2.3.1 .Thời kỳ trước năm 1987
2.3.7. Một số tồn tại trong công tác quy hoạch sử dụng đất ở Việt Nam
Quy hoạch, KHSDÐ của cả nước đóng vai trò quan trọng, góp phần bảo đảm tính thống nhất trong quản lý nhà nước về đất đai; phân bổ hợp lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên, đưa đất đai trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội... Nhưng, một thực trạng phải thẳng thắn thừa nhận là QHSDÐ vẫn chung chung, không sát thực tế, không ổn định, bất cập và triển khai thực hiện không thành công. Một số địa phương vẫn QHSDÐ phi nông nghiệp trên đất nông nghiệp năng suất cao, quy hoạch và phát triển các khu công nghiệp (KCN) còn dàn trải, quỹ đất dành cho y tế, văn hóa, giáo dục đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu, cơ cấu sử dụng đất trong đô thị chưa hợp lý, đất dành cho giao thông đô thị và công trình công cộng còn thiếu.
Thực tế vẫn còn chuyện "thật như đùa" xảy ra ở nhiều dự án. Ðã thu hồi đất, người dân đã nhận đền bù nhưng dự án mãi vẫn chưa khởi động, nên lại nhảy vào canh tác, lấn chiếm gây mất an ninh trật tự do tranh chấp, phải giải phóng mặt bằng nhiều lần gây lãng phí. Nhiều dự án đầu tư dàn trải, kém hiệu quả. Hàng trăm ha đất khu văn hóa các dân tộc 10 năm rồi làm đúng cái cổng thôi và để đấy, dự án Ðại học Quốc gia Hà Nội dự toán bảy nghìn tỷ đồng giờ trượt giá hơn 20 nghìn tỷ đồng, nhưng chỉ xây được một khu cho sinh viên ở khi lên tập quân sự...
Từ thực tế quy hoạch KCN ở TP Hồ Chí Minh: Quá trình chuyển đất nông nghiệp thành phi nông nghiệp phục vụ CNH, HÐH đã biến đất nông nghiệp thành đất hoang, nhiều khu nhà bị bỏ hoang, rất lãng phí. Bất cập cần khẩn trương khắc phục là khi thu hồi đất, nhà đầu tư và chủ dự án phải có phương án
giải quyết đời sống của người dân bị mất đất rất cụ thể, không chỉ xuất tiền theo kiểu "tiền trao, cháo múc" là xong, để dân sống lay lắt. "Nếu không làm, chúng ta đẩy vấn đề mâu thuẫn xã hội rất nghiêm trọng".
Việc mở tràn lan KCN, sân golf, cảng biển, sân bay...dẫn đến "KCN không ai vào đầu tư, cảng không có tàu vào, sân bay nằm chết" và đề nghị cần đánh giá xem các dự án này đã lấy đi bao nhiêu đất "bờ xôi ruộng mật", hiệu quả đến đâu? "Căn bệnh" trên do mỗi địa phương vì lợi ích cục bộ, mục tiêu phát triển bằng mọi giá dẫn đến quy hoạch thiếu đồng bộ, thiếu cân nhắc đến lợi ích chung, sự phát triển hài hòa của toàn khu vực.
Một số chỉ tiêu trong QHSDÐ đến năm 2010 và KHSDÐ 5 năm (2011 - 2015) chưa hợp lý, cần tính toán kỹ và điều chỉnh, như đất dành cho các nhu cầu y tế, văn hóa, giáo dục - đào tạo, giao thông đô thị và các công trình công cộng. Trong quy hoạch phải có tầm nhìn xa mới khắc phục cơ bản tình trạng thiếu trường học, sân chơi dành cho trẻ em, giao thông ùn tắc ở các thành phố lớn. Ðồng thời phải duy trì ổn định quỹ đất trồng lúa khoảng 3,8 triệu ha, bảo đảm an ninh lương thực và xuất khẩu gạo. Việc tăng diện tích đất dành cho KCN năm 2020 gấp ba lần hiện nay là quá lớn, cần phải điều chỉnh và gấp rút lấp kín các KCN, triệt để sử dụng đất hoang hóa làm công nghiệp...