Xuất giải pháp nhằm thực hiện tốt bảo tồn và phát triểnnghề truyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 118)

THUẬN THÀNH

4.3.1. Hoàn thiện chủ trương, chính sách, quy định về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho phát triển các làng nghề. Nhà nước tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng thiết yếu, khuyến khích doanh nghiệp và nhân dân địa phương đầu tư khai thác dịch vụ gia tăng. Xây dựng cơ chế thông thoáng cho các cơ quan, đơn vị và nhân dân tham gia tổ chức hoạt động làng nghề được tiếp cận chủ trương, chính sách của nhà nước về phát triển ngành nghề nông thôn.

Xây dựng đề án về đào tạo nguồn nhân lực phục vụ làng nghề cho dân ở làng nghề. Nhà nước dành một nguồn kinh phí nhất định để đào tạo nghiệp vụ văn hoá, nghiệp vụ du lịch cho người lao động trong làng. Đào tạo bồi dưỡng cán bộ quản lý cơ sở ở các làng địa phương, đào tạo về kỹ năng giao tiếp, tiếp thị, xúc tiến quảng bá... Địa phương cần có chính sách thu hút và đãi ngộ lao động để bảo đảm đủ nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế địa phương, hỗ trợ làng nghề phát triển. Thực hiện lồng ghép hiệu quả với các chương trình như: phát triển nông thôn, phát triển làng nghề, vốn từ nguồn ODA, vốn từ nguồn vay tín dụng, vốn huy động cộng đồng, các nguồn vốn khác.

Thực hiện chủ trương thị trường tín dụng nông thôn. Vận động, hỗ trợ và có chính sách ưu đãi cho các nhà đầu tư tín dụng về nông thôn hoạt động. Có chính sách hỗ trợ lãi suất sau đầu tư đối với các hộ dân có mô hình hoạt động sản xuất tốt tại làng nghề.

Quy hoạch quỹ đất đầu tư hạ tầng tạo điều kiện cho các hộ sản xuất trong làng đầu tư mở rộng. Xây dựng chương trình đào tạo nghề, hỗ trợ kinh phí tham quan, học hỏi kinh nghiệm đối với những làng sản xuất điển hình, tiên tiến. Có cơ chế hỗ trợ đầu tư công nghệ mới, sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, các giải pháp hữu ích thích hợp với trình ñộ, khả năng của người dân địa phương, hỗ trợ kinh phí để xây dựng thương hiệu sản phẩm làng nghề đối với một số sản phẩm có uy tín trên thị trường.

Xây dựng chiến lược, chương trình kế hoạch quảng bá, tiếp thị sản phẩm, hình ảnh làng nghề. Đồng thời bản thân các làng cũng tự xây dựng chương trình quảng bá sản phẩm cho làng, địa phương của mình.

Tăng cường khai thác các chương trình hỗ trợ hợp tác quốc tế đối với phát triển làng nghề, tăng cường hợp tác liên kết trong phát triển du lịch giữa các tỉnh khu vực miền Trung, cũng như khu vực miền Trung với cả nước và quốc tế. Mở rộng mối liên kết giữa các hãng du lịch trong nước và quốc tế với các đơn vị hoạt ñộng trong lĩnh vực du lịch ở các vùng nông thôn để tăng lượt khách du lịch. 4.3.2. Hoàn thiện quy hoạch phát triển nghề truyền thống tập trung

Quy hoạch và kế hoạch là hai công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước để điều hành nền kinh tế theo mục tiêu đã chọn. Nhờ đó mà đề ra giải pháp kỹ thuật và công nghệ, huy động, sử dụng nguồn vốn, nhân lực, thị trường phù hợp với thực tế khách quan. UBND tỉnh Băc Ninh đã xây dựng Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn đến 2020, gồm một số chỉ tiêu chủ yếu sau đây:

Bảo tồn và phát triển các nghề và làng nghề truyền thống; đồng thời du nhập phát triển làng nghề gắn với phát triển du lịch, dịch vụ.

- Nâng tỷ trọng kinh tế nghề truyền thống và làng nghề đến năm 2020 đạt 20 - 30% và đến năm 2025 đạt 30 - 35% trong cơ cấu kinh tế nông thôn.

- Tổng giá trị sản xuất nghề, làng nghề đến năm 2020 đạt 1.300 - 1.400 tỷ đồng và đến năm 2025 đạt 1.600 - 1.700 tỷ đồng. Tốc độ tăng bình quân của giai đoạn đạt 17%/năm. Đóng góp cho xuất khẩu hàng năm đạt khoảng 200 tỷ đồng.

