Quy hoạch, đầu tư cho bảo tồn và phát triểnnghề truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 109)

Quy hoạch làng nghề mối quan hệ chặt chẽ tới sự phát triển của làng nghề sản xuất các nghề truyền thống trên địa bàn huyện. Kết cấu hạ tầng tốt sẽ là điều kiện và nhân tố quan trọng thúc đẩy sản xuất phát triển. Nếu kết cấu hạ tầng kém thì quy mô sản xuất của các doanh nghệp, hộ sản xuất trong làng nghề sản xuất các nghề truyền thống chậm được mở rộng, làng nghề kém phát triển.

Kết cấu hạ tầng bao gồm giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục… có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến phát triển làng nghề và kinh tế của các hộ sản xuất nghề truyền thống. Thực tế cho thấy rõ phát triển làng nghề sản xuất các nghề truyền thống chỉ có thể phát triển mạnh ở noi có kết cấu hạ tầng đảm bảo và đồng bộ. Đây là yếu tố có tác dụng tốt nhằm phát triển làng nghề truyền thống nói chung và các cơ sở sản xuất từng địa phương nói riêng.

Sự phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn trong làng nghề sản xuất các nghề truyền thống có liên quan đến vấn đề cung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Giao thông là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển của làng nghề sản xuất các nghề truyền thống. Giao thông phát triển sẽ tạo điều kiện cho nguyên liệu và sản phẩm của làng nghề được lưu thông dễ dàng hơn với bên ngoài và đưa nhanh được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có như vậy mới giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

Kết cấu hạ tầng bao gồm giao thông, điện, cấp thoát nước, bưu chính viễn thông, y tế, giáo dục… có ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến phát triển làng nghề

và kinh tế của các hộ sản xuất các sản phẩm truyền thống. Đây là yếu tố có tác dụng tốt nhằm phát triển làng nghề. Sự phát triển hệ thống đường giao thông nông thôn trong làng nghề sản xuất các nghề có liên quan đến vấn đề cung cấp dịch vụ đầu vào và đầu ra cho sản phẩm. Giao thông là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển của làng nghề sản xuất sản xuất sản phẩm truyền thống. Giao thông phát triển sẽ tại điều kiện cho nguyên liệu và sản phẩm của làng nghề được lưu thông dễ dàng hơn với bên ngoài và đưa nhanh được tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, có như vậy mới giảm thiểu được ô nhiễm môi trường.

Bảng 4.15. Ý kiến của các chủ hộ về hệ thống giao thông năm 2015

Chỉ tiêu Tổng Cơ cấu

Thuận lợi 54 60

Bình thường 27 30

Không thuận lợi 9 10

Tổng 90 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả (2015) Qua bảng số liệu trên ta thấy sản xuất hàng hóa lớn thì hệ thống giao thông hiện tại là chưa đáp ứng đủ bởi chỉ tiêu thuận lợi mới đạt 60% vì đường hiện nay là chưa đáp ứng đầy đủ bởi vì đường hiện nay quá nhỏ hẹp, xuống cấp nghiêm trọng, do các phương tiện vận tải vận chuyển quá nhiều, mà chất lượng giao thông thì kém.

Điện có nhiều tác dụng, nhờ có điện mà máy móc thiết bị mới được đưa vào sản xuất nhằm tăng năng suất và chất lượng của sản phẩm. Tuy nhiên do lượng điện cung cấp còn thấp nên về mùa hè thường xuyên bị cắt điện luân phiên, ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả sản xuất.

Bảng 4.16. Ý kiến của các chủ hộ về hệ thống điện năm 2015

Chỉ tiêu Tổng Cơ cấu

Thuận lợi 48 53

Bình thường 26 30

Không thuận lợi 16 17

Tổng 90 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả (2015) Hệ thống thông tin liên lạc, bưu chính viễn thông đã giúp các cơ sở sản xuất, hộ chuyên sản xuất sản phẩm truyền thống nắm bắt được thông tin thị

trường để có những ứng xử kịp thời. Thông tin là cầu nối với bên ngoài để các cơ sở sản xuất và các hộ trong làng nghề nắm bắt được nhu cầu, sở thích của khách hàng từ đó ra quyết định về mẫu sản phẩm, giá bán… Thông tin giúp làng nghề có thể quảng bá sản phẩm rộng rãi.

