Theo địa giới hành chính thành phố Hạ Long. 3.2.2. Phạm vi về thời gian:
Số liệu thống kê từ năm 2011 đến năm 2015, hiện trạng sử dụng đất năm 2015.
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long giai đoạn 2011-2015 sử dụng đất thành phố Hạ Long giai đoạn 2011-2015
- Điều kiện tự nhiên. - Điều kiện kinh tế - xã hội.
- Thực trạng phát triển của các ngành kinh tế. - Dân số, lao động, việc làm.
- Cơ sở hạ tầng của tỉnh.
3.3.2. Đánh giá tình hình quản lý và sử dụng đất đai - Tình hình quản lý đất đai - Tình hình quản lý đất đai
- Hiện trạng sử dụng đất.
3.3.3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long giai đoạn 2011-2015 phố Hạ Long giai đoạn 2011-2015
- Tình hình lập, xét duyệt và thực hiện quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 thành phố Hạ Long
+ Quá trình lập và xét duyệt kế hoạch sử dụng đất;
+ Các chỉ tiêu sử dụng đất phân bổ cho các loại đất theo quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2011-2015 đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất được phê duyệt giai đoạn 2011- 2015 thành phố Hạ Long
Nội dung này được đánh giá bằng cách so sánh giữa các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất được xét duyệt và kết quả đã thực hiện được đến năm 2015, với những nội dung sau:
+ Về chỉ tiêu sử dụng đất: Theo 3 nhóm đất (đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng);
+ Về mục tiêu được đặt ra trong phương án: So sánh kết quả thực hiện quy hoạch đã đạt được với kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt.
- Xác định nguyên nhân tồn tại của việc thực hiện quy hoạch sử dụng đất Từ việc tìm hiểu tình hình thực tế tại địa phương, các nguyên nhân dẫn tới kết quả việc thực hiện các nội dung của quy hoạch sử dụng đất đã thực hiện được và chưa thực hiện được như:
+ Nguyên nhân khách quan:
Nhóm các yếu tố về kinh tế, xã hội;
Nhóm các yếu tố về chính sách. + Nguyên nhân chủ quan:
Công tác tổ chức thực hiện;
Vần đề chính sách đất đai;
Vấn đề chất lượng xây dựng kế hoạch sử dụng đất;
Việc quản lý quy hoạch, giám sát thực hiện quy hoạch và ý thức chấp hành pháp luật, chính sách đất đai.
+ Nguyên nhân về chất lượng lập và thực hiện quy hoạch sử dụng đất và sự phối hợp của các loại hình quy hoạch trên địa bàn;
+ Nguyên nhân trong giải phóng mặt bằng, thực hiện các dự án đầu tư theo kế hoạch sử dụng đất;
+ Nguyên nhân về tổ chức thực hiện quy hoạch sử dụng đất; + Các nguyên nhân khác.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu 3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu
- Phương pháp điều tra thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp: + Thu thập, xử lý số liệu có sẵn tại các cơ quan:
Các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của thành phố;
Các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội;
Số liệu thống kê về kinh tế - xã hội;
Thu thập bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2015, Bản đồ quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 thành phố Hạ Long.
+ Số liệu về kinh tế xã hội, điều tra tại các phòng, ban như:
Phòng Tài chính;
Chi cục Thống kê thành phố Hạ Long .... + Số liệu liên quan đến đất đai, điều tra ở:
Sở Tài nguyên và Môi trường;
Phòng Tài nguyên và Môi trường;
Ban quản lý dự án công trình thành phố Hạ Long;
Phòng Quản lý đô thị;
Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... 3.4.2. Phương pháp thống kê, phân tích, xử lý số liệu
Đây là kết quả của quá trình thực hiện phương pháp thu thập tài liệu, số liệu. Số liệu thống kê được chia thành nhóm và hệ thống các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu. Các số liệu được thống kê được xử lý bằng phần mềm EXCEL. Kết quả được trình bày bằng các bảng biểu số liệu, bản đồ và biểu đồ.