- Đến năm 2020 tạo việc làm cho trên 15.000 lao động nông thôn, tỷ lệ lao động qua đào tạo phấn đấu đạt 70%; tương ứng đến năm 2025 tạo việc làm khoảng 20.000 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 80%.

- Đẩy mạnh sử dụng máy móc, ứng dụng công nghệ vào sản xuất, ưu tiên sử dụng máy móc thiết bị tiên tiến, hiện đại; phấn đấu đến năm 2020 tỷ lệ cơ giới hóa đạt 30 - 40% và năm 2025 đạt 50%.

- Xử lý cơ bản ô nhiễm môi trường ở các làng nghề, cơ sở sản xuất: 100% các cơ sở, cụm - điểm công nghiệp làng nghề có hệ thống xử lý chất thải tập trung đạt chuẩn (đặc biệt là các ngành nghề chế biến nông lâm thủy sản và thực phẩm).

- Đến năm 2020 có 15 - 25 nghề và làng nghề, năm 2025 có 25 - 30 nghề và làng nghề được công nhận nghề, làng nghề và làng nghề truyền thống.

Quy hoạch được xây dựng dựa trên Nghị định 66/2013/- NĐCP của Chính phủ về Phát triển ngành nghề nông thôn, Chỉ thị 28/2014/-CT-BNN của

Bộ NN&PTNT về đẩy mạnh xây dựng quy hoạch ngành nghề nông thôn và phòng chống ô nhiễm môi trường làng nghề, Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 đã được Chính phủ phê duyệt và các tài liệu điều tra nghiên cứu của các ngành trong tỉnh.

Quy hoạch đã đưa ra được các kế hoạch hành động, đề cập các khía cạnh khác nhau nhằm thúc đẩy và phát triển ngành NTT và làng nghề trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, quy hoạch không thể đề cập một cách toàn diện tất cả các vấn đề, do đó vấn đề nào cần ưu tiên cao thì phải thực hiện trước.

Các cá nhân, tổ chức, các cơ sở sản xuất đăng ký kinh doanh mới và dự kiến đầu tư phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống được hỗ trợ một phần kinh phí khởi sự doanh nghiệp, tham gia các lớp học khởi sự doanh nghiệp, lập kế hoạch kinh doanh, tăng cường khả năng kinh doanh, theo kế hoạch khuyến công và khuyến nông hàng năm của tỉnh, được tạo mọi điều kiện thuận lợi để đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp, Luật đầu tư và luật Hợp tác xã.

Tổ chức lại sản xuất, tạo điều kiện các hộ làng nghề đăng ký sản xuất, hỗ trợ phát triển, mở rộng sản xuất và chuyển đổi thành các doanh nghiệp tư nhân, Công ty TTHH hoặc thành lập các hợp tác xã; phát triển mạnh các loại hình kinh tế HTX chú trọng xây dựng các HTX kinh doanh tổng hợp gắn với làng nghề ở nông thôn.

Khuyến khích các đơn vị sản xuất áp dụng công nghệ tiên tiên, công nghệ sản xuất sạch phù hợp với điều kiện của từng đơn vị.

hực hiện liên doanh, liên kết nhằm tranh thủ tối đa công nghệ tiên tiến, công nghệ sạch từ các doanh nghiệp đã đầu tư trong và ngoài nước.

Xây dựng đề án ứng dụng công nghệ mới cho các đơn vị sản xuất theo đề án nâng cao năng suất chất lượng cạnh tranh cho các cơ sở sản xuất.

4.3.3. Giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Bên cạnh cái được do sản xuất ngành nghề mang lại thì cũng cần phải thấy được cái mất: Đó là sự phá huỷ môi trường tự nhiên trong lành; sự nguy hại đến sức khoẻ cộng đồng, thậm chí đến cả tính mạng con người; sự xuống cấp về cơ sở hạ tầng nông thôn; gây thiệt hại ngay cả đến sản xuất nông nghiệp... Môi trường tại các làng nghề sản xuất TTCN bị phá huỷ sẽ ảnh hưởng đến môi trường chung của cả cộng đồng. Việc tìm ra nguyên nhân để có giải pháp khắc phục là việc làm hết sức cần thiết. Xác định rõ các nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng

ô nhiễm môi trường ở các làng nghề trong huyện và có biện pháp khắc phục tương ứng. Do đó cần phải tăng cường công tác quản lý môi trường, hạn chế tối thiểu chất thải gây ô nhiễm môi trường; có chính sách khuyến khích đổi mới áp dụng công nghệ tiên tiến, đẩy mạnh thực hiện chương trình sản xuất sạch trong các làng nghề.

