Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 46)

Dữ liệu thứ cấp:

Phân tích tổng quan sản phẩm cam gồm thực trạng sản xuất, tiêu thụ, chuỗi giá trị, các tác nhân được chủ yếu thực hiện qua việc thu thập và nghiên cứu các tài liệu của phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn, qua internet. Thu thập các số liệu, các nghiên cứu thị trường cam trên thế giới và Việt Nam, nghiên cứu các văn bản pháp luật, chính sách của nhà nước và của huyện và các tài liệu liên quan khác.

Các số liệu về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, đó là các số liệu về đất đai, dân cư và lao động, nguồn lực tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh. Các số liệu này lấy ở phòng thống kê, các phòng ban liên quan của UBND huyện Cao Phong và các xã nghiên cứu. Đây là những số liệu phản ánh rõ nhất tình hình tự nhiên, kinh tế xã hội, xu hướng phát triển và các thuận lợi cũng như các khó khăn của địa phương.

Dữ liệu sơ cấp:

Thông qua thảo luận nhóm PRA: Phỏng vấn bán cấu trúc, thảo luận với các nhóm hộ về những thuận lợi, khó khăn cũng như kiến nghị của hộ về việc trồng và tiêu thụ cam đạt hiệu quả cao.

Phỏng vấn: Thông qua phỏng vấn bán cấu trúc cán bộ của phòng nông nghiệp huyện, hội khuyến nông, chủ tịch xã,... thu nhập thông tin của đề tài nghiên cứu.

Điều tra trực tiếp các tác nhân: Điều tra bằng cách xây dựng bảng câu hỏi với các nội dung chính sau:

Thông tin chung về hộ điều tra: họ tên chủ hộ, tuổi, trình độ văn hóa, thông tin về nhân khẩu, lao động, thông tin về ngành nghề kinh doanh của hộ. 3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin

- Kiểm tra phiếu điều tra

- Tổng hợp và xử lý thông tin: tổng hợp kết quả điều tra theo các tiêu thức phân tổ (theo quy mô,…)

- Xây dựng cơ sở dữ liệu và nhập số liệu: thực hiện trên phần mềm Excel và các phần mềm trợ giúp khác.

3.2.4. Phương pháp phân tích thông tin

3.2.4.1.Phương pháp thống kê mô tả

Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng việc phát triển sản xuất, kinh doanh của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể phản ánh một cách đầy đủ và khách quan về sự phát triển của chuỗi giá trị cam của huyện trong những năm qua.

3.2.4.2.Phương pháp phân tổ thống kê, phương pháp so sánh

Phương pháp này dựa trên cơ sở các phương pháp thống kê. Nội dung của phương pháp này gồm có 3 nội dung là: thu thập tài liệu trên cơ sở quan sát số lớn, điều tra chọn mẫu, điều tra trọng điểm…; xử lý và hệ thống hóa tài liệu trên cơ sở phân tổ thống kê và cuối cùng là phản ánh, phân tích tài liệu (sau khi tài liệu đã được tổng hợp): Phản ánh mức độ (nhiều hay ít, biến động và các hiện tượng của chúng có mối liên hệ với nhau như thế nào) và so sánh chúng với nhau. Sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để tính toán, mô tả thực trạng của chuỗi giá trị cam tại địa bàn huyện Cao Phong cùng với những thuận lợi và khó khăn một cách khoa học. Đồng thời trên cơ sở hệ thống chỉ tiêu thống kê có thể đánh giá mức độ của hiện tượng, tình hình biến động của các hiện tượng, mối quan hệ giữa các hiện tượng,...

3.2.4.3. Phương pháp chuyên gia

Là phương pháp nghiên cứu kinh tế dựa trên các ý kiến của các chuyên gia, đó là những người am hiểu về lĩnh vực mà chúng ta đang nghiên cứu. Cụ thể

trong đề tài này tôi tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn, các cán bộ nghành quản lý và chuyên môn ở địa phương, người sản xuất ở tại địa bàn nghiên cứu… Từ đó rút ra những nhận xét và đánh giá chung về vấn đề nghiên cứu giúp cho việc nghiên cứu và đánh giá chính xác hơn.

