phẩm cây có múi ở một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 30)

nước trên thế giới

Kinh nghiệm phát triển của một số quốc gia trong khu vực và trên thế giới cho thấy, tùy theo điều kiện cụ thể của từng nước với những chiến lược phù hợp thì một nước có thể phát triển một nền nông nghiệp bền vững và hiện đại. Qua đó giúp hàng nông sản của nước mình xâm nhập sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu và thu được giá trị gia tăng ở mức cao nhất có thế.

Trung Quốc và Thái Lan là hai quốc gia Châu Á, có các điều kiện tự nhiên – xã hội tương đối giống Việt Nam song hai nước này lại đang xâm nhập mạnh vào chuỗi giá trị toàn cầu hàng nông sản và thu về nhiều giá trị gia tăng hơn nhiều so với Việt Nam.

Từ các kinh nghiệm thực tế của hai quốc gia này Việt Nam có thể vạch ra những bước đi chiến lược cho ngành nông sản để nâng cao vị thế của nông sản Việt Nam.

Trung Quốc là nước có nền nông nghiệp lớn và lâu dài nhất thế giới, đồng thời là một trong những chiếc nôi của nền nông nghiệp thế giới. Do đó, quốc gia này đã tích lũy nhiều kình nghiệm thâm canh cổ truyền với một hệ thống công cụ sản xuất thủ công phong phú, đa dạng, tận dụng nguồn lao động dồi dào ở nông thôn, bảo đảm sản xuất nông nghiệp tự túc, tự cấp có hiệu quả cao. Kinh tế nông nghiệp Trung Quốc đã có sự chuyển dịch cơ cấu tích cực nhằm tạo ra năng suất cây trồng và hiệu quả cao, sản xuất nhiều nông sản hàng hóa.

Chỉ sử dụng 9% diện tích đất trồng trọt toàn cầu, quốc gia đông dân nhất hành tinh này không những đã đáp ứng nhu cầu của hơn 1,3 tỷ người về lương thực, thực phẩm và các nông sản khác mà còn có thể xuất khẩu ra thế giới và đạt nhiều thành tựu trong việc xâm nhập chuỗi giá trị toàn cầu ngành nông sản. Hiện nay Trung Quốc đứng thứ 8 trên thế giới về xuất khẩu nông sản và đứng đầu Châu Á, cung cấp 15% tất cả các nông sản nhập vào Nhật – một trong những thị trường khó tính nhất khu vực và trên thế giới (Đào Huyền, 2013).

Từ thực tiễn của Trung Quốc, bài học được rút ra cho Việt Nam như sau: - Chính sách phát triển nông nghiệp hướng vào sản xuất những nông sản có lợi thế so sánh. Khi không còn bảo hộ sản xuất cho một nông sản nào, cách tồn tại và phát triển là phải phát huy những ngành có lợi thế so sánh hoặc tạo ra lợi thế so sánh để tồn tại và phát triển.

- Coi trọng hỗ trợ phát triển công nghiệp chế biến, Phát triển công nghiệp chế biến tạo ra giá trị gia tăng cao và tạo đầu ra ổn định hơn cho ngành trồng trọt. Hơn nữa việc chế biến nông sản đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng đang thay đổi của thế giớ sẽ giúp Việt Nam giành được thị phần cho hàng hóa của mình trên thị trường quốc tế.

- Tăng cường hỗ trợ thông tin theo hướng cung cấp cập nhật, chính xác thông tin về thị trường nông sản cho nông dân.

- Hệ thống chính sách và quản lý liên quan tới nông nghiệp cũng cần có những thay đổi kịp thời, định hướng cho nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu sản xuất, xuất khẩu.

- Tăng cường năng lực của các hiệp hội ngành hàng. Đây là đơn vị tập hợp và tăng cường liên kết các doanh nghiệp kinh doanh nông sản gia tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Thái Lan là một quốc gia thuộc khối ASEAN, có diện tích canh tác 19.620.000 ha gấp 2,62 lần nước ta. Với nền nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, thậm chí có những điều kiện còn hạn chế hơn nhưng Thái Lan đã vươn lên trở thành nước đứng đầu về xuất khẩu nông sản với giá trị cao hơn hẳn so với Việt Nam. Chính phủ Thái Lan xác định hướng chiến lược là xây dựng nền nông nghiệp với chất lượng cao, có sức cạnh tranh mạnh. Do đó, Thái Lan tập trung mũi nhọn phát triển mạnh hàng chế biến nông sản và công nghiệp phục vụ nông nghiệp. Hiện Thái Lan có tới ¼ số xí nghiệp gia công sản phẩm được xây dựng

ngay tại nông thôn, nhờ đó đã tạo dựng sự vững mạnh và ổn định về kinh tế nông nghiệp. Bên cạnh đó, Chính phủ còn chú trọng xây dựng các tổ chức nông nghiệp và nông thôn trên cơ sở sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách khoa học và hợp lý hướng tới phát triển bền vững (Đào Huyền, 2013).