Trước hết, phải chú trọng đến các chính sách phát triển bền vững làng nghề. Sản xuất kinh doanh phải chú ý cải thiện và bảo vệ môi trường, không hy sinh lợi ích môi trường cho lợi ích kinh tế trước mắt. Nhanh chóng xây dựng, ban hành và áp dụng văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường làng nghề, trong đó cần quy định rõ trách nhiệm của địa phương, các ngành, lĩnh vực hoạt động làng nghề. Các làng nghề tiến hành xây dựng các quy định về vệ sinh, môi trường dưới dạng các quy định, hương ước, cam kết bảo vệ môi trường của chính địa phương mình. Tăng cường hoạt động giám sát môi trường làng nghề và thực hiện kiểm kê nguồn thải; áp dụng công cụ kinh tế như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, khí thải, chất thải rắn. Xây dựng tiêu chí “Làng nghề xanh” nhằm xếp loại cho các làng nghề bảo vệ môi trường theo hướng phát triển bền vững.

Quy hoạch không gian làng nghề gắn với bảo vệ môi trường. Di rời các cơ sở gây ô nhiễm nặng ra khỏi khu vực dân cư. Quy hoạch tập trung theo cụm công nghiệp nhỏ cần tránh xa khu dân cư và quy hoạch đồng bộ mặt bằng sản xuất, cơ sở hạ tầng như đường giao thông, hệ thống cung cấp điện, nước, hệ thống thông tin, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn để xử lý tập trung. Quy hoạch khu vực sản xuất tuỳ thuộc vào đặc thù của các loại hình làng nghề như sản xuất gốm sứ, dệt nhuộm, tái chế giấy,… Quy hoạch phân tán, sản xuất ngay tại hộ gia đình kết hợp điều kiện sản xuất với cải thiện vệ sinh môi trường mà không phải di rời, hạn chế tối đa việc cơi nới, mở rộng đường, xây nhà cao tầng, lưu giữ khung cảnh sản xuất, tính cổ truyền nhân văn của làng để có thể kết hợp với du lịch.

Tăng cường mạnh mẽ công tác quản lý môi trường tại các làng nghề. Những cơ sở mở rộng sản xuất phải thực hiện cam kết bảo vệ môi trường và đầu tư theo hướng công nghệ thân thiện với môi trường. Tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý chất thải tại làng nghề cần bảo đảm chất thải sau xử lý đạt quy chuẩn môi trường Việt Nam hiện hành; công nghệ đơn giản, dễ vận hành, chuyển giao; vốn đầu tư, chi phí thấp, phù hợp với điều kiện sản xuất của làng nghề; ưu tiêu công nghệ có khả năng tận thu, tái sử dụng chất thải. Khuyến khích các cơ sở sản xuất trong làng nghề áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn để vừa giảm lượng phát

thải, vừa mang lại hiệu quả kinh tế cao. Cho vay ưu đãi với lãi suất thấp đối với các chủ cơ sở áp dụng công nghệ và thiết bị tiên tiến tạo ít chất thải. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Khuyến khích các cơ sở sản xuất xử lý nước thải, khí thải, quản lý môi trường bằng cho vay ưu đãi hoặc giảm thuế. Đa dạng hoá các nguồn đầu tư và khuyến khích sự tham gia của cộng đồng trong bảo vệ môi trường làng nghề. Sự phát triển của làng nghề phải bảo đảm tính bền vững, hài hoà các mặt kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường. Do đó, một số loại hình làng nghề sẽ phát triển mạnh cả về số lượng và quy mô sản xuất, một số khác cần được hạn chế, không khuyến khích phát triển và một số hoạt động, công nghệ cần được nghiêm cấm triệt để. Thí dụ, hạn chế phát triển mới, mở rộng các cơ sở sản xuất tái chế chất thải nguy hại; nghiêm cấm sử dụng trong làng nghề những phương pháp sản xuất thủ công và thiết bị gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; hoặc sử dụng quặng có tính phóng xạ.