Bảng 4.17. Ý kiến của các chủ hộ về hệ thống thông tin năm 2015

Chỉ tiêu Tổng Cơ cấu

Thuận lợi 65 72

Bình thường 20 22

Không thuận lợi 5 6

Tổng 90 100

Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giả (2015) 4.2.3. Sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp, các ngành

Năng lực và trình độ và sự quản lý của cán bộ địa phương có ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển làng nghề sản xuất các sản phẩm truyền thống. Cán bộ các xã đã có những chính sách, đưa ra những nghị quyết thúc đẩy phát triển làng nghề như quy hoạch cụm công nghiệp tập trung, chính sách đào tạo nghề cho người lao động và nâng cao năng lực cho quản lý, đã tổ chức được nhiều hội trợ triển lãm cho các CSSX, xây dựng được đội thu gom rác thải sinh hoạt và rác thải công nghiệp từ các hoạt động sản xuất của làng nghề.

Bảng 4.18. Thực trạng trình độ cán bộ cơ sở xã Đình Tổ năm 2015

Nội dung SL CC (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(người) (%)

Tổng số cán bộ xã 21 100,00

I. Phân theo trình độ văn hóa

1. Trung học phổ thông 21 100,00

II. Phân theo trình độ chuyên môn

1. Trên đại học 1 4,76

2. Đại học 11 52,38

3. Cao đẳng 5 23,81

4. Trung cấp 4 19,05

Nguồn: Theo VPTK UBND xã Đình Tổ năm 2015 Qua bảng 4.18 cho thấy số lượng cán bộ tại địa phương là 21 người, trong đó trình độ chuyên môn trên đại học có 01 người, trình độ đại học là 11 người

chiếm 52,38% trong tổng số cán bộ. Trình độ cao đẳng là 11 và trung cấp là 4 người. Trình độ chuyên môn, năng lực của các cán bộ tương đối phù hợp với đặc điểm và tình hình phát triển trên địa bàn. Tuy nhiên thực tế vẫn còn chưa phát huy được hết sức mạnh của nó, mà còn có tình trạng quan liêu ở một số cán bộ. Chính vì thế, việc quản lý phát triển làng nghề còn hạn chế.

Bảng 4.19. Thực trạng trình độ cán bộ cơ sở xã Nguyệt Đức năm 2015

Nội dung SL CC

(người) (%)

Tổng số cán bộ xã 23 100,00

I. Phân theo trình độ văn hóa

1. Trung học phổ thông 23 100,00

II. Phân theo trình độ chuyên môn

1. Trên đại học 0 0

2. Đại học 10 43.5

3. Cao đẳng 6 26.08

4. Trung cấp 7 30.43

Nguồn: Điều tra của tác giả (2015)

Bảng 4.20. Thực trạng trình độ cán bộ cơ sở xãTrí Quả năm 2015

Nội dung SL CC

(người) (%)

Tổng số cán bộ xã 23 100,00

I. Phân theo trình độ văn hóa

1. Trung học phổ thông 23 100,00

II. Phân theo trình độ chuyên môn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1. Trên đại học 1 4,34

2. Đại học 12 52,17

3. Cao đẳng 6 26,08

4. Trung cấp 4 17,39

Nguồn: Điều tra của tác giả (2015) Qua bảng 4.20 cho thấy số lượng cán bộ tại địa phương là 23 người, trong đó trình độ chuyên môn trên đại học có 01 người chiếm 4.34%, trình độ đại học

là 12 người chiếm 52.17% trong tổng số cán bộ. Trình độ cao đẳng là 6 và trung cấp là 4 người. Trình độ chuyên môn, năng lực của các cán bộ tương đối phù hợp với đặc điểm và tình hình phát triển trên địa bàn.

Công tác quản lý nhà nước về môi trường, việc quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp, bảo vệ môi trường còn thấp, chưa hiệu quả. Sự phối hợp giữa các cơ quan chuyên môn của huyện với cấp Ủy, chính quyền thị trấn trong công tác bảo vệ môi trường thiếu chặt chẽ và không thường xuyên. Cấp Ủy, chính quyền còn chưa quan tâm đúng mức tới công tác bảo vệ môi trường nhất là việc tổ chức thu gom và xử lý chất thải sản xuất ở các khu vực làng nghề, CSSX, kinh doanh.