Điểm đáng chú ý là trái cây và nông sản của Thái Lan sản xuất theo quy trình GAP nên được người tiêu dùng ưu chuộng. Ở Thái lan, đa số nông dân được chính phủ hướng dẫn và hỗ trợ cặn kẽ quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP từ khâu chọn giống cho đến khâu bón phân, thu hoạch, chế biến và bảo quản sau thu hoạch. Trong khâu tiêu thụ tại đây có sự kết hợp giữa các nhà bán lẻ với hệ thống siêu thị rồi từ đó chia nhỏ ra thành những đại lý ở nhiều nơi để thu mua hàng hóa tại nơi sản xuất. Nhờ có chính sách khuyến nông phát triển mạnh mẽ, Thái Lan đã đứng đầu thế giới về xuất khẩu gạo (khoảng 5 triệu tấn/ năm), là nước xuất khẩu thực phẩm mạnh nhất khu vực Đông Nam Á (Đào Huyền, 2013).

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam: từ những chính sách và thành công trong phát triển kinh tế nông nghiệp của Thái Lan có thể rút ra những bài học sau cho nước ta:

- Tập trung để phát triển nông nghiệp thực hiện đa dạng hóa sản xuất nông nghiệp; đầu tư đồng bộ cho công nghiệp chế biến; đổi mới công nghệ sinh học, bảo quản và đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng;

- Phối hợp đồng bộ các chính sách và giải pháp để đạt mục tiêu đề ra trong từng thời kỳ, đặc biệt ngành hàng xuất khẩu được hỗ trợ bởi chương trình khoa học công nghệ và vốn;

- Sử dụng các chính sách kinh tế vĩ mô để can thiệp gián tiếp và điều tiết sản xuất nông nghiệp có hiệu quả;

- Chú trọng phát huy các lợi thế so sánh thực hiện chiến lược sản phẩm, quy hoạch, đầu tư đồng bộ cho các vùng sản xuất chuyên canh tập trung sản xuất hàng hóa nhằm phát huy lợi thế về quy mô. Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng hạ giá thành sản phẩm, phản ứng nhanh nhẹn trước yêu cầu và thị hiếu của thị trường về hình thức chất lượng nhằm nâng cao lợi thế cạnh tranh;

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp;

- Tăng cường đổi mới hệ thống tiếp thị, phát triển các kênh sản xuất tiêu thụ xuất khẩu, coi trọng chữ tín để mở rộng và tạo lập thị trường mới. Đồng thời chú

trọng đào tạo nguồn nhân lực được xem là một trong những nhân tố quyết định sự thành công.

Chuỗi giá trị toàn cầu không còn là một khái niệm mới mẻ mà đã được xem xét từ những năm đầu thập niên 1990 của thế kỷ XIX và đang trở nên phổ biến trên thế giới hiện nay. Việc nhận thức được chuỗi giá trị toàn cầu trên cơ sở lý thuyết cơ bản là những nghiên cứu đã được công bố rộng rãi của các nhà nghiên cứu uy tín và nổi tiếng sẽ giúp các tác nhân tham gia chuỗi và tác nhân ngoài chuỗi có được cái nhìn tổng thể về kết quả và như những đặc trưng của nó; từ đó xác định cách quản trị và nâng cấp chuỗi phù hợp với điều kiện cụ thể của nước mình và bắt kịp xu hướng chung của thế giới.

