Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 114 - 118)

4.2.5.1. Nguyên liệu

Nguyên liệu có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất nói chung và sự phát triển của ngành nghề truyền thống nói riêng.

- Đối với các sản phẩm truyền thống, giá trị nguyên liệu chiếm tỷ trọng trong giá trị sản phẩm hay nói cách khác, nguyên liệu là cấu thành chủ yếu của chi phí.

- Sản xuất sẽ ổn định, chủ động, tăng trưởng bền vững nếu làng nghề ổn định được nguyên liệu và ngược lại.

- Chất lượng nguyên liệu có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng sản phẩm, qua đó ảnh hưởng tới giá thành, chất lượng sản phẩm.

- Việc xuất hiện nguyên liệu mới sẽ có ảnh hưởng tới sản xuất NTT và làng nghề, nó có thể tạo ra nghề mới hay thay thế nguyên liệu quý hiếm làm cho sản xuất ổn định, song nó cũng có thể làm mất đi tính độc đáo, tính văn hóa riêng có của sản phẩm trong làng nghề.

Trong điều kiện hiện nay, khi giao lưu hàng hóa tăng lên nhanh chóng, thì một chừng mực nhất định, sự gắn bó trực tiếp với nguồn nguyên liệu không còn chặt chẽ, song nguyên tố nguyên liệu vẫn ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và phát triển sản xuất NTT.

Theo kết quả điều tra tại huyện Thuận Thành, có tới 90% nguồn nguyên liêu phục vụ cho sản xuất NTT là được nhập từ nơi khác đến, có những nguyên liệu nhập từ nước ngoài. Qua đều tra 3 làng nghề thì duy chỉ có làng nghề đậu Trà Lâm là có khoảng 30% nguyên liệu do người dân tự trồng, còn những nguyên, nhiên liệu khác là được nhập ở nơi khác đến. Vì vậy việc quy hoạch vùng nguyên liệu chủ động cho sản xuất NTT của huyện là rất khó khăn. Đây là vấn đề đặt ra cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách cần phân tích rõ lợi thế so sánh của địa bàn để từ đó khuyến cáo với người dân nên phát triển ngành nghề nào cho phù hợp với tình hình địa phương và nhu cầu của nhân dân. 4.2.5.2 Công nghệ

Trình độ kỹ thuật và công nghệ có ảnh hưởng lớn tới khả năng phát triển sản xuất của mọi đơn vị SXKD. Đối với ngành nghề NTT, trình độ kỹ thuật có ảnh hưởng tới sản xuất NTT trên một số khía cạnh sau:

- Cơ cấu sản phẩm, trình độ kỹ thuật cao hơn sẽ làm xuất hiện những sản phẩm mới hoàn toàn nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ. Mặt khác, trình độ công nghệ cao sẽ làm cho ngành nghề cải tiến, làm cho sản phẩm có giá trị cao hơn.

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Điều này biểu hiện qua một số khía cạnh:

+ Làm tăng độ đồng đều, tính ổn định của sản phẩm.

+ Nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất làm giảm giá thành sản phẩm.

+ Hiện đại hóa một số khâu phục vụ sản xuất như thiết kế mẫu mã sản phẩm, ứng dụng công nghệ mới phục vụ nhu cầu thông tin, marketing,…

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường làng nghề.

Qua kết quả điều tra tại huyện Thuận Thành cho thấy, sản phẩm làng nghề vẫn được sản xuất với công nghệ thủ công, bằng kinh nghiệm được lưu truyền. Đối với nghề đúc đồng một số công đoạn đã được cơ giới hóa như việc nhai đất,

khuấy đất, dùng mô tơ để làm bàn xoay,... tuy nhiên việc cơ giới hóa của nghề này chỉ được 15-20% công đoạn, đây là do đặc thù riêng của nghề đúc đồng. Tuy nhiên, đánh giá trung về việc áp dụng những thiết bị, công nghệ sản xuất NTT ở Thuận Thành còn rất hạn chế.Hiện nay, các cơ sở sản xuất NTT vẫn sử dụng các công cụ sản xuất thủ cộng, công nghệ truyền thống là chính. Đây là nguyên nhân chính làm cho năng suất lao động thấp, sản phẩm có giá thành cao, độ đồng đều thấp,…Điều này đã hạn chế đáng kể đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm.Trong những năm tới, nhất là trong đều kiện hội nhập, việc đẩy mạnh cơ giới hóa, đổi mới công nghệ trong sản xuất kinh doanh sẽ tạo điều kiện cho ngành nghề NTT phát triển mạnh hơn.

4.2.5.3. Lao động

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp có nhiều công đoạn phù hợp với các lứa tuổi lao động khác nhau nên có thể tận dụng được nhiều loại lao động trên địa bàn nông thôn. Những nghệ nhân, thợ giỏi phải có con mắt nhìn nhận toàn diện, khối óc tưởng tượng phong phú trong việc chế tác sản phẩm mang tính mỹ thuật cao và phải có khả năng quản lý điều hành các lao động khác trong quá trình sản xuất.

Kết quả điều tra tại Thuận Thành cho thấy, trong tổng 210 lao động tham gia sản xuất NTT tại 90 hộ điều tra thì số lao động có là thợ giỏi chỉ chiếm 26,02%. Trong đó số lao động là nghệ nhân không có. Trình độ văn hoá, của người lao động trong các làng nghề Thuận Thành là thấp, gần 50% số lao động có trình độ từ cấp II trở xuống, số lao động có trình độ từ trung cấp trở lên chiếm 20,06%. Số lao động có trình độ cao đẳng, đại học không có. Điều đáng chú ý là số lao động tham gia sản xuất NTT là lao động thủ công, không qua đào tạo, chủ yếu là lao động nông nghiệp, lúc nông nhàn đi kiếm việc làm thêm. Với trình độ chuyên môn, kỹ thuật như vậy đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm, tỷ lệ thành phầm không cao, mẫu mã sẽ chậm được đổi mới.

Với yêu cầu sản xuất NTT hiện nay là được tổ chức giống như các xưởng sản xuất, có tính chất chuyên môn hoá cao trong từng công đoạn sản xuất sản phẩm.Từng bước áp dụng máy móc, những tiến bộ khoa học vào sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm.Thì việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đặt ra là một vấn đề cấp bách trong phát triển sản xuất NTT và làng nghề.

4.2.5.4. Nguồn vốn đầu tư phát triển nghề truyền thống

Muốn phát triển sản xuất vốn là yếu tố quan trọng cho quá trình sản xuất kinh doanh.Vốn bao gồm cả vốn bằng tiền và tài sản khác phục vụ cho sản xuất, tác động đến làng nghề trên nhiều khía cạnh.

- Vốn đầu tư vào máy móc, thiết bị, khoa học công nghệ có mối quan hệ thuận chiều. Làng nghề nào đầu tư nhiều thì khả năng cơ giới hóa càng cao và đều này sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Nói cách khác, vốn là cơ sở để có được công nghệ tiên tiến.

- Tạo điều kiện cho làng nghề tự chủ trong nền kinh tế thị trường, có thể chủ động điều chỉnh cơ cấu sản xuất, cơ cấu sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường.

- Giúp cho sản xuất NTT có điều kiện du nhập sản phẩm mới, ngành nghề mới, đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trường.

- Chủ động đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cho làng nghề. - Là cơ sở tạo ra việc làm của làng nghề.

- Là cơ sở quan trọng để phát huy các nguồn lực khác,…

Qua điều tra tại huyện Thuận Thành cho thấy, vốn của các hộ SXKD của làng nghề thường là vốn tự có hoặc huy động của anh em họ hàng.Trong tổng số vốn của các hộ điều tra thì trên 40% lượng vốn là tự có, phần còn lại là đi vay. Như vây, vốn của họ thường là nhỏ bé, khó đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất. Việc vốn đầu tư SXKD thấp sẽ dấn đến việc không thuê được người thiết kế mẫu mã, không mua dự trữ được nguyên vật liệu khi rẻ (nhất là nguyên liệu là những nông sản, có tình thời vụ), không đầu tư mua máy móc nhằm cơ giới hóa được trong sản xuất,… và những điều đó làm cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh thấp. Khi sản phẩm ít có khả năng cạnh tranh thì việc thu hồi vốn lại khó… cứ thế rơi vào một cái vòng luẩn quẩn: vốn ít, thiết bị thủ công, sản phẩm làm ra với năng suất thấp, giảm khả năng cạnh tranh của sản phẩm, không mở rộng được thị trường, thu hồi vốn khó, vốn ít, …Mặc dù vốn không phải là nhân tố cơ bản nhất ảnh hưởng tới sự phát triển của làng nghề song nó có vai trò quan trọng bởi tác động của nó khá bao trùm trong việc thúc đẩy sản xuất NTT và làng nghề phát triển.Để các ngành nghề NTT và làng nghề thoát khỏi vòng luẩn quẩn này, vấn đề đặt ra là cần phải tìm ra nguồn vốn cho các hộ sản xuất NTT.

4.3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ TRUYỀN THỐNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 114 - 118)