Công tác đào tạo nghề cho lao động và quản lý cấp cơ sở còn chưa hiệu quả, có tổ chức ra nhưng số lượng lao động tham gia đào tạo nghề và nâng cao năng lực quản lý còn chưa được triển khai mở rộng, khiến nguồn lao động chất lượng cao còn chưa nhiều, gây ảnh hưởng tới chất lượng lao động cũng như giảm sự sáng tạo của đội ngũ lao động trong làng nghề.

Công tác khuyến thương, giới thiệu sản phẩm của người dân còn chưa được đầu tư chú trọng, hiệu quả còn chưa cao, mới chỉ dừng lại ở tổ chức hội chợ triển lãm cho các CSSX giới thiệu sản phẩm của mình.

4.2.4. Ý thức, nhận thức hiểu biết của người lao động nghề truyền thống Trình độ tay nghề của người lao động trong các làng nghề nhìn chung còn Trình độ tay nghề của người lao động trong các làng nghề nhìn chung còn thấp . Nguồn lao động cho phát triển các làng nghề dồi dào nhưng đại bộ phận là con em nông dân, trình độ học vấn thấp, chưa đào tạo nghề. Trong các làng nghề có các thợ giỏi, thợ cả, nhưng số lượng ít tập trung ở các làng nghề truyền thống làm nghề lâu năm, song việc truyền lại nghề chỉ được thực hiện trong gia đình, mỗi gia đình có bí quyết riêng và thường không truyền ra rộng rãi.Trình độ tay nghề của các thành viên trong hộ đóng vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm và đặc biệt là giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Nếu trình độ lao động tay nghề càng cao thì khả năng hộ sản xuất ra nhiều sản phẩm trong một đơn vị thời gian càng lớn. Hơn nữa khi các thành viên trong gia đình có trình độ tay nghề cao thì sẽ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, trình độ tinh xảo hơn và bán với giá cao hơn, làm tăng thu nhập của người lao động.

Các CSSX làm nghề chủ yếu là nghề gia truyền nên họ được tiếp cận với nghề từ nhỏ, chính vì thế nghề rất quen thuộc với họ, công việc cũng không còn bỡ ngỡ, khả năng sáng tạo cao, giúp các CSSX nâng cao được khả năng cạnh

tranh của họ trên thị trường. Không những thế đa số các chủ CSSX cũng có trình độ văn hóa bậc phổ thông. Cũng vì nghề gia truyền nên nền tảng, điều kiện, cơ sở vật chất của các CSSX cũng đã có nên CSSX đa phần đều huy động vốn tự có của họ, họ có vốn nên việc sản xuất của họ ít phải phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ của các ngân hàng tín dụng và chính sách.

Nhìn chung, ý thức của các CSSX tốt nên việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương được chú trọng. Khi được phổ biến, họ sẽ tham gia nhiệt tình và thực hiện tốt.

Mặt khác, hiện nay người lao động phần lớn người lao động chưa được đào tạo qua các trường lớp chính quy,phương thức học nghề chủ yếu là truyền miệng học hỏi lẫn nhau mà chưa được đào tạo bởi các cán bộ có chuyên môn.Bên cạnh đó trình độ quản lý của các hộ,các doanh nghiệp còn hạn chế nên việc mở rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Đây là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng phát triển của nghề sản xuất các nghề truyền thống hiện tại cũng như tương lai với xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy nên vấn đề trình độ của người lao động đang là vấn đề quan tâm hiện nay.

4.2.5. Yếu tố khách quan 4.2.5.1. Nguyên liệu 4.2.5.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung và sự phát triển của ngành nghề truyền thống nói riêng.

- Đối với các sản phẩm truyền thống, giá trị nguyên liệu chiếm tỷ trọng trong giá trị sản phẩm hay nói cách khác, nguyên liệu là cấu thành chủ yếu của chi phí.

- Sản xuất sẽ ổn định, chủ động, tăng trưởng bền vững nếu làng nghề ổn định được nguyên liệu và ngược lại.

