2.1.4.1 Cơ chế, chính sách, luật pháp về lâm nghiệp
lược, chính sách và chương trình khác nhau liên quan để Thiết lập, quản lý, bảo vệ, phát triển, sử dụng rừng bền vững, bảo vệ đa dạng sinh học, giảm nghèo và phát triển bền vững như: Chiến lược phát triển Lâm nghiệp Việt Nam 2006 - 2020 với các chương trình Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững, chương trình bảo vệ, bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển các dịch vụ môi trường, chương trình nghiên cứu, giáo dục, đào tạo và khuyến lâm; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia của Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Định hướng Phát triển bền vững ở Việt Nam; Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xóa đói giảm nghèo của quốc gia; Chiến lược quản lý hệ thống khu bảo tồn ở Việt Nam. Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011- 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 với những mục tiêu: Bảo vệ tốt diện tích rừng hiện có; sử dụng tài nguyên rừng và quỹ đất được quy hoạch cho lâm nghiệp có hiệu quả và bền vững; Nâng độ che phủ rừng lên 42 - 43% vào năm 2015 và 44 - 45% vào năm 2020; tăng năng suất, chất lượng và giá trị của rừng; cơ cấu lại ngành theo hướng nâng cao giá trị gia tăng; đáp ứng cơ bản nhu cầu gỗ, lâm sản cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân có cuộc sống gắn với nghề rừng, góp phần xóa đói, giảm nghèo, đảm bảo an ninh, quốc phòng. Góp phần thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp về giải pháp “Nâng cao năng suất, chất lượng rừng”: Phát triển rừng trồng sản xuất có năng suất cao, nâng cao tỷ lệ gỗ nguyên liệu cung ứng cho công nghiệp chế biến và sản xuất đồ gỗ (gỗ lớn).
Các chính sách của Chính phủ là nhân tố quan trọng để quản lý rừng bền vững. Các chính sách liên quan đến quản lý rừng bền vững được hiểu là những chính sách điều tiết, chi phối trực tiếp và có tác động đến việc quản lý và sử dụng nguồn tài nguyên rừng và đất rừng một cách bền vững. Các đạo luật lâm nghiệp và Chiến lược lâm nghiệp quốc gia thể hiện cam kết thực hiện quản lý rừng bền vững. Các vấn đề về Quản lý rừng bền vững là một yếu tố chủ chốt trong các chính sách, chiến lược và kế hoạch hành động của Việt Nam. Điều này được thể hiện trong các văn bản pháp quy dưới đây:
- Luật bảo vệ và phát triển rừng, năm 2004: Việc sửa đổi Luật Bảo vệ và
phát triển rừng năm 2004 dựa trên quan điểm áp dụng quản lý rừng bền vững với tất cả các khu rừng ở Việt Nam. Đây là đạo luật quan trọng nhất về lâm nghiệp. Trong đó tại Điều 9 đã quy định các hoạt động để đảm bảo quản lý rừng bền
vững: Các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng phải đảm bảo phát triển bền vững về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh; phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược phát triển lâm nghiệp; đúng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cả nước và địa phương; tuân theo quy chế quản lý rừng do Thủ tướng Chính phủ quy định.
- Luật Bảo vệ môi trường, năm 2005; trong Chương IV: Bảo tồn và sử
dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, có 7 điều (từ Điều 28 đến Điều 34) đã đưa ra những quy định liên quan tới quản lý rừng bền vững thuộc các lĩnh vực, như: Điều tra, đánh giá, lập quy hoạch sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Bảo vệ thiên nhiên; Bảo vệ đa dạng sinh học; Bảo vệ và phát triển cảnh quan thiên nhiên; Bảo vệ môi trường trong khảo sát, thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên; Phát triển năng lượng sạch.
- Luật Đất đai, năm 2003 đã quy định: Việc sử dụng đất phải tôn trọng các
nguyên tắc sau đây: Tiết kiệm, có hiệu quả, bảo vệ môi trường và không làm tổn hại đến lợi ích chính đáng của người sử dụng đất xung quanh (Điều 11).
- Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2006-2020: Có thể nói cam
kết của Việt Nam về quản lý rừng bền vững được chính thức hóa vào năm 2006 khi mà Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược lâm nghiệp. Trong bản Chiến lược, Việt nam đã khẳng định quan điểm phát triển lâm nghiệp là: Quản lý, sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. Các hoạt động sản xuất lâm nghiệp phải dựa trên nền tảng quản lý bền vững thông qua quy hoạch, kế hoạch bảo vệ phát triển rừng nhằm không ngừng nâng cao chất lượng rừng. Phải kết hợp bảo vệ, bảo tồn và phát triển với khai thác rừng hợp lý... Đồng thời, trong Chiến lược cũng đã đề ra 5 chương trình hành động, trong đó Chương trình quản lý và phát triển rừng bền vững là Chương trình trọng tâm và ưu tiên số 1. Trong Chiến lược này, nhiệm vụ được đặt ra là: Quản lý bền vững và có hiệu quả 8,4 triệu ha rừng sản xuất, trong đó 4,15 triệu ha rừng trồng và 3,63 triệu ha rừng tự nhiên. Phấn đấu ít nhất có được 30% diện tích rừng sản xuất có chứng chỉ rừng.
Để có sự thay đổi lớn từ trồng rừng đến cải thiện quản lý rừng và nâng cao chất lượng rừng, thúc đẩy tính toàn vẹn hệ sinh thái rừng tự nhiên và các giá trị đa dạng sinh học của nó trong khi vẫn đảm bảo các dịch vụ rừng và các sản phẩm bền vững đối với sự phát triển sinh kế của người dân sống dựa vào rừng sẽ đòi hỏi phải có sự thay đổi lớn trong khung chính sách quốc gia, cơ chế thị trường và
cuối cùng là nhận thức của các nhà quản lý rừng. Tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình này được xem là một trong những thách thức lớn nhất đối với ngành Lâm nghiệp Việt Nam trong thời gian tới.
2.1.4.2. Năng lực quản lý của địa phương
Năng lực quản lý của địa phương gắn với các công việc quản lý của địa phương và lợi ích của nhân dân địa phương. Do đó, quá trình quản trị cần căn cứ vào đặc điểm, nguồn lực của địa phương và nhu cầu của người dân địa phương để xây dựng kế hoạch chiến lược cho địa phương.
Chủ thể của quản lý của địa phương là cộng đồng dân cư địa phương, bao gồm các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ… và công dân đang sinh sống, hoạt động tại lãnh thổ địa phương. Sự tham gia của các chủ thể vào quản trị địa phương được thực hiện dưới hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp. Chính quyền địa phương có quyền tự quản nhất định trong xây dựng và quản lý bộ máy của mình.
Quản lý của địa phương tại mỗi cấp có quyền tự quản nhất định về chức năng, nhiệm vụ, bộ máy, ngân sách phù hợp với điều kiện của địa phương theo quy định của pháp luật.
Quản lý của địa phương nhằm gia tăng tính trách nhiệm của chính quyền địa phương. Khả năng cải thiện việc cung cấp dịch vụ phụ thuộc vào mối quan hệ trách nhiệm - là mức độ mà người cán bộ, công chức phải chịu trách nhiệm về hoạt động và sự chính trực của họ với những người mà họ có trách nhiệm phải giải thích. Tác động của quá trình phân cấp chính là làm tăng tính trách nhiệm của công chức - những người chịu trách nhiệm chính trong việc vận hành bộ máy công quyền. Nhưng quá trình phân cấp cũng có thể ảnh hưởng tới trách nhiệm của địa phương, bởi khi phân cấp nhiều hơn cho địa phương thì quan hệ gần gũi hơn giữa người dân địa phương với những người ra quyết định có thể làm tăng khả năng chịu trách nhiệm của những người ra quyết định. Mặt khác, sự tham gia nhiều hơn của người dân làm cho các quyết định của chính quyền mang tính khả thi cao hơn.
2.1.4.3. Sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác kiểm tra, thanh tra bảo vệ rừng
Sự phối hợp giữa các cơ quan trong công tác kiểm tra, thanh tra bảo vệ rừng là yếu tố quan tro ̣ng, ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của rừng.
