Phát triểnnghề và làng nghề gắn với du lịch

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 124 - 125)

Một trong những giải pháp tối ưu để bảo tồn và phát triển làng nghề chính là sự liên kết chặt chẽ giữa các làng nghề trên địa bàn với ngành Du lịch. Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch là điều kiện để các làng nghề phát triển bền vững, du lịch làng nghề sẽ khai thác lợi thế của các làng nghề như nét truyền thống văn hóa, lịch sử, nét tài hoa của những người thợ thủ công.v.v.. Đồng thời sẽ quảng bá, giới thiệu, mở rộng thị trường nhiều mặt hàng lương thực thực phẩm của các làng nghề đối với thị trường trong nước cũng như quốc tế. Vì vậy, trên có sở các nghề, làng nghề hiện có trên địa bàn xã, nên hướng các ngành nghề vào phát triển phục vụ cho hoạt động du lịch.

Xây dựng thí điểm mô hình một số làng nghề truyền thống nổi tiếng thành các điểm tham quan du lịch:

+ Quy hoạch, nâng cấp cơ sở hạ tầng của các làng nghề, phục vụ tốt hơn cho nhu cầu du lịch, đặc biệt cần đảm bảo các yêu cầu về môi trường, tiếng ồn.v.v..

+ Xây dựng cụm công nghiệp làng nghề có đủ điều kiện để làm điểm du lịch cho khách tham quan đến làng nghề. Đồng thời xây dựng các trung tâm trưng bày, giới thiệu sản phẩm, kết hợp với xem các nghệ nhân biểu diện hoặc du

khách tự tay làm các sản phẩm nghề đơn giản. Ngoài ra, các cửa hàng trưng bày này có thể kết hợp giới thiệu về những truyền tích, giai thoại về các vị tổ sư, những người thợ cùng với kinh nghiệm kết tinh trí tuệ nét đẹp văn hóa của những làng nghề.

+ Khuyến khích, hỗ trợ các CSSX đủ điều kiện di dời vào các cụm công nghiệp làng nghề.

+ Tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ du lịch tại chỗ theo hai hướng: hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Tổ chức các khóa đào tạo, tập huấn ngắn và dài hạn nâng cao trình độ và kỹ năng cho cán bộ làm công tác thuyết minh, hướng dẫn để họ mang đến cho du khách những giá trị văn hóa truyền thống và nguồn gốc hình thành phát triển của các làng nghề, ý nghĩa của từng sản phẩm làng nghề chứa đựng những giá trị lịch sử, nhân văn và nét đặc trưng của từng địa phương.

+ Chú trọng công tác bảo tồn, trùng tu và phát triển các di tích văn hóa, lịch sử (vật thể), các hoạt động lễ hội truyền thống (phi vật thể) trong mỗi làng nghề góp phần làm phong phú thêm nội dung của các tour du lịch làng nghề.

+ Liên kết xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các công ty du lịch của tỉnh và các địa phương khác để xây dựng sản phẩm, thường xuyên cập nhật thông tin và có nguồn khách ổn định. Các đơn vị kinh doanh lữ hành cần phối hợp cơ quan quản lý nhà nước tổ chức tốt các tour du lịch làng nghề để thông qua du khách có thể quảng bá sản phẩm bằng hình thức truyền miệng từ người này sang người khác.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp bảo tồn và phát triển nghề truyền trên địa bàn huyện thuận thành, tỉnh bắc ninh (Trang 124 - 125)