- Chất lượng nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, qua đó ảnh hưởng tới giá thành, chất lượng sản phẩm.

- Việc xuất hiện nguyên liệu mới sẽ có ảnh hưởng tới sản xuất NTT và làng nghề, nó có thể tạo ra nghề mới hay thay thế nguyên liệu quý hiếm làm cho sản xuất ổn định, song nó cũng có thể làm mất đi tính độc đáo, tính văn hóa riêng có của sản phẩm trong làng nghề.

Trong điều kiện hiện nay, khi giao lưu hàng hóa tăng lên nhanh chóng, thì một chừng mực nhất định, sự gắn bó trực tiếp với nguồn nguyên liệu không còn chặt chẽ, song nguyên tố nguyên liệu vẫn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển sản xuất NTT.

Theo kết quả điều tra tại huyện Thuận Thành, có tới 90% nguồn nguyên liêu phục vụ cho sản xuất NTT là được nhập từ nơi khác đến, có những nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Qua đều tra 3 làng nghề thì duy chỉ có làng nghề đậu Trà Lâm là có khoảng 30% nguyên liệu do người dân tự trồng, còn những nguyên, nhiên liệu khác là được nhập ở nơi khác đến. Vì vậy việc quy hoạch vùng nguyên liệu chủ động cho sản xuất NTT của huyện là rất khó khăn. Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách cần phân tích rõ lợi thế so sánh của địa bàn để từ đó khuyến cáo với người dân nên phát triển ngành nghề nào cho phù hợp với tình hình địa phương và nhu cầu của nhân dân. 4.2.5.2 Công nghệ

Trình độ kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng lớn tới khả năng phát triển sản xuất của mọi đơn vị SXKD. Đối với ngành nghề NTT, trình độ kỹ thuật có ảnh hưởng tới sản xuất NTT trên một số khía cạnh sau:

- Cơ cấu sản phẩm, trình độ kỹ thuật cao hơn sẽ làm xuất hiện những sản phẩm mới hoàn toàn nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Mặt khác, trình độ công nghệ cao sẽ làm cho ngành nghề cải tiến, làm cho sản phẩm có giá trị cao hơn.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Điều này biểu hiện qua một số khía cạnh:

+ Làm tăng độ đồng đều, tính ổn định của sản phẩm.

+ Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm giảm giá thành sản phẩm.

+ Hiện đại hóa một số khâu phục vụ sản xuất như thiết kế mẫu mã sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới phục vụ nhu cầu thông tin, marketing,…

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua kết quả điều tra tại huyện Thuận Thành cho thấy, sản phẩm làng nghề vẫn được sản xuất với công nghệ thủ công, bằng kinh nghiệm được lưu truyền. Đối với nghề đúc đồng một số công đoạn đã được cơ giới hóa như việc nhai đất,

khuấy đất, dùng mô tơ để làm bàn xoay,... tuy nhiên việc cơ giới hóa của nghề này chỉ được 15-20% công đoạn, đây là do đặc thù riêng của nghề đúc đồng. Tuy nhiên, đánh giá trung về việc áp dụng những thiết bị, công nghệ sản xuất NTT ở Thuận Thành còn rất hạn chế.Hiện nay, các cơ sở sản xuất NTT vẫn sử dụng các công cụ sản xuất thủ cộng, công nghệ truyền thống là chính. Đây là nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động thấp, sản phẩm có giá thành cao, độ đồng đều thấp,…Điều này đã hạn chế đáng kể đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.Trong những năm tới, nhất là trong đều kiện hội nhập, việc đẩy mạnh cơ giới hóa, đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho ngành nghề NTT phát triển mạnh hơn.

4.2.5.3. Lao động

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp có nhiều công đoạn phù hợp với các lứa tuổi lao động khác nhau nên có thể tận dụng được nhiều loại lao động trên địa bàn nông thôn. Những nghệ nhân, thợ giỏi phải có con mắt nhìn nhận toàn diện, khối óc tưởng tượng phong phú trong việc chế tác sản phẩm mang tính mỹ thuật cao và phải có khả năng quản lý điều hành các lao động khác trong quá trình sản xuất.

Kết quả điều tra tại Thuận Thành cho thấy, trong tổng 210 lao động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 109)