- Thu thập số liệu hiện trạng thống kê đất đai, số liệu các khu, cụm công nghiệp, số liệu phát triển kinh tế xã hội GRDP, dân số, lao động, thu nhập bình quân/người. Thu thập các văn bản pháp lý có liên quan.
- Tổng hợp, phân tích, tính phần trăm, so sánh trên máy tính và thể hiện bằng các sơ đồ, biểu đồ, bản đồ.
3.4.3. Phương pháp kế thừa các tài liệu có liên quan
Trên cơ sở các tài liệu, kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, các báo cáo tổng kết của cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương và địa phương có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu của đề tài được chọn lọc và xử lý theo yêu cầu đề tài.
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI THÀNH PHỐ HẠ LONG 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường 4.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Ngày 27/12/1993, thành phố Hạ Long được chính thức thành lập trên cơ sở của thị xã Hồng Gai. Ngày 16/8/2001, hai xã Việt Hưng và Đại Yên của huyện Hoành Bồ được sáp nhập về thành phố Hạ Long theo Nghị định số 51/2001/NĐ-CP của Chính phủ, làm cho Thành phố trải dài từ Yên Lập (sát với địa phận thị xã Quảng Yên) tới Đèo Bụt (sát với địa phận thành phố Cẩm Phả) như hiện nay. Ngày 10/10/2013,chính phủ ban hành quyết định số 1838/QĐ-TTg, thành phố Hạ Long được công nhận là đô thị loại I. Như vậy thành phố Hạ Long có vị trí địa lý:
Từ 20055’ đến 21005’ vĩ độ Bắc Từ 106050’ đến 107030’ kinh độ Đông
Thành phố Hạ Long nằm ở vị trí Tây bắc vịnh Bắc bộ, có trục Quốc lộ 18A đi qua; cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây, cách thành phố cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 180km về phía Đông bắc, với bờ biển dài trên 50 km.
Phía Bắc và Tây bắc giáp huyện Hoành Bồ.
Phía Nam thông ra biển qua vịnh Hạ Long và thành phố Hải Phòng. Phía Đông và Đông bắc giáp thành phố Cẩm Phả.
Phía Tây và Tây nam giáp thị xã Quảng Yên
Với vị trí “đắc địa”, thuận lợi cả giao thông thuỷ, bộ và các điều kiện tự nhiên - xã hội, Hạ Long là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế của tỉnh Quảng Ninh, tập trung các cơ quan đầu não của tỉnh; các công trình kiến trúc lớn, đẹp, hiện đại, đặc trưng cho nhiều giai đoạn phát triển của lịch sử. Thành phố Hạ Long hôm nay còn được biết đến với hàng loạt các khu, cụm công nghiệp, khu dân cư mới, khu du lịch, bến cảng, trung tâm thương mại, siêu thị, ngân hàng, các trung tâm y tế, giáo dục và đào tạo lớn, các công trình hạ tầng …
Tổng diện tích tự nhiên của thành phố Hạ Long là 27.509,73 ha. Quốc lộ 18A chạy qua, có cảng biển, có bờ biển dài 50 km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới, với diện tích 434 km2.
Thành phố Hạ Long gồm có 20 phường, Thành phố vừa là một đơn vị hành chính, vừa là thủ phủ của tỉnh Quảng Ninh, một tỉnh lớn nằm trong tam giác trọng điểm kinh tế phía Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Thành phố Hạ Long còn là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh, cách thủ đô Hà Nội 165 km về phía Tây theo Quốc lộ 18A, cách trung tâm thành phố cảng biển Hải Phòng 70 km về phía Nam theo Quốc lộ 10, cách cửa khẩu Quốc tế Móng Cái 180 km về phía Đông theo Quốc lộ 18A.
Vị trí địa lý của thành phố Hạ Long có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế, xã hội. Với những lợi thế về đường bộ, đường sắt, đường biển, đường sông và cảng biển, đặc biệt cảng khách Hòn Gai, cảng nước sâu Cái Lân cho phép Thành phố giao lưu quan hệ Quốc tế với nhiều nước trên thế giới và các huyện, tỉnh, thành phố trong cả nước.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, đây cũng là một trong những khu vực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, địa hình ở
đây bao gồm cả đồi núi, thung lũng, vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt gồm có: Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc, Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A cuối cùng làVùng hải đảo.
