Một số công trình nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm trái cây ở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 35)

Tuy cây có múi cho hiệu quả kinh tế cao cây có múi trong vùng phát triển còn thiếu ổn định và tiềm ẩn nhiều rủi ro như: Quy mô sản xuất vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, trồng nhiều chủng loại cây trên cùng diện tích, thiếu sự liên kết giữa người trồng để thống nhất quy trình và đầu tư đồng bộ, chưa tổ chức hệ thống tiêu thụ chuyên nghiệp; sự liên kết giữa “4 nhà” đặc biệt là nhà nông và nhà doanh nghiệp chưa thật sự gắn kết. Ngoài ra,“vấn nạn” bệnh vàng lá Greening đe dọa các vùng trồng cây này, trong khi đó việc quản lý dịch bệnh rất khó khăn và phức tạp dẫn đến nhiều hộ nông dân đứng ngồi không yên.

Đã có nhiều chủng loại trái cây có múi ngon đủ sức cạnh tranh trên thương trường quốc tế như: bưởi da xanh, cam Sành, chanh không hạt nhưng lại không có vùng chuyên canh đúng nghĩa, không có nhà máy đóng gói đạt tiêu chuẩn; giống cây có múi chất lượng kém chiếm trên 50% diện tích trồng; thiếu liên kết trong sản xuất và tiêu thụ; công tác bảo quản sau thu hoạch, an toàn vệ sinh thực phẩm, chất lượng sản phẩm chưa được quan tâm đúng mức, việc lạm dụng các chất kích thích sinh trưởng đang có chiều hướng gia tăng, tỷ lệ trái cây hư hỏng sau thu hoạch lên đến 25-30%...Đây là những rào cản dẫn đến sản xuất cây có múi ở nước ta vẫn còn thiếu ổn định, tiềm ẩn nhiều rủi ro.

2.2.3. Một số công trình nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm trái cây ở Việt Nam Việt Nam

Trong nền kinh tế thị trường, với xu hướng hội nhập người sản xuất không chỉ quan tâm tới thị trường tiêu dùng trong nước mà còn hướng mạnh ra xuất khẩu, từ đó đã hình thành nên các chuỗi trong ngành hàng. Riêng ngành rau, hoa, quả, các chuỗi đã bắt đầu hình thành nhưng còn đơn giản, có ít các tác nhân tham gia. Sự liên kết và trách nhiệm của các tác nhân trong kênh tiêu thụ còn yếu, lỏng lẻo nên khái niệm về chuỗi hàng hóa dịch vụ còn mang tính lý thuyết. Trước thực tế này đã có nhiều những nghiên cứu liên quan nhằm hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuỗi giá trị, đánh giá thực trạng hoạt động của mỗi tác nhân trong ngành hàng cũng như đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chuỗi giá trị ngành hàng rau, quả. Tuy nhiên, đi nghiên cứu sâu về chuỗi giá trị ngành hàng cây có múi nói chung, cây cam Cao Phong nói riêng thì còn rất hạn chế. Sau đây là một số đề tài nghiên cứu có liên quan:

1. Nguyễn Thị Lý (2010). “Phân tích chuỗi cung ứng sản phẩm cây quất cảnh tại xã Mễ Sở, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên”, Luận văn tốt nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Gia Lâm, Hà Nội.Tác giả luận văn đã chỉ ra được đặc điểm cơ bản của chuỗi cung ứng quất cảnh tại xã Mễ Sở (Hưng Yên) có 4 tác nhân tham gia là người sản xuất, thu gom, bán buôn và người bán lẻ. Trong đó, dòng sản phẩm chủ yếu theo hướng những người bán lẻ tại các địa phương khác để đến tay người tiêu dùng. Vai trò của hợp đồng tiêu thụ được phát huy, gắn kết giữa các thành viên còn hạn chế… Tuy nhiên, trong nghiên cứu này, kết quả phân tích tài chính chuỗi cung ứng của tác giả còn sơ sài, bỏ qua sự phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân trong chuỗi. Đây là mặt hạn chế của đề tài, cần được khắc phục.

2. Nguyễn Phú Son (2013). “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm táo tỉnh Ninh Thuận”, Tạp chí Khoa học trường Đại học Cần Thơ, Số 28, trang 71 – 78. Bài báo khoa học trên đã chỉ ra được chuỗi giá trị sản phẩm táo Ninh Thuận có 2 kênh phân phối truyền thống đối với sản phẩm táo tươi và một kênh phân phối tiềm năng đối với sản phẩm táo sấy. Phân phối lợi ích giữa các tác nhân trong chuỗi hiện theo hướng không có lợi cho người trồng. Tuy nhiên vẫn có thể cải thiện hiện trạng phân phối thu nhập giữa các tác nhân theo hướng gia tăng phân phối thu nhập cho người trồng.

