Tăng cường liên kết kinh tế giữa cơ sở sản xuất nghề, làng nghề với các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 125)

các chủ thể khác

Cùng với sự hình thành các liên kết trong sản xuất, làng nghề mộc trên địa bàn tỉnh đã và đang có những bước phát triển tích cực, song điều dễ thấy là các làng nghề trong tỉnh hiện chủ yếu mới dừng ở thị trường trong nước mà chưa có nhiều mặt hàng xuất khẩu ra nước ngoài. Việc hội nhập kinh tế quốc tế trong những năm gần đây mở ra cơ hội lớn cho làng nghề. Tuy vậy, để nắm bắt được cơ hội ấy, chuyên môn hóa, liên kết trong sản xuất cần thắt chặt hơn nữa, không chỉ trong phạm vi 1 xưởng, 1 làng nghề mà còn giữa các làng nghề với nhau. Từ đó thúc đẩy sự đổi mới, sáng tạo trong việc tạo ra các sản phẩm, hình thành quan hệ

mua - bán tập trung, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tiếp cận đầu tư, thị trường và dây chuyền công nghệ hiện đại. Mặt khác, các làng nghề cũng cần tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất tạo ra các sản phẩm chất lượng đáp ứng được yêu cầu khắt khe của thị trường quốc tế, cũng như đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập

Tình trạng thiếu sự liên kết kinh tế giữa cơ sở sản xuất nghề, làng nghề với các chủ thể khác (nhà nước, doanh nghiệp cung ứng đầu vào, tiêu thụ sản phẩm đầu ra, cơ sở nghiên cứu, nhà khoa học, nhà thiết kế mẫu mã.v.v..) đang hạn chế sự phát triển của các làng nghề. Do đó việc đẩy mạnh liên kết kinh tế giữa các cơ sở sản xuất nghề, làng nghề với các chủ thể khác là hết sức cần thiết nhằm thúc đẩy phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn xã.Vì vậy, các cơ quan quản lý Nhà nước cần tập trung:

+ Tạo môi trường thể chế, môi trường kinh doanh cho các nghề, làng nghề nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về sản xuất kinh doanh;

+ Ban hành một số cơ chế chính sách khuyến khích các cơ sở sản xuất nghề, làng nghề và các chủ thể khác tham gia liên kết với nhau;

+ Đa dạng hóa các mô hình tổ chức sản xuất làng nghề gồm hộ gia đình, tổ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp…

+ Tạo lập môi trường thuận lợi cho các cơ sở sản xuất nghề, làng nghề tham gia liên kết kinh tế với các chủ thể khác.

+ Nâng cao nhận thức yêu cầu liên kết kinh tế đến ý thức pháp luật, nâng cao năng lực cạnh tranh của cơ sở sản xuất làng nghề và các chủ thể tham gia liên kết;

+ Đẩy mạnh việc công nhận các nghề truyền thống, làng nghề truyền thống và phong tặng các danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân cho các nghệ nhân, thợ thủ công giỏi.

+ Phát huy vai trò của hiệp hội nghề, làng nghề gắn với hướng sản xuất kinh doanh của từng nhóm nghề, làng nghề;

+ Tăng cường quản lý nhà nước nhằm tạo điều kiện và xử lý tốt các mâu thuẫn trong các liên kết kinh tế.v.v..

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống ở huyện Thuận Thành nói riêng và trong các làng nghề truyền thống cả nước nói chung đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế ở Việt Nam. Bên cạnh những lý luận về vai trò, đặc điểm phát triển sản xuất bền vững, nghiên cứu làm sáng tỏ những vấn đề chủ yếu như khái niệm, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến phát triểnnghề truyền thống. Khái niệm về bảo tồn, phát triển nghề, làng nghề được nghiên cứu đưa ra là: Phát triển nghề truyền thống, làng nghề truyền thống, bảo tồn nghệ nhân, bảo tồn các bí quyết, các quy trình. Sự bảo tồn và phát triển đó đòi hỏi phải đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai của nghề truyền thống.