3.2.4.4. Phương pháp nghiên cứu điển hình

Là phương pháp nghiên cứu kinh tế đi sâu vào đơn vị điển hình. Cụ thể ở đề tài này tôi đi sâu vào nghiên cứu 3 đơn vị điển hình sản xuất cam với diện tích và sản lượng lớn là thị trấn Cao Phong, xã Tân Phong, xã Tây Phong để qua đó đưa ra được các phương pháp có tính khả thi.

3.2.4.5. Phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài về hoạt động của chuỗi giá trị trên địa bàn nghiên cứu.

Tôi xây dựng ma trận thuận chiều với tiếp cận từ bên trong (nội tại của các hộ sản xuất cam tại huyện), có nghĩa là điểm khởi đầu của ma trận sẽ được bắt đầu bằng S (điểm mạnh) và W (điểm yếu), rồi mới đến các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài, cụ thể là O (cơ hội) và T (nguy cơ). Kết quả của quá trình phân tích tổng hợp là cơ sở để xây dựng phương hướng phát triển chuỗi giá trị cam. 3.2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện điều kiện sản xuất, kinh doanh

- Trình độ của chủ hộ (tuổi, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn) - Diện tích đất canh tác/hộ

- Số lao động/hộ

- Giá trị tài sản cố định/hộ

3.2.5.2. Các chỉ tiêu thể hiện kết quả của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị -Giá trị sản xuất (P): Là doanh thu của từng tác nhân, được tính bằng

lượng sản phẩm nhân với đơn giá.

Đối với tác nhân sản xuất thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là giá trị sản xuất (GO); đối với tác nhân kinh doanh (bán buôn, bán lẻ) thì lượng sản phẩm nhân với đơn giá chính là doanh thu (TR); hay nói cách khác:

Để thống nhất các chỉ tiêu trong phân tích kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, tôi sử dụng chỉ tiêu doanh thu (GO) chung cho tất cả các tác nhân trong chuỗi giá trị. Trong phân tích giá trị gia tăng, tôi sử dụng chỉ tiêu giá bán bình quân (P) là doanh thu đơn vị hay giá trị sản xuất đơn vị (tính trên 1 kg cam tươi) để tính toán các chỉ tiêu phân tích.

-Chi phí trung gian (IC): Chi phí trung gian là toàn bộ các khoản chi phí vật chất và dịch vụ thường xuyên được sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh của từng tác nhân. Chi phí trung gian được thể hiện bằng công thức:

IC = nj=1Cj x Gj

Trong đó: Cj: số lượng đầu tư của đầu vào thứ j Gj: đơn giá đầu vào thứ j

Chi phí trung gian của từng tác nhân trong nghiên cứu chuỗi giá trị cam bao gồm các khoản mục sau:

Người sản xuất Người thu gom Người bán buôn Người bán lẻ - Giống - Phân bón + Phân chuồng + Phân đạm + Phân lân + Phân kali - Thuốc BVTV - Công cụ sản xuất nhỏ - Chi phí dịch vụ + Dịch vụ làm đất + Dịch vụ thủy lợi +Dịch vụ vận chuyển + Thuê đất

- Lao động thuê ngoài - Chi phí khác - Giá vốn cam - Vận chuyển - Công cụ dụng cụ nhỏ - Bao bì - Thuê kiot - Chi phí khác - Giá vốn cam - Vận chuyển - Công cụ dụng cụ nhỏ - Thuê kiốt - Chi phí khác - Giá vốn cam - Vận chuyển -Công cụ dụng cụ nhỏ - Thuê kiốt - Bao bì - Chi phí khác

- Giá trị gia tăng (VA): là phần giá trị tăng thêm của một quá trình sản xuất kinh doanh. VA được thể hiện bằng công thức:

Trong phân tích chuỗi giá trị, VA là hiệu số giữa doanh thu bán cam và chi phí trung gian IC, trong đó TR và IC được tính toán theo phương pháp đã trình bày ở trên.

Các bộ phân của giá trị gia tăng VA bao gồm:

- Chi phí công lao động (W): W là một phần của giá trị gia tăng. Sử dụng phương pháp phân tích kinh tế trong nghiên cứu đề tôi sử dụng đơn giá tính ngày công lao động do phòng Lao động thương binh xã hội cung cấp. Đơn giá này được tính căn cứ vào mức lương tối thiểu nhà nước quy định, giá tiền công thực tế, chi phí để tái sản xuất, sức lao động và trượt giá tăng trưởng kinh tế.