3. Chương trình Phát triển MPI – GTZ (2007). “Phân tích chuỗi giá trị bưởi Vĩnh Long”. Chương trình Phát triển này nhằm hướng tới mục tiêu nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm bưởi Vĩnh Long (đã có thương hiệu, là đặc sản của vùng), bằng cách xây dựng hệ thống liên kết chặt chẽ từ người sản xuất đến các trung gian, doanh nghiệp, các đại lý bán lẻ bằng các cam kết hoạt động lâu dài. Xuất phát từ kết quả phân tích thực trạng, tổ chức này đề xuất ra các nhóm chiến lược nhằm nâng cấp chuỗi giá trị như nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu, chiến lược marketing thông minh, nhãn mác chỉ dẫn thương hiệu sản phẩm, cải tiến phương thức vận chuyển, bảo quản, mở rộng thị trường xuất khẩu,…

Những công trình nghiên cứu trên đã phân tích, đánh giá được một phần thực trạng các hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị ngành hàng, từ đó đề ra các biện pháp, các hướng đi để các ngành hàng cây có múi có khả năng cạnh tranh hơn, thành công hơn, trong đó các thành phần của chuỗi giá trị đều

được hưởng lợi. Tuy nhiên, do sử dụng các phương pháp tiếp cận khác nhau nên hướng nghiên cứu của mỗi công trình trên còn chưa trọn vẹn về các mặt của chuỗi giá trị do vậy, những phân tích dưới đây sẽ góp phần nghiên cứu toàn diện chuỗi giá trị dưới góc độ khác đồng thời chia sẻ những kinh nghiệm thiết thực trong việc tìm ra giải pháp, kiến nghị việc nâng cấp chuỗi giá trị ngành rau hoa quả nói chung và cây cam Cao Phong nói riêng.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

3.1.1. Điều kiện tự nhiên3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình 3.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình

Cao Phong là một huyện miền núi nằm giữa tỉnh Hoà Bình Phía Bắc giáp thành phố Hoà Bình và huyện Đà Bắc. Phía Đông giáp với huyện Kim Bôi.

Phía Tây giáp huyện Tân Lạc. Phía Nam giáp với huyện Lạc Sơn

Huyện Cao Phong nằm trên trục đường Quốc lộ 6 từ Hà Nội lên thành phố Hoà Bình đi Sơn La, Lai Châu; đường 12B đi Kim Bôi, đồng thời huyện có 2 xã nằm trong khu vực lòng hồ Sông Đà.

Với vị trí địa lý như trên Cao Phong có điều kiện giao lưu thuận lợi với thành phố Hoà Bình và các huyện trong tỉnh, đồng thời có thể dễ dàng đi lại bằng cả đường sông và đường bộ đi Hà Nội, Sơn La, Lai Châu.

Huyện Cao Phong nằm ở độ cao trên 300 m so với mực nước biển, song huyện lại ít núi cao. Địa hình có cấu trúc thoai thoải, độ dốc của đồi núi khoảng 10-15 độ, hình thành nhiều đồi dạng bát úp, thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc về phía hạ lưu sông Đà.

Về mặt địa hình huyện Cao Phong chia làm 3 vùng chính: vùng núi cao (2 xã Yên Lập và Yên Thượng), vùng giữa (8 xã và thị trấn Cao Phong), và vùng ven Sông Đà (2 xã Bình Thanh và Thung Nai). Với nhiều kiểu địa hình như trên Cao Phong có điều kiện thuận lợi thực hiện đa dạng hoá cây trồng, vật nuôi. Tuy nhiên, do địa hình đa dạng và phức tạp sẽ gây khó khăn trong việc thiết kế, xây dựng và nâng cao hiệu quả sử dụng các công trình thuỷ lợi (Phòng tài nguyên và môi trường huyện Cao Phong, năm 2015).

3.1.1.2. Điều kiện thời tiết, khí hậu, thuỷ văn

Nằm trong miền khí hậu của miền Bắc Việt Nam, thời tiết khí hậu vùng Cao Phong cũng mang đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa hè nóng và mưa nhiều, mùa đông lạnh và khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm cao 22-24oC.

Lượng mưa trung bình hàng năm cũng khá cao, khoảng 1.800-2.200 mm. Độ ẩm không khí dao động từ 83-88% (Phòng tài nguyên và môi trường huyện Cao Phong, năm 2015).