Trong những năm qua,nghề truyền thống của các làng nghề cũng đã có sự phát triển. Số lượng lao động, thu nhập và quy mô của các làng nghề đều được mở rộng lên đáng kể. Đạt được những kết quả trên là do tỉnh Bắc Ninh đã có những chính sách hỗ trợ về vốn vay, khuyến khích phát triển các làng nghề truyền thống bằng các hội chợ, các buổi triển lãm nhằm quảng bá sản phẩm. Đồng thời cũng có nhiều chính sách ưu đãi cho các làng nghề về cải thiện môi trường, mở các chương trình tập huấn... Tuy nhiên, việc bảo tồn và phát triển nghề truyền thống trên địa bàn còn một số hạn chế đó là: cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu sản xuất; công nghệ, thiết bị sơ chế, chế biến còn sơ sài, lạc hậu, quy trình sản xuất và yêu cầu kỹ thuật của nghề đậu, nghề tương còn chưa đảm bảo để xuất khẩu, các chất thải từ làng nghề đậu chưa được xử lí triệt để đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường; các mối liên kết và nội dung liên kết còn đơn điệu; thị trường mua và bán chưa ổn định chủ yếu vẫn là bán lẻ trong nước, thị trường tiêu thụ nội địa chưa được quan tâm đẩy mạnh; trình độ người lao động còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao… Nguyên nhân của tình trạng trên là do quy hoạch của tỉnh chưa hoàn thiện, chính sách chưa đầy đủ và chưa đồng bộ, đầu tư công còn ít, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định, các nguồn lực sản xuất còn hạn chế, chưa thực sự đầu tư và mở rộng quy mô bài bản cho các nghề truyền thống. Thực trạng bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống còn nhiều vấn đề bất cập chưa giải quyết được.

nhất, hoàn thiện chủ trương, chính sách, quy định về bảo tồn và phát triển nghề truyền thống; thứ hai, hoàn thiện quy hoạch phát triển nghề truyền thống tập trung; thứ ba, tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho thủy lợi, giao thông và chế biến; thứ tư, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; thứ năm, lựa chọn mô hình sản xuất thích hợp; thứ sáu, phát triển nghề và làng nghề gắn với du lịch; thứ bảy, tăng cường liên kết kinh tế giữa cơ sở sản xuất nghề, làng nghề với các chủ thể khác. 5.2. KIẾN NGHỊ

Bảo tồn và phát triển nghề truyền thống là vấn đề tất yếu của sản xuất nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững, liên quan, gắn kết chặt chẽ đến các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Vì vậy chúng tôi kiến nghị:

- Chính phủ cần có chính sách riêng đặc thù và ưu tiên cho bảo tồn và pát triển nghề truyền thống đồng thời với việc giữ gìn các nét văn hóa truyền thống của nghề. Phát triển nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch tâm linh trên địa bàn huyện Thuận Thành.

- Tỉnh Bắc Ninh và huyện Thuận Thành cần tập trung nguồn lực để triển khai đồng bộ các giải pháp đã nêu. Đặc biệt chú ý các nội dung: quy hoạch quy mô sản xuất và phát triển làng nghề ngay từ các cấp cơ sở; tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng cho các làng nghề truyền thống trọng điểm từ đó nhân rộng ra các nghề truyền thống khác; duy trì thực hiện các khâu trong sản xuất theo đúng quy trình, quy định; nâng cao năng lực, chất lượng nguồn lao động phục vụ cho sản xuất; củng cố, ổn định thị trường thu mua nội địa và đặc biêtquan tâm đến việc xuất khẩu trong tương lai của các sản phẩm truyền thống, tạo ra sự cạnh tranh bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia và tích cực đẩy mạnh xúc tiến thương mại; đồng thời tăng cường kiểm tra, rà soát và hoàn thiện các quy định, cơ chế chính sách phù hợp nhằm khuyến khích, đẩy mạnh phát triển nghề truyền thống bền vững.

- Đối với các hộ cá nhân và doanh nghiệp: tăng cường các mối liên kết trong quá trình sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm truyền thống; tự giác tuân thủ các quy trình, quy định, bí quyết nghề truyền thống bền vững, bảo đảm và không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn và tự chịu trách nhiệm về sản phẩm làm ra. Người sản xuất cần nhận thức rõ ràng phát triển sản xuất nghề truyền thống bền vững sẽ đem lại lợi ích cho chính bản thân gia đình và góp phần cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh, ổn định xã hội, bảo vệ môi trường ngày càng trong sạch.

DANH MỤC TÀI LIÊU THAM KHẢO

1. Bùi Văn Vượng (1998), Làng nghề thủ công truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

2. Bùi Xuân Đính (chủ biên) (2009), Làng nghề thủ công huyện Thanh Oai (Hà Nội) – truyền thống và biến đổi, NXB Khoa học và xã hội, Hà Nội.