Trong quá trình nhận biết và nắm bắt những xu hướng hiện đại thì những bài học kinh nghiệm thực tiễn từ sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc và Thái Lan cũng như việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu nông sản của hai quốc gia này sẽ giúp ích rất nhiều cho Việt Nam, đặc biệt là khi cả hai quốc gia có nền nông nghiệp tiên tiến này có điều kiện kinh tế - xã hội tương đối giống Việt Nam. 2.2.2. Kinh nghiệm phát triển chuỗi giá trị sản phẩm một số loại cây ăn quả ở Việt Nam

2.2.2.1.Thực trạng về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây có múi Với điều kiện đất đai, khí hậu thuận lợi và hiệu quả kinh tế cao, cây có múi ở nước ta được trồng từ lâu đời, qua quá trình chọn lọc đã hình thành nên những loại quả đặc sản gắn với vùng miền như cam Xã Ðoài (Nghệ An), cam Bù (Hà Tĩnh), cam Sành (Hà Giang), cam Canh (Hà Nội), bưởi Phúc Trạch (Hà Tĩnh), bưởi Diễn (Hà Nội), bưởi Ðoan Hùng (Phú Thọ), các loại quýt như quýt Đỏ (Hà Giang), quýt Vàng (Lạng Sơn), quýt Sen (Yên Bái)... Theo báo cáo của Trung tâm Khuyến nông quốc gia (2011), diện tích trồng cây ăn quả có múi tăng nhanh hàng năm. Năm 1990 cả nước có hơn 19 nghìn ha cam, quýt, với sản lượng 119.238 tấn, đến năm 2011, diện tích trồng cây có múi đã tăng lên khoảng 135 nghìn ha với sản lượng gần 1,35 triệu tấn. Diện tích và sản lượng cây có múi tăng đã mang lại hiệu quả kinh tế lớn, làm thay đổi bộ mặt nông thôn, góp phần xóa đói, giảm nghèo cho nhiều vùng quê.

Theo Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và PTNT (2012), ở Nam Bộ, chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), từ lâu đã hình thành những vùng sản xuất cây có múi khá nổi tiếng, với những chủng loại cây có múi “độc nhất vô

nhị” như: Quýt Hồng Lai Vung (Đồng Tháp), cam Sành Tam Bình (Vĩnh Long), chanh Tàu ở Cái Bè (Tiền Giang) và Cao Lãnh (Đồng Tháp).

Gần đây, do hiệu quả kinh tế cao, một số vùng chuyên canh cây có múi được hình thành và mở rộng sang các vùng lân cận như cây cam Sành mở rộng diện tích rất lớn sang huyện Trà Ôn (Vĩnh Long), Cái Bè (Tiền Giang), Cầu Kè (Trà Vinh), Phụng Hiệp (Hậu Giang); cây bưởi da xanh cũng phát triển mạnh ở các huyện trên địa bàn tỉnh Bến Tre, cây cam Canh – bưởi Diễn tại Lục Ngạn (Bắc Giang).

Bên cạnh đó, cây có múi cũng có nhiều ưu điểm so với một số loại cây trồng khác như có thể cho năng suất đến trên 100 tấn/ha, cao hơn rất nhiều so với nhiều loại cây ăn trái khác như xoài, sầu riêng, nhãn chỉ đạt năng suất từ 10-20 tấn/ha. Mặt khác, đây cũng là nơi có nhiều loại trái cây có múi được chứng nhận chỉ dẫn địa lý, độc quyền nhãn hàng hóa… là cơ hội cho tổ chức thu mua, đóng gói, tiêu thụ.

Trong khi đó, cây có múi là cây ăn trái có giá trị kinh tế cao, chiếm diện tích ưu thế ở các tỉnh, thành Nam bộ. Đến nay, nhiều tỉnh, thành ở khu vực ĐBSCL đã thực hiện các mô hình sản xuất cây có múi theo tiêu chuẩn GlobalGAP và VietGAP như: Mô hình sản xuất bưởi Năm Roi theo GlobalGAP (Vĩnh Long), mô hình sản xuất bưởi da xanh theo VietGAP (Bến Tre), mô hình sản xuất cam Sành theo VietGAP (Tiền Giang).

Theo định hướng phát triển cây có múi ở vùng ĐBSCL, diện tích cây ăn trái chủ lực (đặc sản) được quy hoạch gần 150.000 ha, chiếm 36% tổng diện tích cây ăn trái toàn vùng bao gồm 14 chủng loại, trong đó cây có múi bao gồm: bưởi da xanh, bưởi năm Roi, bưởi đường lá cam, quýt Hồng, quýt đường, cam mật, cam Sành, chanh.