Nhìn chung, khí hậu của huyện Cao Phong mát mẻ hơn, lượng mưa cao cao và điều hoà hơn một số huyện trong tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nhiều loại cây trồng, vật nuôi với nhiều mô hình canh tác, chăn nuôi khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố hạn chế lớn đến sản xuất nông nghiệp là vào mùa khô cây trồng thiếu nước, đặc biệt là các chân đất chưa có công trình tưới. Về mùa đông, bên cạnh khô hạn, nhiệt độ xuống thấp, sương muối và âm u, thiếu ánh sáng cũng ảnh hưởng xấu đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng, cũng như tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.

Cao Phong có sông Đà và nhiều con suối lớn nhỏ chảy qua. Do lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung vào các tháng 7, 8, 9 nên dễ gây úng lụt nội đồng ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống người dân.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của huyện 3.1.2.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai 3.1.2.1. Tình hình đất đai và sử dụng đất đai

Như toàn tỉnh Hoà Bình nói chung, do cấu tạo địa chất đa dạng và phức tạp, Cao Phong có nhiều loại đất khác nhau. Vùng đồi núi có các loại đất nâu vàng, đất đỏ vàng, đất nâu đỏ và mùn đỏ vàng. Vùng đất thấp có các loại đất phù sa, đất dốc tụ. Nhìn chung huyện có nhiều loại đất có độ phì cao và đa dạng, có thể bố trí nhiều loại cây trồng, nhất là cây công nghiệp và cây ăn quả (Phòng tài nguyên và môi trường huyện Cao Phong, năm 2015).

Tình hình sử dụng đất của huyện được thể hiện qua bảng 3.1: Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất của huyện Cao Phong

qua 3 năm2013-2015

Loại đất

Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) I. Tổng DT đất tự nhiên

1. DT đất nông nghiệp 1.1 Đất sản xuất NN - Đất cây hàng năm - Đất cây lâu năm 1.2 Đất lâm nghiệp 1.3 Đất nuôi trồng TS 2 Đất phi nông nghiệp 2.1 Đất ở

2.2 Đất chuyên dùng 3 Đất chưa sử dụng - Đất bằng chưa SD - Đất đồi núi chưa SD - Núi đá không có rừng cây 25.460,07 14.240,02 3.363,46 2.972,48 390,98 10.798,96 77,60 3.868,21 1.697,58 759,11 7.351,84 49,93 6.490,41 811.50 100,00 55,93 13,21 11,68 1,54 42,42 0,30 15,19 6,67 2,98 22,88 0,20 25,49 3,19 25.460,07 14.752,14 3.348,40 2.957,42 390,98 11.326,64 77,20 3.895,85 1.699,02 785,11 6.812,08 45,67 5.954,91 811,50 100,00 57,94 13,15 11,62 1,54 44,49 0,30 15,30 6,67 3,08 26,76 0,18 23,39 3,19 25.460,07 14.754,37 3.350,57 2.959,99 390,98 11.326,20 77,20 3.898,52 1.698,89 785,11 6.807,17 45,67 5.950,00 811,50 100.00 57,95 13,16 11,63 1,54 44,48 0,30 15,316 6,67 3,08 26,74 0,18 23,37 3,19 Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Cao Phong (2016)

Tình hình sử dụng đất ở huyện qua 3 năm nhìn chung không có nhiều thay đổi. Đất nông nghiệp chiếm phần lớn diện tích (55,93% năm 2013; 57,94 năm 2014; 57,94 năm 2015). Trong đó, đất lâm nghiệp chiếm diện tích khá lớn 10.798,96 ha năm 2013, chiếm 42,42% tổng diện tích và tăng lên đến 11.326,2 ha năm 2015, chiếm 44,48% diện tích. Điều này cũng là dễ hiểu đối với 1 huyện miền núi như Cao Phong.

Đất chưa sử dụng còn chiếm 1 diện tích lớn, năm 2013 là 7.351,84 ha, chiếm 22,88% trong tổng diện tích, và mặc dù có giảm xuống nhưng mức giảm không đáng kể. Đến năm 2015 diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn 6.807,17 ha, chiếm 26,74% trong tổng diện tích. Trong đó, chủ yếu là đất đồi chưa sử dụng, năm 2013 là 6.490,47 ha (25,49%), và giảm còn 5.950 ha (23,37%) năm 2015. Trong những năm tới địa phương cần có những giải pháp để tận dụng triệt để mọi tiềm năng đất đai, đưa vào khai thác một diện tích lớn đất đồi chưa sử dụng, vừa góp phần cải tạo, bồi dưỡng, đồng thời nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất. 3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Hiện nay, huyện Cao Phong có 9081 hộ với tổng số dân là 41,418 người, bao gồm 3 dân tộc cùng sinh sống lâu đời là Kinh, Dao, Mường, trong đó dân tộc Mường chiếm trên 70%. Trong những năm qua, công tác dân số kế hoạch hoá gia đình rất được chăm lo nên tỷ lệ tăng dân số tự nhiên ngày càng giảm. Năm 2013 tỷ lệ tăng dân số tự nhiên toàn huyện là 1,15%, đến nay giảm xuống còn 1,00%. Mật độ dân số hiện nay là 151 người/km2.