Trong đó, Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc chiếm 70% diện tích, với độ cao trung bình từ 150 mét đến 250 mét, chạy dài từ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504 mét. Dãy đồi núi này thấp dần về phía biển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp. Thứ hai là Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0.5 đến 5 mét. Cuối cùng là Vùng hải đảo bao gồm toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảo đá. Kết cấu địa chất của thành phố Hạ Long chủ yếu là đất sỏi sạn, cuội sỏi, cát kết, cát sét… ổn định và có cường độ chịu tải cao, từ 2.5 đến 4.5 kg/cm2, thuận lợi cho việc xây dựng các công trình. Khoáng sản chủ yếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng.
4.1.1.3. Khí hậu
Thành phố Hạ Long thuộc vùng khí hậu ven biển, với 2 mùa rõ rệt là mùa đông và mùa hè.
*Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23.70C. Mùa đông thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, nhiệt độ trung bình là 16.70C rét nhất là 50C. Mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10, nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 28.60C, nóng nhất có thể lên đến 380C.
* Lượng mưa
Lượng mưa trung bình một năm của Hạ Long là 1832 mm, phân bố không đều theo 2 mùa. Mùa hè, mưa từ tháng 5 đến tháng 10, chiếm từ 80- 85% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa cao nhất vào tháng 7 và tháng 8, khoảng 350mm. Mùa đông là mùa khô, ít mưa, từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, chỉ đạt khoảng 15-20% tổng lượng mưa cả năm. Lượng mưa ít nhất là tháng 12 và tháng 1, chỉ khoảng từ 4 đến 40 mm.
*Độ ẩm
Độ ẩm không khí trung bình hằng năm là 84%. Đồng thời khí hậu ở Hạ Long có 2 loại hình gió mùa hoạt động khá rõ rệt là gió Đông Bắc về mùa đông và gió Tây Nam về mùa hè. Hạ Long là vùng biển kín nên ít chịu ảnh
hưởng của những cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất trong các cơn bão thường là cấp 9, cấp 10.
* Chế độ gió - bão
Do đặc điểm vị trí địa lý, ở Hạ Long có 2 loại gió: gió mùa Đông bắc và gió Tây nam. Tốc độ gió trung bình năm 2,8 m/s, hướng gió mạnh nhất là Tây nam 45 m/s. Là vùng biển kín, Hạ Long ít chịu ảnh hưởng của các cơn bão lớn, sức gió mạnh nhất là cấp 9. Tuy nhiên những trận mưa bão lớn thường gây ra thiệt hại, đặc biệt là các khu vực ven biển.
* Sương muối, sương mù
Mùa đông thường có sương mù dày đặc, sương muối thường xuất hiện từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, tập trung nhiều ở những vùng đồi núi.
* Thuỷ văn
Các sông chính chảy qua địa phận Thành phố gồm có các sông Diễn Vọng, Vũ Oai, Man, Trới, cả 4 sông này đều đổ vào vịnh Cửa Lục rồi chảy ra vịnh Hạ Long. Riêng sông Míp đổ vào hồ Yên Lập. Các con suối chảy dọc sườn núi phía nam thuộc phường Hồng Gai, Hà Tu, Hà Phong. Cả sông và suối ở thành phố Hạ Long đều nhỏ, ngắn, lưu lượng nước không nhiều. Vì địa hình dốc nên khi có mưa to, nước dâng lên nhanh và thoát ra biển cũng nhanh.
