Thức, nhận thức hiểu biết của người lao động nghề truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 113 - 114)

Trình độ tay nghề của người lao động trong các làng nghề nhìn chung còn thấp . Nguồn lao động cho phát triển các làng nghề dồi dào nhưng đại bộ phận là con em nông dân, trình độ học vấn thấp, chưa đào tạo nghề. Trong các làng nghề có các thợ giỏi, thợ cả, nhưng số lượng ít tập trung ở các làng nghề truyền thống làm nghề lâu năm, song việc truyền lại nghề chỉ được thực hiện trong gia đình, mỗi gia đình có bí quyết riêng và thường không truyền ra rộng rãi.Trình độ tay nghề của các thành viên trong hộ đóng vai trò quyết định đến năng suất, chất lượng, mẫu mã sản phẩm và đặc biệt là giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Nếu trình độ lao động tay nghề càng cao thì khả năng hộ sản xuất ra nhiều sản phẩm trong một đơn vị thời gian càng lớn. Hơn nữa khi các thành viên trong gia đình có trình độ tay nghề cao thì sẽ sản xuất ra sản phẩm có chất lượng tốt hơn, trình độ tinh xảo hơn và bán với giá cao hơn, làm tăng thu nhập của người lao động.

Các CSSX làm nghề chủ yếu là nghề gia truyền nên họ được tiếp cận với nghề từ nhỏ, chính vì thế nghề rất quen thuộc với họ, công việc cũng không còn bỡ ngỡ, khả năng sáng tạo cao, giúp các CSSX nâng cao được khả năng cạnh

tranh của họ trên thị trường. Không những thế đa số các chủ CSSX cũng có trình độ văn hóa bậc phổ thông. Cũng vì nghề gia truyền nên nền tảng, điều kiện, cơ sở vật chất của các CSSX cũng đã có nên CSSX đa phần đều huy động vốn tự có của họ, họ có vốn nên việc sản xuất của họ ít phải phụ thuộc vào nguồn vốn hỗ trợ của các ngân hàng tín dụng và chính sách.

Nhìn chung, ý thức của các CSSX tốt nên việc thực hiện các chính sách hỗ trợ của nhà nước và chính quyền địa phương được chú trọng. Khi được phổ biến, họ sẽ tham gia nhiệt tình và thực hiện tốt.

Mặt khác, hiện nay người lao động phần lớn người lao động chưa được đào tạo qua các trường lớp chính quy,phương thức học nghề chủ yếu là truyền miệng học hỏi lẫn nhau mà chưa được đào tạo bởi các cán bộ có chuyên môn.Bên cạnh đó trình độ quản lý của các hộ,các doanh nghiệp còn hạn chế nên việc mở rộng sản xuất gặp nhiều khó khăn.

Đây là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng phát triển của nghề sản xuất các nghề truyền thống hiện tại cũng như tương lai với xu hướng mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Do vậy nên vấn đề trình độ của người lao động đang là vấn đề quan tâm hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 113 - 114)