Đánh giá những mặt đạt được, những tồn tại trong quá trình thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố hạ long tỉnh quảng ninh (Trang 113 - 116)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

2010 – 2015

4.3. Đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố Hạ Long

4.3.6. Đánh giá những mặt đạt được, những tồn tại trong quá trình thực hiện

hiện quy hoạch sử dụng đất tại thành phố Hạ Long

4.3.6.1. Những mặt đạt được - Về kinh tế:

+ Thu hút đầu tư phù hợp tạo điều kiện tăng trưởng kinh tế. + Các khu công nghiệp được mở rộng và ngày càng phát triển.

+ Các khu du lịch thương mại phát triển mạnh, loại hình dịch vụ đa dạng phong phú.

+ Hệ thống hạ tầng được cải thiện.

- Về xã hội: văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao... phát triển, đời sống vật chất của nhân dân được nâng cao, mỹ quan đô thị được cải thiện, các khu dân cư được chỉnh trang.

- Về môi trường: tạo được cảnh quan đẹp, tỷ lệ che phủ của rừng được nâng cao.

Công tác quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng đi vào nề nếp, góp phần tích cực vào việc sử dụng đất hợp lý và có hiệu quả. Việc giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất đã bám sát và tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được duyêt.

Nhận thức về vị trí, vai trò của công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và ý thức chấp hành quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các đơn vị, phòng ban, và các phường đã được nâng lên, tình trạng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất ở các phường đến nay đã giảm.

Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong những căn cứ quan trọng để Thành phố thực hiện quản lý và chỉ đạo khai thác sử dụng đất đai có hiệu quả, tiết kiệm. Đồng thời là cơ sở để triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về đất đai nhằm góp phần ổn định chính trị - xã hội, tạo việc làm, tăng thu nhập, tạo điều kiện cải thiện đời sống cho nhân dân. Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã hoạch định quỹ đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hợp lý, bảo vệ được quỹ đất trống lúa, quỹ đất rừng, góp phần đảm bảo mục tiêu an ninh lương thực Quốc gia và bảo vệ môi trường sinh thái.

việc khôi phục và bảo vệ rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn, rừng trồng sản xuất. Việc giao đất, giao rừng, cho thuê rừng, giao khoán bảo vệ rừng đã ngăn chặn được tình trạng suy thoái rừng nghiêm trọng. Diện tích đất chưa sử dụng từng bước được khai thác đưa vào sử dụng một cách hợp lý, vừa đảm bảo yêu cầu cân bằng sinh thái và bảo vệ môi trường; vừa đáp ứng khả năng mở rộng diện tích đất phi nông nghiệp theo yêu cầu công nghiệp hoá, đô thị hoá, cũng như tăng diện tích đất sản xuất nông nghiệp.

Đất dành cho phát triển công nghiệp, dịch vụ, du lịch, kết cấu hạ tầng, phát triển đô thị được mở rộng, bước đầu đáp ứng nhu cầu của giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đô thị hoá trên địa bàn Thành phố.

Thông qua quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã tạo quỹ đất để đấu giá đất, giao đất, cho thuê đất cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, đóng góp đáng kể vào tăng trưởng kinh tế, thu ngân sách của Thành phố. Nguồn thu từ đất trở thành nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội. Bộ mặt đô thị có những thay đổi rõ rệt, đô thị được chỉnh trang ngày càng xanh, sạch, đẹp và hiện đại, hệ thống cơ sở hạ tầng được củng cố và phát triển theo quy mô hợp lý.