Chế độ thuỷ triều của vùng biển Hạ Long, chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ nhật triều vịnh Bắc Bộ, biên độ dao động thuỷ triều trung bình là 3.6m. Nhiệt độ nước biển ở lớp bề mặt trung bình là 180C đến 30.80C, độ mặn nước biển trung bình là 21.6‰ (vào tháng 7) cao nhất là 32.4‰ (vào tháng 2 và 3 hằng năm). 4.1.1.4. Tài nguyên đất
Căn cứ vào đặc điểm địa hình, sự hình thành và cấu tạo của đất, đất đai thuộc thành phố Hạ Long được phân thành các nhóm đất chính như sau:(theo báo cáo thuyết minh bản đồ thổ nhưỡng nông hoá tỉnh Quảng Ninh năm 2005).
* Đất cát ven biển (C)
Được phân bố ở các phường: Bãi Cháy, Tuần Châu, Hùng Thắng, Cao Thắng, Bạch Đằng, Hà Khẩu, Cao Xanh, Hồng Hải và Việt Hưng.
* Đất mặn (M)
Được phân bố ở các phường ven biển: Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khánh, Hùng Thắng, Hà Khẩu, Tuần Châu, Cao Thắng, Cao Xanh, Giếng Đáy, Hồng
Hải và Việt Hưng. * Đất phù sa (P)
Được phân bố ở các phường: Cao Xanh, Hồng Hà, Hà Khánh, Hà Tu, Hà Phong, Hồng Hải, Cao Thắng, Giếng Đáy, Hồng Hải và Đại Yên.
* Đất mùn vàng đỏ trên núi (HV)
Nhóm đất này được phân bố ở trên núi cao phường Đại Yên. * Đất vàng đỏ (FV)
Được phân bố ở các phường: Hà Lầm, Hà Trung, Hồng Gai, Yết Kiêu, Hồng Hải, Bãi Cháy, Giếng Đáy, Trần Hưng Đạo, Cao Xanh, Cao Thắng, Bạch Đằng,Hà Khẩu, Hồng Hải và Việt Hưng.
* Đất Gơlây (G)
Được phân bố ở các phường: Hà Khánh, Hà Tu, Hà Phong. * Đất xám (X)
Được phân bố trên phường Đại Yên . * Đất nhân tác (NT)
Được phân bố ở các phường: Hà Khánh, Hà Trung, Hà Tu, Hà Phong, Tuần Châu.
4.1.1.5. Tài nguyên nước
* Tài nguyên nước mặt
Hạ Long nằm trong vùng có mưa lớn bình quân 1800 - 2000 mm/năm, do địa hình dốc, các sông suối nhỏ và ngắn đều từ trên núi cao đổ thẳng xuống vịnh Hạ Long nên nguồn nước mặt phụ thuộc rất lớn vào các mùa trong năm, về mùa khô nguồn nước dễ bị ô nhiễm bởi chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.
* Tài nguyên nước ngầm
Theo kết quả báo cáo đánh giá nguồn nước ngầm do Trung tâm Nghiên cứu Môi trường Địa chất - Trường Đại học Mỏ Địa chất thực hiện thì nước ngầm ở thành phố Hạ Long có trữ lượng không lớn, tầng chứa nước hệ Trias T3 (n - r) trong đó:
Trữ lượng cấp A 3.400 m3/ ngày đêm Trữ lượng cấp B 3.430 m3/ ngày đêm
Trữ lượng cấp C1 13.796 m3/ ngày đêm
Có thể khai thác nguồn nước ngầm bằng cách khoan giếng ở độ sâu từ 100 - 130 m, lượng nước khai thác cao nhất đạt tới 20.626 m3/ngày đêm, vượt quá mức dự báo của khu vực, dẫn tới nguy cơ nhiều giếng bị sập, hỏng và có xu hướng độ nhiễm mặn của giếng nước tăng làm hư hại tới nguồn nước. Hiện chỉ còn có 6 giếng hoạt động.
Tóm lại: nguồn nước cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp ở Hạ Long rất hạn chế và đặc biệt khó khăn về mùa khô, đây là vấn đề rất quan trọng cần phải quan tâm nhằm đảm bảo đời sống của nhân dân và nhu cầu phát triển.
4.1.1.6. Tài nguyên rừng
Tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phong phú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá với hơn 1.000 loài. Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, các loài thực vật ở bờ cát