Theo phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lục Ngạn (2012), toàn huyện hiện có tổng diện tích cây ăn quả có múi trên 700 ha giá trị kinh tế cao. Trong đó bưởi Diễn khoảng 220 ha, chủ đạo là cây cam đường Canh có quy mô gần 500 ha, sản lượng ước đạt gần 4.000 tấn, đồng nghĩa với việc người dân trồng cam Đường Canh ở đây thu về gần 200 tỷ đồng mỗi năm. Tuy nhiên, khó khăn lớn nhất của các loại cây này là đầu tư lớn, yêu cầu chăm sóc cao, đòi hỏi phải có kỹ thuật trong khi một bộ phận người dân chưa được trang bị tốt cho việc này. Chính vì vậy, UBND huyện Lục Ngạn xác định xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cam Đường Canh là một trong những yếu tố quyết định để thúc đẩy sản xuất phát triển bền vững.

2.2.2.2. Một số khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây có múi của Việt Nam hiện nay

Tuy cây có múi cho hiệu quả kinh tế cao cây có múi trong vùng phát triển còn thiếu ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, trồng nhiều chủng loại cây trên cùng diện tích, thiếu sự liên kết giữa người trồng để thống nhất quy trình và đầu tư đồng bộ, chưa tổ chức hệ thống tiêu thụ chuyên nghiệp; sự liên kết giữa “4 nhà” đặc biệt là nhà nông và nhà doanh nghiệp chưa thật sự gắn kết. Ngoài ra,“vấn nạn” bệnh vàng lá Greening đe dọa các vùng trồng cây này, trong khi đó việc quản lý dịch bệnh rất khó khăn và phức tạp dẫn đến nhiều hộ nông dân đứng ngồi không yên.

Đã có nhiều chủng loại trái cây có múi ngon đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế như: bưởi da xanh, cam Sành, chanh không hạt nhưng lại không có vùng chuyên canh đúng nghĩa, không có nhà máy đóng gói đạt tiêu chuẩn; giống cây có múi chất lượng kém chiếm trên 50% diện tích trồng; thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ; công tác bảo quản sau thu hoạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, việc lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng đang có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ trái cây hư hỏng sau thu hoạch lên đến 25-30%...Đây là những rào cản dẫn đến sản xuất cây có múi ở nước ta vẫn còn thiếu ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

2.2.3. Một số công trình nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm trái cây ở Việt Nam Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập người sản xuất không chỉ quan tâm tới thị trường tiêu dùng trong nước mà còn hướng mạnh ra xuất khẩu, từ đó đã hình thành nên các chuỗi trong ngành hàng. Riêng ngành rau, hoa, quả, các chuỗi đã bắt đầu hình thành nhưng còn đơn giản, có ít các tác nhân tham gia. Sự liên kết và trách nhiệm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ còn yếu, lỏng lẻo nên khái niệm về chuỗi hàng hóa dịch vụ còn mang tính lý thuyết. Trước thực tế này đã có nhiều những nghiên cứu liên quan nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị, đánh giá thực trạng hoạt động của mỗi tác nhân trong ngành hàng cũng như đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng rau, quả. Tuy nhiên, đi nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành hàng cây có múi nói chung, cây cam Cao Phong nói riêng thì còn rất hạn chế. Sau đây là một số đề tài nghiên cứu có liên quan:

1. Nguyễn Thị Lý (2010). “Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm cây quất cảnh tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội.Tác giả luận văn đã chỉ ra được đặc điểm cơ bản của chuỗi cung ứng quất cảnh tại xã Mễ Sở (Hưng Yên) có 4 tác nhân tham gia là người sản xuất, thu gom, bán buôn và người bán lẻ. Trong đó, dòng sản phẩm chủ yếu theo hướng những người bán lẻ tại các địa phương khác để đến tay người tiêu dùng. Vai trò của hợp đồng tiêu thụ được phát huy, gắn kết giữa các thành viên còn hạn chế… Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, kết quả phân tích tài chính chuỗi cung ứng của tác giả còn sơ sài, bỏ qua sự phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi. Đây là mặt hạn chế của đề tài, cần được khắc phục.

2. Nguyễn Phú Son (2013). “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm táo tỉnh Ninh Thuận”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 28, trang 71 – 78. Bài báo khoa học trên đã chỉ ra được chuỗi giá trị sản phẩm táo Ninh Thuận có 2 kênh phân phối truyền thống đối với sản phẩm táo tươi và một kênh phân phối tiềm năng đối với sản phẩm táo sấy. Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi hiện theo hướng không có lợi cho người trồng. Tuy nhiên vẫn có thể cải

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 30)