Công tác quản lý, bảo vệ rừng cần được triển khai quyết liệt, tập trung các giải pháp để hạn chế tình trạng phá rừng đồng thời ha ̣n chế tı̀nh tra ̣ng tham ô, tham những làm ảnh hưởng đến quá trı̀nh phát triển rừng.
2.1.4.4. Sự tham gia của cộng đồng trong quản lý, bảo vệ rừng
Các nghiên cứu của Bảo Huy và cộng sự liên quan đến QLR cộng đồng ở các tỉnh Tây nguyên như: xác lập cơ chế hưởng lợi trong QLR cộng đồng, ứng dụng mô hình rừng ổn định (Sustainable Forest Model) trong QLR cộng đồng để khai thác, sử dụng bền vững gỗ, ở các trạng thái rừng tự nhiên. Mô hình rừng ổn định nhằm định hướng trong cân đối khả năng cung cấp của rừng địa phương với nhu cầu lâm sản của cộng đồng ổn định trong một kỳ kế hoạch 5 năm, làm cơ sở cho việc xác định giải pháp khai thác, chặt nuôi dưỡng rừng tự nhiên theo hướng dẫn dắt rừng về dạng ổn định và đáp ứng được mục tiêu QLR như cung cấp gỗ củi và các lâm sản khác cho đời sống cộng đồng.
Một loạt các nghiên cứu điểm về thực trạng QLR cộng đồng cũng đã được tiến hành trên các vùng sinh thái nhân văn ở các tỉnh miền núi phía Bắc và Tây Nguyên (Nguyễn Bá Ngãi và cộng sự) qua phân tích, đánh giá kết quả của các nghiên cứu này đã rút ra một kết luận quan trọng là: trong số các hệ thống QLR khác thì hình thức QLR cộng đồng là một phương án thích hợp cho QLRBV ở Việt Nam.
2.1.4.5. Trách nhiê ̣m và quyền lợi của chủ rừng
* Quyền của chủ rừng
Được quy định tại Điều 59 Luật quản lý và bảo vệ rừng 2004, quyền chung của chủ rừng bao gồm:
Được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
Được sử dụng rừng ổn định, lâu dài phù hợp với thời hạn giao rừng, cho thuê rừng và thời hạn giao đất, cho thuê đất.
Được sản xuất lâm nghiệp – nông nghiệp – ngư nghiệp kết hợp theo quy chế quản lý rừng, trừ rừng đặc dụng.
Được hưởng thành quả lao động, kết quả đầu tư trên diện tích được giao, được thuê; bán thành quả lao động, kết quả đầu tư cho người khác.
du lịch sinh thái – môi trường theo dự án được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Được bồi thường thành quả lao động, kết quả đầu tư để bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng.
Được hướng dẫn về kỹ thuật, hỗ trợ về vốn theo chính sách của Nhà nước để bảo vệ và phát triển rừng và được hưởng lợi ích do các công trình công cộng bảo vệ, cải tạo rừng mang lại.
Được Nhà nước bảo hộ quyền và lợi ích hợp pháp đối với rừng được giao, được thuê.
* Nghĩa vụ của chủ rừng
Nghĩa vụ chung của chủ rừng được quy định tại Điều 60 Luật bảo vệ và phát triển rừng 2004 như sau:
Bảo toàn vốn rừng và phát triển rừng bền vững; sử dụng rừng đúng mục đích, đúng ranh giới đã quy định trong quyết định giao, cho thuê rừng và theo quy chế quản lý rừng.
Tổ chức bảo vệ và phát triển rừng theo quy hoạch, kế hoạch, dự án, phương án đã được phê duyệt.
Định kỳ báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về diễn biến tài nguyên rừng và các hoạt động liên quan đến khu rừng theo quy định tại khoản 2 Điều 32 của Luật này.
Giao lại rừng khi Nhà nước có quyết định thu hồi rừng hoặc khi hết thời hạn sử dụng rừng.
Thực hiện nghĩa vụ tài chính và các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật; không làm tổn hại đến lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân có liên quan.