4.3.6.2. Những mặt tồn tại

Bên cạnh những mặt tích cực đã đạt được, trong quá trình thực hiện cũng không thể tránh được những khuyết điểm, thiếu sót như:

+ Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, lĩnh vực, cho các dự án đầu tư đưa vào trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa tính toán khoa học, chưa sát với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu thị trường bất động sản, dẫn tới tình trạng vừa thừa vừa thiếu quỹ đất do đó quy hoạch sau, quy hoạch cấp dưới phải điều chỉnh cho phù hợp làm cho quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cấp không có sự đồng nhất ở một số chỉ tiêu, vị trí loại đất. Công tác quy hoạch sử dụng đất còn thiên về sắp xếp các loại đất theo mục tiêu quản lý hành chính, chưa tính toán đầy đủ về hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường, nhằm đảm bảo phát triển bền vững trong sử dụng đất, chưa phát huy cao nhất tiềm năng đất đai.

+ Quy hoạch còn chạy theo xu hướng của một số nhà đầu tư với mục đích là quy hoạch xin giao đất sau đó chờ nguồn vốn dẫn đến thực hiện chậm hoặc không thực hiện làm ảnh hưởng đến công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được duyệt.

+ Việc lấy ý kiến người dân, công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các phường vẫn còn mang tính hình thức, chưa tăng cường sự giám sát của người dân dẫn đến còn tiêu cực trong công tác quản lý đất đai.

+ Việc thực hiện các chỉ tiêu thường không khớp với quy hoạch, kế hoạch đề ra thể hiện tính dự báo trong quy hoạch còn hạn chế. Công tác giải phóng mặt bằng tạo quy đất sạch chậm trễ đã ảnh hưởng đáng kể tới khả năng thu hút đầu tư vào các dự án.

4.3.6.3. Nguyên nhân của tồn tại, hạn chế

Trên cơ sở đánh giá những mặt đạt được và những tồn tại rút ra được trong quá trình đánh giá, phân tích kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất của thành phố Hạ Long, có thể nhận định một số nguyên nhân chủ yếu sau:

+ Các hệ thống chỉ tiêu sử dụng đất trong nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất thời kỳ trước được áp dụng cho cả 4 cấp, dẫn tới tình trạng chỉ tiêu quy hoạch cấp Quốc gia, cấp tỉnh quá chi tiết. Từ đó không xác định rõ trách nhiệm của từng cấp trong việc quản lý, tổ chức thực hiện quy hoạch được duyệt.

+ Những năm vừa qua nền kinh tế nước ta bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế toàn cầu, thị trường bất động sản trong nước đóng băng là nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư e dè khi quyết định đầu tư vào đất đai dẫn tới nhu cầu sử dụng đất giàm đáng kể. Một số nhà đầu tư khi được giao đất đã không còn đủ khả năng tài chính để thực hiện dự án theo tiến độ do biến động của nền kinh tế thị trường, nguồn vốn vay hạn hẹp hay đang trong quá trình điều chỉnh thiết kế dự án

+ Chất lượng dự báo nhu cầu quỹ đất cho phát triển các ngành, các lĩnh vực, cho các dự án đầu tư để đưa vào kế hoạch sử dụng đất chưa sát với khả năng đầu tư và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu của thị trường bất động sản.

+ Ngoài ra còn có một số lý do khác như chậm tiến độ trong khâu giải phóng mặt bằng vì chủ đầu tư chưa thỏa thuậnđược với người dân về giá cả đền bù. Do sự phát triển của nền kinh tế thị trường, trong bối cảnh hội nhập quốc tế, với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, khi xây dựng cácdự án quy hoạch các nhà đầu tư chưa lường hết các yếu tố phát sinh trong thực tiễn, dẫn đến một số quy hoạch sớm trở nên lạc hậu, dẫn đến phải sửa đổi điều chỉnh nhiều lần ảnh hướng đến quá trình thực hiện các dự án và gây lãng phí các nguồn lực xã hội.

trọng của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất lên việc quản lý, kiểm tra, giám sát, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất sau khi được xét duyệt còn hạn chế, chưa có chế tài đủ mạnh để xử lý, tình trạng lấn chiếm đất đai, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái phép; hầu hết các phường chưa thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tình hình thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo quy định.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá tình hình thực hiện quy hoạch sử dụng đất thành phố hạ long tỉnh quảng ninh (Trang 113 - 116)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)