3. Dương Bá Phượng (2001), Bảo tồn và phát triển làng nghề trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

4. Đặng Văn Bái (2006), Bảo tồn giá trị nghề thủ công truyền thống, truy cập tại http://dch.gov.vn/pages/news/preview.aspx?n=390&c=63.

5. FAO (1999), Beyond Sustainable forest mangagement Rom. 6. Giáo trình kinh tế tài nguyênmôitrường (2006).

7. Hội thảo quốc tế vì bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống Việt Nam, Hà Nội 8-1996.

8. Kinh tế chính trị Mác Lê nin (1997), NXB chính trị Hà Nội.

9. Làng nghề Hà Tây (2000), Tạp chí Khoa học và phát triển, số 20 năm 2010. 10. Lê Phú Quang (2000), Thực trang và giải pháp chủ yếu để bảo tồn và phát triển

thủ công truyền thống ở một số làng nghề ven thành phố Huế, Luận văn thạc sĩ, Học viện Nông Nghiệp Việt Nam

11. Lịch sử Đảng bộ huyện Thuận Thành 1930-2005 (2008). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. Lưu Tuyết Vân (1999), Một số vấn đề ở làng nghề nước ta hiện nay, Tạp chí nghiên cứu lịch sử, Hà Nôi.

13. Nam Trang (2015), Làng nghề đổi mới phương pháp đào tạo để giữ thợ giỏi, truy cập tại http://m.tuoitrethudo.vn/bai-132-lang-nghe-doi-moi-phuong-phap- dao-tao-de-giu-tho-gioi-n2015214.html.

14. Nghị định 62/2014/NĐ-CP ngày 25/6/2014.

15. Ngô Thị Phương Liên (2015), Phong trào “mỗi làng một sản phầm” và kinh nghiệm đối với Việt Nam, truy cập tại http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/ thuc-tien/item/1037-phong-trao-%E2%80%9Cmoi-lang-mot-san-pham%E2% 80%9D-cua-nhat-ban-kinh-nghiem-voi-viet-nam.html.

16. Nguyễn Chanh (2008), Bảo tồn và phát triển làng nghề ở tỉnh Thái Bình, truy cập tại http://thaibinh.gov.vn/tintuc/Pages/tin-kinh-te.aspx?ItemID=28526.

17. Nguyễn Huy Phúc (1996), Tiểu thủ công nghiệp Việt Nam 1858-1945, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

18. Nguyễn Hữu Tiến (2007), Về vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, báo điện tử Viện nghiên cứu phát triển TP Hồ Chí Minh HIDS online.

19. Nguyễn Sĩ (2001), Sự phát triển làng nghề truyền thống ở Bắc Ninh trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Luận văn thạc sỹ kinh tế, trường Đại học Kinh tế quốc dân.

20. Phạm Côn Sơn (2004), Làng nghề truyền thống Việt Nam, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

21. Phạm Hoàng Ngân (2006), Phát triển bền vững các làng nghề Đồng bằng Sông Hồng: Thực trạng và Giải pháp.

22. Phạm Sơn (2004), Làng nghề và thống kê làng nghề, Tạp chí Thông tin khoa học. 23. Phil Bartle (1967, 1987, 2007), Bảo tồn văn hóa, truy cập tại http://cec.vcn.bc.

ca/mpfc/modules/emp-prvt.htm

24. Tạ Quang Dũng (2004), Hà Tây phát triển làng nghề, truy cập tại http://www. nhandan.org.vn/kinhte/chuyen-lam-an/item/8360002-.html

25. TS. Chu Thái Thành (2010), Làng nghề và giải pháp xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề, báo điện tử Liên hiệp các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam VUSTA online. 26. TT số 116/2006/TT – BNN ngày 18/2/2016 của bộ nông nghiệp và phát triển

nông thôn.

27. Trần Quốc Vượng (1991), Tổng quan về các làng nghề Hà Nội, Hội Văn nghệ dân gian Hà Nội, Tài liệu lưu trữ tại Viện Văn hóa dân gian, Hà Nội.

28. UBND huyện Thuận Thành (2010), Đề án phát triển làng nghề giai đoạn 2010- 2015 huyện Thuận Thành.

29. V.I. Lênin, Toàn tập, NXB tiến bộ Matxcơva, 1976.

30. Viện Ngôn ngữ học (1997), Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng. 31. World bank (1987), World Development Report. Washington DC.