- Khấu hao TSCĐ (A): Trong thực tế, tính toán chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí phân bổ cho từng loại sản phẩm rất khó khăn bởi vì một tài sản cố định có thể phục vụ cho sản xuất nhiều loại sản phẩm nên nó chỉ đạt mức chính xác tương đối đặc biệt là trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong sản xuất cam các tài sản thường có giá trị không lớn đủ để tính khấu hao. Còn lại các công cụ, dụng cụ sản xuất như cuốc, bình bơm thuốc sâu, máy bơm nước... mặc dù về mặt tài sản thì giá trị của nó nhỏ không được hạch toán vào khoản khấu hao TSCĐ nhưng nếu so sánh nó với các khoản chi phí đầu tư khác thì đây lại là khoản chi phí lớn (do quy mô sản xuất nông nghiệp nông hộ hiện nay còn nhỏ hẹp). Vì vậy trong quá trình phân tích đề tài tôi tính các khoản chi phí hao mòn công cụ dụng cụ chung vào chi phí KHTSCĐ. Đối với các tác nhân người bán buôn, người bán lẻ cam chi phí khấu hao TSCĐ được tính cho các phương tiện vận chuyển (xe máy, ô tô).

- Thu nhập thuần (GPr): là phần thu nhập thuần tuý của người sản xuất bao gồm thu nhập của công lao động khi sản xuất một loại sản phẩm nào đó. Công thức tính toán:

GPr = VA - (A+W)

Trong đó: A là giá trị khấu hao tài sản cố định W là công lao động.

Về phương pháp tính toán: thu nhập thuần là hiệu số giữa giá trị sản xuất giá trị gia tăng (VA) với chi phí khấu hao tài sản cố định và các chi phí lao động trong quá trình sản xuất.

3.2.5.3. Các chỉ tiêu thể hiện hiệu quả

- Hiệu quả sử dụng chi phí trung gian: Thể hiện bỏ ra một đồng phí trung gian thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng hoặc bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Thể hiện bằng các chỉ tiêu:

+ VA/IC (lần) + MI/IC (lần)

-Hiệu quả sử dụng tổng chi phí: thể hiện bỏ ra một đồng chi phí thu được bao nhiêu đồng giá trị gia tăng hoặc bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Thể hiện bằng các chỉ tiêu:

+ VA/TC (lần) + MI/TC (lần)

- Hiệu quả sử dụng lao động: thể hiên giá trị gia tăng và thu nhập hỗn hợp mà người lao động đạt được trong một ngày. Thể hiện bằng các chỉ tiêu:

+ VA/W (đồng/ ngày công) + MI/W (đồng/ ngày công)

Đối với hộ sản xuất rất khó để xác định chính xác lượng hao phí sức lao động. Vì vậy, để tính toán được số ngày lao động tôi quy đổi từ giờ công ra ngày công theo quy định 8 giờ làm việc bằng 1 ngày công lao động.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ CAM CAO PHONG

4.1.1. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ cam Cao Phong của huyện Cao Phong 4.1.1.1. Tiềm năng phát triển sản xuất cam Cao Phong huyện Cao Phong 4.1.1.1. Tiềm năng phát triển sản xuất cam Cao Phong huyện Cao Phong

Cây ăn quả có múi, đặc biệt cây cam là một thế mạnh của huyện Cao Phong. Bên cạnh cây mía thì cây cam là cây trồng chính trên mảnh đất Cao Phong. Cây trồng này đã gắn bó với người dân từ nơi đây từ lâu đời, và ngày càng chứng tỏ được khả năng tồn tại và phát triển mạnh mẽ, trở thành cây trồng chủ lực, là cây “xoá đói giảm nghèo” cho người dân trong huyện. Thậm chí, nhiều hộ đã trở nên giàu có nhờ cây cam. Loại cây trồng này thích hợp với vùng nhiệt đới, với lượng mưa trung bình 1200- 1600 mm/năm, nhiệt độ thích hợp nhất từ 23-28o, biên độ ngày đêm cao, tầng canh tác dày, độ mùn hơn 2%, tơi xốp, thoát nước. Cao Phong thực sự là vùng đất tiềm năng có nhiều điều kiện phù hợp cho phát triển cây cam.

