BÀN HUYỆN YÊN BÌNH, TỈNH YÊN BÁI
4.1.1. Khái quát tình hình phát triển rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Bình Yên Bình
4.1.1.1. Tổng quan tình hình phát triển rừng trên địa bàn huyện Yên Bình
* Diện tích và sản lượng khai thác rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Bình qua các năm giai đoạn 2015 – 2018.
Biểu đồ 4.1. Diện tích và sản lượng khai thác rừng sản xuất trên địa bàn huyện Yên Bình qua các năm giai đoạn 2015 – 2018
Nguồn: UBND huyện Yên Bình (2018)
Tổng diện tích đất lâm nghiệp năm 2018 là 42.833,38 ha, chiếm 55,46% so với diện tích đất tự nhiên, tăng 523,01 ha so với năm 2015. Trong đó: rừng sản xuất có 39.538,38 ha, rừng phòng hộ có 3.295 ha (Biểu đồ 4.1).
Sản lượng khai thác gỗ tăng dần qua các năm: Năm 2018 sản lượng khai thác gỗ đạt 116,27 m3, tăng 26,89% so với năm 2015 (Biểu đồ 4.1).
* Tỉ lệ che phủ rừng sản xuất hàng năm trên địa bàn huyện Yên Bình qua các năm:
Cùng với quá trình khai thác, cán bộ lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình thục hiện khá tốt công tác trồng mới và che phủ rừng. Qua biểu đồ 4.2 ta thấy tỉ lệ che phủ rừng tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2018 tỉ lệ che phủ rừng đạt 68,2%, tăng 4% so với năm 2015, tăng hơn 17% so với năm 2016 và tang hơn 8% so với năm 2017. Mặc dù tỉ lệ tăng không đáng kể nhưng cũng không làm cho diện tích rừng trống, đồi chọc tăng lên.
Biểu đồ 4.2. