Thực trạng phát triểnnghề truyền thống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 82)

Thực hiện chủ trương phát triển công nghiệp nông thôn nói chung, làng nghề NTT nói riêng của Đảng; nhằm thực hiện chiến lược công nghiệp hóa nông nghiệp nông thôn; trong những năm qua Bắc Ninh đã tích cực quan tâm phát triển hệ thống làng nghề NTT trên địa bàn tỉnh. Tại các Nghị quyết Đại hội Đảng bộ và các phiên họp thường kỳ tỉnh Bắc Ninh đã xác định: “Nghiên cứu cơ chế và chính sách hợp lý thu hút đầu tư vào các ngành công nghiệp phụ trợ, khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, làng nghề.v.v.” và “Hoàn thành quy hoạch xây dựng nông thôn mới cho tất cả các xã trên địa bàn tỉnh theo tiêu chí quy định của Chính phủ, trong đó chú ý quy hoạch chi tiết các khu trung tâm xã, điểm dân cư, làng nghề, chợ .v.v.”.

CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Bắc Ninh, bao hàm nội dung quan trọng là phát triển công nghiệp nông thôn, khôi phục và phát triển làng nghề tiểu

thủ công nghiệp. Trên cơ sở khôi phục và phát triển làng nghề NTT sẽ thúc đẩy mạnh mẽ phân công lao động trong nội bộ từng thôn - xóm, thu hút lao động dôi dư, tăng thu nhập cho khu vực nông nghiệp, nông thôn, góp phần xoá đói giảm nghèo và thực hiện công bằng xã hội.

Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Ninh đến năm 2020 và quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Căn cứ vào Quyết định số 55/2008/QĐ–BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công thương về viêc ban hành quy định, nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt Quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp và kết luận của các phiên họp thường kỳ UBND tỉnh Bắc Ninh trong tháng 8/2011. Xét đề nghị của Sở Công thương tại tờ trình số 596/TTr – SCT ngày 14/11/2011, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ra quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp (CN–NTT) nông thôn tỉnh Bắc Ninh giai đoạn 2011 – 2020 với các nội dung chủ yếu như sau :

- Quy hoạch định hướng phát triển Công nghiệp nông thôn, hệ thống làng nghề NTT nhằm phát huy vai trò, thế mạnh, đầu tư phát triển bền vững, củng cố và khôi phục hệ thống các làng nghề NTT của tỉnh Bắc Ninh trong công cuộc CNH-HĐH nông thôn. Tăng giá trị sản xuất công nghiệp của các làng nghề, thu hút lao động và tạo thêm việc làm, năng cao giá trị, uy tín chất lượng sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước…

- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia phát triển CN–NTT nông thôn. Hình thành các cụm sản xuất CN–NTT nhằm thu hút các doanh nghiệp vửa và nhỏ, di chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường đến nơi có không gian phát triển.

- Gắn với phát triển CN-NTT nông thôn với quốc phòng, an ninh, giữ vững chính trị và an toàn xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh vững mạnh trong các thời kỳ phát triển.

* Quy hoạch đề ra các mục tiêu chung sau :

- Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ bản về cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động ở khu vực nông thôn theo hướng công nghiệp – dịch vụ - nông nghiệp.

- Xây dựng, giữ gìn, bảo tồn các làng nghề truyền thóng, các sản phẩm CN–NTT truyền thống đi đôi với việc phát triển các làng nghề mới, nghề mới.

- Xây dựng và phát triển được các làng nghề, các hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và dịch vụ ngành nghề nông thôn.

- Gắn phát triển làng nghề với khai thác tốt tiềm năng du lịch và mở rộng xuất khẩu.

* Với các mục tiêu như trên thì có các tiêu chí cụ thể như sau :

- Về số lượng làng nghề, nhóm ngành hàng ưu tiên phát triển trong làng: Phấn đấu đến 2015 toàn tỉnh không còn xã trắng nghề; đồng thời có từ 8- 10% số xã trong tỉnh tổ chức du nhập được các nghề mới vào các làng trên địa bàn tỉnh.

Đến năm 2020, toàn tỉnh có 300 làng nghề NTT được công nhận danh hiệu làng nghề CN-NTT

Các nhóm ngành nghề ưu tiên phát triển gồm: chế biến nông sản thực phẩm, sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ, may, giầy dép, cơ khí và sản xuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ.

- Về số lao động tham gia trong làng nghề:

Mỗi năm thu hút thêm 8.000 đến 10.000 lao động vào sản xuất tại các làng nghề đã được công nhận trong tỉnh, góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập, ổn định đời sống và phân công lại lao động nông thôn.

- Về giá trị sản xuất công nghiệp trong các làng nghề

Giá trị sản xuất CN-NTT nông thôntại các làng nghề (theo giá cố định năm 1994) đến năm 2020 đạt khoảng 15.000 tỷ đồng, chiếm 10% giá trị sản xuất của khu vực CN-NTT trên địa bàn tỉnh.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011–2015 đạt khoảng 17,14%/năm; giai đoạn 2016–2020 khoảng 13,12%, giai đoạn 2011–2020 khoảng 15,13%.

- Mức độ xử lý các vấn đề liên quan đến môi trường

Đến năm 2020, tất cả các xã đã có làng nghề đều được quy hoạch xây dựng nông thôn mới.Trong đó có quỹ đất cho phát triển sản xuất NTT; đảm bảo có đủ hệ thống cấp điện, nước sạch và xử lý nước thải tập trung, đường giao thông nội bộ.Đối với một số làng nghề sản xuất gây ô nhiễm (bún, bánh đa, dệt chiếu, giết mổ gia súc, gia cầm.v.v.) từng bước di chuyển các hộ sản xuất ra khỏi khu vực dân cư vào cụm công nghiệp (CCN) hoặc điểm NTT làng nghề.

Phát triển kinh tế toàn diện, lấy công nghiệp là đột phá, dịch vụ là trọng tâm, nông nghiệp là nền tảng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp”. Trong năm 2015, huyện Thuận Thành đã tập trung cao công tác chỉ đạo, cụ thể hóa các giải pháp điều hành, thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Từ đó huyện đã đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ tăng trưởng ổn đinh, cơ cấu kinh tế tiếp tục có sự chuyển biến tích cực, cụ thể công nghiệp - xây dựng cơ bản, thương mại dịch vụ giữ vai trò chủ đạo, chiếm tới 79,3%. Năm 2015, giá trị sản xuất CN-TTCN (theo giá so sánh 2010) đạt hơn 5.089 tỷ đồng, tăng 6,75% so với năm 2014.

Huyện hoàn thành việc quy hoạch, giải phóng mặt bằng, giao đất cho các doanh nghiệp tại 3 cụm công nghiệp vừa và nhỏ, 2 khu công nghiệp tập trung. Đến nay, tại 3 cụm công nghiệp có 45 doanh nghiệp được cấp phép đầu tư và thuê đất với diện tích 99,85 ha, chiếm hơn 90% diện tích đất công nghiệp, trong đó có 35 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh, thu hút hơn 3.000 lao động. Quy mô và năng lực sản xuất của một số doanh nghiệp được mở rộng và nâng cao, có sức cạnh tranh, từng bước nâng cao vị thế ở thị trường trong và ngoài nước. Các ngành nghề truyền thống của huyện như tranh Đông Hồ, đúc đồng Đào Viên, Đậu phụ Trà Lâm, Tương Đình Tổ,… cũng được hỗ trợ bảo tồn và tạo điều kiện khuyến khích phát triển. Nhiều loại hình dịch vụ phát triển nhanh, nhất là dịch vụ vận tải.

Cùng với tuyến xe buýt chạy qua địa bàn, một số các công ty dịch vụ vận tải, taxi được hình thành và phát triển. Dịch vụ Bưu chính viễn thông phát triển nhanh cả về số lượng, chất lượng.Thông tin, phát hành báo chí, dịch vụ internet được mở rộng đến các thôn. Các điểm du lịch tâm linh, di tích lịch sử được quy hoạch, đầu tư như Lăng và đền thờ Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút tháp, làng tranh Đông Hồ... Các loại hình dịch vụ phát triển đã góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ của toàn huyện năm 2015 đạt 1.958 tỷ đồng, tăng 12,4% so với năm 2014.

Có được kết quả trên là do huyện tập trung làm tốt công tác quy hoạch, nhất là quy hoạch chi tiết các cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề. Khuyến khích, huy động các nguồn vốn từ nhân dân và doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất CN-NTT, thương mại dịch vụ. Ưu tiên, khuyến khích các công ty, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất đầu tư, đổi mới thiết bị

công nghệ tiên tiến phù hợp trong sản xuất kinh doanh, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá... Cùng với phát triển CN-NTT và thương mại dịch vụ, huyện Thuận Thành luôn coi trọng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Theo đó, huyện quy hoạch các vùng sản xuất lúa chất lượng cao tập trung như: Nghĩa Đạo, Ngũ Thái, Đại Đồng Thành... Năng suất lúa bình quân đạt 60 tạ/ ha, sản lượng gần 70.000 tấn.Diện tích nuôi trồng thuỷ sản được duy trì ổn định với 545 ha, sản lượng ước đạt 3.270 tấn.Tổng giá trị sản xuất nông, lâm thủy sản năm 2015 của toàn huyện ước đạt 1.253 tỷ đồng. Công tác chuyển giao khoa học kỹ thuật được quan tâm, trong năm huyện đã tổ chức khai giảng 11 lớp, tập huấn và đào tạo nghề cho 1.550 lao động nông thôn; Giải quyết việc làm cho 2.290 lao động, trong đó xuất khẩu 180 lao động; Mở được 5 lớp hệ Trung cấp nghề với 122 học sinh (vượt 16% so với kế hoạch). Kinh tế phát triển, diện mạo nông thôn mới của huyện ngày càng thay đổi.

Năm 2015, thu nhập bình quân đầu người đạt 30,5 triệu đồng; Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 3,52%. Đến nay đã có 5 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (An Bình, Song Hồ, Thanh Khương, Đại Đồng Thành, Trí Quả). Huyện phấn đấu năm 2016 có thêm 5 xã hoàn thành các chỉ tiêu xây dựng Nông thôn mới (Xuân Lâm, Hoài Thượng, Nghĩa Đạo, Gia Đông và Đình Tổ); Các xã còn lại đạt thêm từ 2 - 4 tiêu chí.Đây là cơ sở quan trọng để huyện sớm hoàn thành chương trình mục tiêu về xây dựng nông thôn mới.

4.1.2.2. Lực lượng lao động phát triển nghề truyền thống

Phát triển làng nghề truyền thống có tác động lớn đến đời sống kinh tế xã hội, trước năm 1990, các hộ sản xuất đều nhỏ lẻ, tự phát, chủ yếu sản xuất phục vụ cho gia đình, biếu tặng, và một số ít các hộ thì kinh doanh; từ khi huyện Thuận Thành có chủ trương khôi phục lại làng nghề thì ở các thôn có nghề đã có nhiều hộ trở lại để sản xuất khôi phục làng nghề.

Tại làng nghề thì quy mô doanh nghiệp chỉ là con số nhỏ, đa số người dân sản xuất theo quy mô hộ gia đình là chủ yếu. Thông thường doanh nghiệp cũng chỉ nhập hàng tại các hộ gia đình và đi bán lại nơi khác. Do vậy nói là doanh nghiệp nhưng thực chất chỉ là người buôn bán là khâu trung gian tiêu thụ sản phẩm truyền thống cho người dân trong làng.

Trong gia đình thì thành phần lao động chính là phụ nữ cả những người già tham gia vào nghề. Công việc trong các nghề truyền thống này đều phù hợp

được với cả nam giới và phụ nữ. Tuy nhiên chỉ có một số công đoạn trong nghề đúc đồng là phụ nữ ít tham gia. Do đó có thể nâng cao vai trò của người phụ nữ ở nông thôn và trong kinh tế hộ. Như vậy việc nâng cao nhận thức về giới ở nông thôn là điều rất cần thiết, người phụ nữ không chỉ có vai trò quan trọng trong gia đình mà có vai trò to lớn trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bảng 4.3. lao động ngành tiểu thủ công nghiệp tại 3 làng nghề qua các năm Đơn vị tính: người Chỉ tiêu Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 So sánh % 2014/ 2013 2015/ 2014 Bình Quân I. Nghề làm Đậu Trà Lâm 1. Tổng số lao động làm nghề 886 720 950 81.26 84,70 82.98 2. Lao động chuyên 371 276 309 74,39 111,96 93.17 3. Lao động kiêm 515 444 641 86,21 144,37 115.29 II. Nghề làm Tương Đình Tổ 1. Tổng số lao động làm nghề 923 930 962 100.75 103.44 102.10 2. Lao động chuyên 423 502 512 118.67 101.99 110.33 3. Lao động kiêm 500 428 450 85.60 105.14 95.37

III. Nghề Đúc đồng Đào Viên 1. Tổng số lao động làm nghề 160 150 149 96,55 96,42 96.49 2. Lao động chuyên 150 140 140 93,33 100,00 96.65 3. Lao động kiêm 10 10 9 100,00 90,00 95 Tổng 3938 3600 4122 91.42 114.5 102.96 1. Lao động chuyên 954 928 970 97.27 104.53 100.90 2. Lao động kiêm 1025 882 1100 86.05 124.72 105.38 Nguồn: Tổng hợp từ phiếu điều tra của tác giải (2015) Trong lao động thì tuổi là vấn đề cần quan tâm khi nhắc đến lao động. Trong quá trình điều tra thì độ tuổi bình quân tham gia lao động là 37,67 tuổi. Đây là những độ tuổi đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề truyền thống và có những bí quyết trong nghề.

Xã hội ngày càng phát triển, nhận thức của con người ngày một tiến bộ, vấn đề học vấn lại càng được quan tâm, các hộ gia đình tại địa phương lại càng có nhiều điều kiện để đầu tư cho con cái học tập và đi nghành nghề để có cuộc sống khá giả hơn. Trong chính bản thân người dân ở đây cũng không muốn con của mình theo nghề tương chính vì vậy rất ít hộ gia đình đã truyền nghề cho thế hệ sau.

Trình độ học vấn của người sản xuất ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu, ứng dụng khoa học công nghệ và những kinh nghiệm cha ông truyền lại. Điều này ảnh hưởng đến việc sản xuất làng nghề, đó là khả năng tiếp cận thông tin, khả năng sáng tạo cũng như khả năng táo bạo trong làm ăn với nhiều hình thức kinh doanh từ nghề làm tương.

Tổng số lao động của làng đậu Trà Lâm năm 2013 là 886, đúc Đồng Nguyết Đức là 145lao động, tương Đình Tổ là 923 lao động năm 2013. Các lao động tại các làng nghề truyền thống giảm đi do các mặt hàng truyền thống có xu hướng tiêu thụ chậm. Con người là nhân tố quan trọng không thể thiếu đối với bất kỳ nghành nghề sản xuất nào. Đối với nghề đúc đồng hay nghề đậu thì lực lượng sản xuất chủ yếu là người phụ nữ, bởi vì sản phẩm của công việc này đòi hỏi trình độ tay nghề cao, khéo léo, kiên trì, mỉ mị và đặc biệt là khả năng sáng tạo và tính chịu khó, đây công việc này thì rất phù hợp với người nông dân Việt Nam.

Thực trạng lao động tham gia sản xuất một số nghề truyền thống được thể hiện qua bảng 4.4.

Qua bảng 4.4 ta thấy, tổng số lao động bình quân trên hộ còn rất hạn chế, tính bình quân thì có 2 lao động/hộ. Trong số lực lượng lao động này thì lao động gia đình chiếm từ 1-3 lao động/ hộ, lao động làm thuê hầu như không có. Qua thông tin từ phiếu điều tra, làng nghề truyền thống số lượng lao động cũng tăng lên nhưng không đáng kể, thậm chí có nghề còn giảm đi. Do nghề truyền thống như nghề làm đậu không phụ thuộc vào thời tiết nên người dân có thể tranh thủ thời gian làm và kiếm thêm thu nhập cho gia đình, vì vậy lao động ngày càng tăng lên.

Trong lao động thì tuổi là vấn đề cần quan tâm khi nhắc đến lao động. Trong quá trình điều tra thì độ tuổi bình quân tham gia lao động là 30,67 tuổi. Đây là những độ tuổi đã có nhiều kinh nghiệm trong nghề truyền thống và có những bí quyết trong nghề.

Bảng 4.4. Tình hình lao động tham gia sản xuất qua thống kê điều tra năm 2015

Chỉ tiêu ĐVT Hộ gia đình

SL CC (%)

I. Tổng số lao động bình quân( BQ) LĐ 240 100%

1. Lao động gia đình LĐ 195 81.25

2. Lao động làm thuê LĐ 45 18.75

II. Tuổi BQ của chủ hộ Tuổi 37,67

III. Trình độ học vấn hộ 90 100%

1. Cấp I Người 20 22.22

2. Cấp II Người 40 44.44

3. Cấp III Người 30 33.34

IV.Lao động theo giới tính LĐ 90 100%

1. Lao động nữ LĐ 60 66.66

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 82)