Tiềm năng về đất đai

Vùng đất Cao Phong từ rất lâu được coi là vùng đất trù phú, màu mỡ, có tiềm năng phát triển nông nghiệp. Từ những năm thực dân Pháp xâm lược, một nhà tư sản Pháp đã sớm phát hiện tiềm năng của vùng đất này và đã chiếm 1.600 ha đất nơi đây để lập đồn điền trồng trầu. Sau khi giải phóng, Nhà nước ta đã lấy lại diện tích này và thành lập nông trường Cao Phong, đến nay là Công ty Rau quả nông sản Cao Phong. Từ những năm 60 cây cam Xã Đoài được đưa vào sản xuất tại Cao Phong đã từng bước phát triển, khẳng định được tính hiệu quả và phù hợp với điều kiện ngoại cảnh nơi đây. Từ đó, cây có múi nói chung và cây cam nói riêng mặc dù đã qua những giai đoạn phát triển thăng trầm nhưng thực sự là loại cây trồng thích hợp với vùng đất Cao Phong.

Đối với cây ăn quả có múi, yêu cầu về đất trồng là đất có chất tượng tốt, nhiều mùn, thoáng khí, thoát nước tốt, tầng đất dày, mực nước ngầm thấp. Cụ thể, để cây có múi sinh trưởng phát triển tốt thì điều kiện yêu cầu là tầng đất canh tác dày trên 70 cm, hàm lượng mùn từ 2-3%, pH thích hợp từ 6-6,5. Đất Cao Phong chủ yếu là địa hình đồi bát úp, có nhiều loại đất khác nhau. Vùng đồi núi có các loại đất nâu vàng, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng. Vùng đất thấp

có các loại đất phù sa và đất dốc tụ. Qua kết quả các nghiên cứu phân tích lý hoá đất cho thấy: đất Cao Phong được chia làm 2 vùng: vùng đồi cao và vùng đồi thấp. Vùng đồi cao có tầng canh tác từ 0-75 cm, có hàm lượng mùn từ 0,93- 1,5%, pH từ 5,1-5,3. Với vùng đồi thấp có hàm lượng mùn từ 1,3-2,15%, độ pH từ 5,2-5,4. Và xét một số chỉ tiêu về hàm lượng N, P2O5, K2O trong đất đều cho thấy khu vực Cao Phong rất phù hợp cho sự sinh trưởng, phát triển cây ăn quả, trong đó vùng đồi cao thích hợp cho phát triển cây trồng lâm nghiệp và một số cây trồng như nhãn, vải. Vùng đồi thấp chiếm phần lớn diện tích, thích hợp cho trồng cây ăn quả có múi. Tuy nhiên, độ pH từ 5,1-5,4 là hơi thấp so với nhu cầu của cây. Vì vậy, trong quá trình canh tác cần bón phân hữu cơ và vô cơ một cách hợp lí, cân đối, tăng lượng mùn, tăng kết cấu đất, tăng khả năng giữ nước. Tránh bón những loại phân gây chua cho đất, đồng thời bón bổ sung vôi để khử chua đất. Như vậy, qua đối chiếu yêu cầu về đất của cây trồng và điều kiện, đặc điểm lí, hoá của đất khu vực Cao Phong cho thấy vùng đất này có nhiều điều kiện phù hợp cho phát triển cây ăn quả có múi. Đây chính là một ưu thế tài nguyên sinh thái của vùng để hình thành và phát triển vùng quả có múi tập trung theo hướng sản xuất hàng hoá. Khai thác tốt tiềm năng đất đai của huyện sẽ góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân và đồng thời góp phần cải tạo, bồi dưỡng tài nguyên đất.

Tiềm năng về khí hậu

Khí hậu là tổng hợp các yếu tố thời tiết mang tính quy luật, bị chi phối bởi điều kiện địa hình và vị trí địa lí. Sản xuất nông nghiệp nói chung và trồng cây ăn quả nói riêng chịu ảnh hưởng nhiều, phụ thuộc nhiều ở điều kiện thời tiết khí hậu. Thậm chí yếu tố thời tiết khí hậu nhiều lúc mang tính quyết định đến năng suất, phẩm chất, sản lượng cây trồng. Được mùa hay mất mùa nhiều lúc chỉ do một hiện tượng thời tiết bất thường tác động. Vì vậy, hiểu biết và nắm được các quy luật của khí hậu thời tiết có ý nghĩa kinh tế to lớn và thiết thực trong việc lựa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 46)