PHỤ LỤC Điều tra Phần I: Thông tin chung về hộ gia đình

1. Số nhân khẩu của hộ?

STT Loại nhân khẩu Số lượng

(người) 1 Tổng số người trong hộ

2 Số lao động chính (18- 65 tuổi)

3 Người già hoặc trẻ em (> 65 tuổi hoặc <18 tuổi), hoặc người mất sức, không có khả năng lao động

2. Trình độ văn hoá của chủ hộ……..

3. Số thành viên của hộ thường xuyên tham gia vào hoạt động sản xuất của hộ là…… người.

4. Ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh này, các lao động chính trong hộ gia đình có làm các công việc khác hay không?...

Có Không

Nếu có thì đánh dấu x vào ô nghề nghiệp dưới đây (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a. Sản xuất nông nghiệp 

b. Kinh tế vườn, trang trại  c. Đi làm cho các công ty, xí nghiệp ở địa phương  d. Làm việc cho các cơ quan nhà nước 

e. Kinh doanh buôn bán, dịch vụ nhỏ 

5. Vốn đầu tư vào sản xuất làm tương lấy từ các nguồn nào? Bao nhiêu? Có phải trả lãi vay không, nếu có thì là bao nhiêu?

Nguồn vốn Số lượng

(triệu đồng)

Thời gian vay (tháng) Lãi suất (%/tháng) Vốn tự có Vốn từ vay ngân hàng Vốn từ vay ngoài Vốn từ việc nhận biếu tặng Vốn từ việc nhận góp vốn SXKD Tổng vốn

6. Ước tính thu nhập trung bình hàng tháng của hộ gia đình từ hoạt động sản xuất nghề truyền thống của gia đình là……… VNĐ/tháng

Phần II: Ngành nghề sản xuất - lao động - thu nhập

7. Gia đình anh chị đã sản xuất ngành nghề hiện tại được bao lâu?

 Dưới 5 năm 

 Từ trên 5 năm đến 10 năm 

 Trên 10 năm 

8. Ngành nghề sản xuất hiện tại có phải là thu nhập chính của hộ gia đình anh/ chị hay không?

 Là nguồn thu nhập chính, hộ không có hoạt động sản xuất nào khác 

 Là nguồn thu nhập chính, nhưng hộ vẫn có những việc khác để tăng thu nhập

 Chỉ là nguồn thu nhập phụ 

9. Số lao động hộ sử dụng cho hoạt động sản xuất? Mức lương cho một lao động?

Có/Không Loại lao động Số lượng

(người)

Trả công cho lao động

(triệuđồng/tháng)  Lao động là thành viên của hộ, gia đình (trên 18 tuổi)

 Lao động là trẻ em (dưới 18 tuổi) và người già (trên 65 tuổi)  Lao động thuê ngoài làm việc thường

xuyên cho gia đình

 Lao động thuê ngoài làm việc theo công nhật hoặc không thường xuyên Tổng

Phần III: Sản phẩm - Thị trường

10. Các mẫu mã sản phẩm do hộ gia đình sản xuất:

 Chủ yếu vẫn duy trì các mẫu mã sản phẩm truyền thống, có thay đổi thêm các mẫu

mã mới nhưng không nhiều  (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Liên tục thay đổi mẫu mã hằng năm theo yêu cầu của thị trường 

 Chỉ sản xuất các mẫu mã truyền thống 

11. Cách thức hộ gia đình anh/ chị sản xuất là?

 Chỉ nhận gia công thuê sản phẩm cho các hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất khác. 

 Mua lại nguyên liệu hoặc bán thành phẩm từ hộ gia đình hoặc cơ sở sản xuất khác để chế biến. 

 Thực hiện toàn bộ quy trình từ thu mua, sơ chế nguyên liệu đến sản xuất ra thành

phẩm. 

12. Hiện nay hộ gia đình anh/ chị sản xuất liên tục hay sản xuất theo mùa vụ?

 Sản xuất liên tục trong năm. 

 Sản xuất theo mùa vụ hoặc một số thời gian trong năm.  13. Hiện nay anh/chị đang sản xuất bao nhiêu chủng loại sản phẩm

 1 loại sản phẩm duy nhất 

 Từ 1 - 3 loại sản phẩm 

 Nhiều hơn 3 loại sản phẩm 

14. Sản lượng sản xuất bình quân/tháng của hộ gia đình anh/chị?

15.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ gia đình anh/chị hiện nay so với 2 - 3 năm trước là:

 Bình thường 

 Tốt hơn 

 Khó khăn 

 Rất khó khăn 

16. Ý kiến của chủ hộ về hệ thống chính sách hiện nay phục vụ nghề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 125)