Tình hình dân số và lao động của huyện qua 3 năm được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 3.2. Tình hình dân số và lao động huyện Cao Phong qua 3 năm2013-2015 Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 So sánh (%) 2012/ 2011 2013/ 2012 BQ I. Tổng số dân

Phân theo giới tính - Nam - Nữ Người Người Người 41.014 20.406 20.608 41.008 20.400 20.608 41.418 20.600 20.818 100 100 100 101 101 101 100,33 100,32 100,34 Phân theo thành thị- nông thôn

Thành thị Nông thôn Người Người 4.423 36.623 4.466 36.542 4.500 36.907 101 100 101 101 100,58 100,26 II. Tổng số lao động

- Lao động nông nghiệp - Lao động phi nông nghiệp

LĐ LĐ LĐ 20.431 19.051 1.380 23.551 21.666 1.885 24.281 22.351 1.920 115 114 137 103 103 102 105,92 105,47 111,64 Nguồn: Phòng Thống kê huyện Cao Phong (2016)

Như vậy, tổng dân số của huỵên hiện nay là 41.418 người, trong đó có 24.281 lao động, chiếm 58,62% trong tổng dân số. Tỷ lệ lao động nông nghiệp là rất cao. Năm 2013, tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động là 93,25%. Tỷ lệ này năm 2014 giảm xuống còn 92% và năm 2015 là 92,05%. Như vậy hiện nay lao động của huyện chủ yếu là lao động nông nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người mới chỉ đạt 6.200.000 đồng/người/năm, tỷ lệ hộ nghèo còn đến 17%. Địa phương cần có sự quan tâm chỉ đạo tích cực để phát triển nông nghiệp và có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong những năm tới, nâng cao đời sống người dân. 3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, cơ sở hạ tầng cũng được quan tâm, đầu tư xây dựng, nâng cấp sửa chữa bằng nhiều nguồn vốn. Tổng chiều dài các tuyến đường của huyện là 51 Km. Mạng lưới giao thông được phát triển rộng khắp trong toàn huyện dễ dàng liên kết với thị trường, Quốc lộ 6 đi qua địa bàn huyện, tiến hành bê tông hoá đường nông thôn, thi công các dự án đường liên xã như tuyến đường Tây Phong-Yên Thượng, đường Bình Thanh-Thung Nai, đường thị trấn Tây Phong-Tân Phong-Nam Phong- Dũng Phong-Tây Phong. Các công trình thuỷ lợi đựơc triển khai xây dựng như công trình Hồ Múi (Xuân Phong). Về điện, đến cuối năm 2007, 100% số xã thị trấn có điện lưới quốc gia. Cơ sở vật chất cho giáo dục cũng được quan tâm đầu tư. Đến nay 13 xã phường thị trấn xã đã có trường mẫu giáo. Có 27 trường tiểu học và trung học cơ sở, 1 trường phổ thông trung học với 313 phòng học, đã có 5 trường đạt chuẩn quốc gia. Cơ sở khám chữa bệnh hiện nay có 15 cơ sở, 40 giường bệnh, 92 cán bộ, trong đó có 14 bác sỹ , đã giải quyết phần nào vấn đề chăm sóc sức khoẻ, khám chữa bệnh cho bà con nhân dân (Phòng nông nghiệp huyện Cao Phong, năm 2015).

3.1.2.4. Kết quả sản xuất kinh doanh của huyện qua 3 năm 2013-2015

Là một huyện miền núi còn nhiều khó khăn nhưng trong những năm qua chính quyền địa phương cùng toàn thể nhân dân đã không ngừng phấn đấu phát triển kinh tế, xây dựng quê hương. Trong 3 năm 2013-2015 vừa qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế, mức thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2013, tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 8,4%, thu nhập bình quân đầu người là 4 triệu đồng /người /năm. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế ước còn 67%; tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp và xây dựng cơ bản là 22%; tỷ trọng ngành dịch vụ là 11%. Năm 2014, kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng nhanh đạt mức 12,5%. Mức thu nhập bình quân đầu người đạt 4,7 triệu đồng/ người/ năm. Tỷ trọng nông, lâm, ngư nghiệp trong cơ cấu kinh tế giảm xuống còn 64%; công nghiệp, tiểu thủ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam cao phong tại huyện cao phong, tỉnh hòa bình (Trang 35)