4.3.4. Hỗ trợ các cơ sở sản xuất - kinh doanh ở làng nghề phát triển đúng hướng hướng

Để cải thiện môi trường thể chế cho làng nghề theo hướng thúc đẩy CNN, HĐH nông thôn, trước hết cần đánh giá lại một cách toàn diện môi trường thể chế chung của Việt Nam. Mục tiêu của việc đánh giá lại này là xác định những yếu tố bất hợp lý, thiếu đồng bộ, mâu thuẫn nội tại và những điểm không còn thích hợp với điều kiện sản xuất kinh doanh hiện nay của nông thôn nói chung và làng nghề nói riêng. Ngoài ra, cũng cần đánh giá lại tính đồng bộ vầ phù hợp giữa các yếu tố thuộc các môi trường kinh tế - kỹ thuật- - xã hội và khoa học - công nghệ ở trong nước trong điều kiện có sự hội nhập quốc tế và hình thành trật tự thế giới mới (cả về chíh trị lẫn kinh tế). Việc đánh giá này cần được thực hiện trên cơ sở có sự tham gia trực tiếp của các nhà sản xuất - kinh doanh thuộc các lĩnh vực trong làng nghề. Các chuyên gia có liên quan tới các lĩnh vực nói trên cũng cần được thu hút vào việc này. Trong quá trình triển khai đánh giá lại môi trường thể chế cho làng nghề, cần có những dự báo tương đối toàn diện và dài hạn về sự biến động kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời, tiến hành hệ thống hoá và đành giá lại một cách toàn diện các quy định về các mặt hoạt động, tổ chức đời sống xã hội ở nông thôn. Nội dung trọng tâm đánh giá những tác động của những tập quán và các quy ước, cũng như những kết cấu xã hội truyền thống tới sự biến động của các làng nghề.

Tiếp tục nghiên cứu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp luật đã ban hành không còn phù hợp với tình hình mới. Ban hành các văn bản pháp luật mới đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế thị trường năng động và nghiệt ngã. Tiếp tục nghiên cứu soạn thảo để sớm đi đến ban hànhmột luật doanh nghiệp thống nhất chung cho các loại hình doanh nghiệp thuộc các loại quy mô và hình thức sơ hữu khác nhau, cũng như việc ban hành một luật khuyến khích đầu tư chung cho cả khu vực ngoài nước và trong nước.

Tăng cường phổ cập pháp luật và tăng cường năng lực pháp luật cho dân cư nông thôn, đặc biệt là ở làng nghề và trước hết là cho đội ngũ cán bộ quản lý cơ sở. Làng nghề phải được coi là địa bàn được ưu tiểntong triển khai chương trình này. Để làm được điều này, cần xây dựng một chương trình đào tạo pháp luật toàn diện cho đội ngũ các bộ cấp cơ sở ở nông thôn, trước hết là cấp xã, thôn. Phương pháp tiến hành, các cơ sở đào tạo và các cơ quan có thẩm quyền ở cấp trên có thể áp dụng phương thức đào tạo cốt cán ở cấp dưới để họ tiếp tục đào tạo các cán bộ khác ở địa phương.

Thể chế xã hội nông thôn nói chung, ở làng nghề nói riêng, với ba thông số cơ bản là gia đình, dòng họ và làng, thôn. Gia đình là tế bào của xã hội, nhưng đồng thời thực sự là đơn vị sản xuất - kinh doanh rất cơ bản trong lịch sử, hiện tại và tương lai. Doanh nghiệp gia đình có sức cạnh tranh bởi tính linh hoạt và tính đàn hồi của nó. Kết cấu dòng họ là một loại liên gia đình theo huyết thống tự nhiên, mang tính kế thừa. Nó tồn tại một cách khách quan, bác bỏ nó sẽ là duy ý chí, mà cần khai thác những mặt hợp lý những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực. Việc cố kết liên gia đình trên thực tế là một sức mạnh kinh tế - xã hội có tính dân sự cần sử dụng. Sử dụng quan hệ dòng họ sẽ góp phần ổn định trật tự xã hội, thực hiện tín chấp, tương trợ giúp đỡ nhau về vốn, chuyển giao công nghệ, đào tạo truyền nghề, mở doanh nghiệp, tạo việc làm và xoá đói giảm nghèo. Thôn, làng là một không gian khá ổn định, chồng xếp nhiều mối quan hệ kinh tế - xã hội - nhân văn phong phú, phức tạp, hoà quyên vào nhau. Những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 118)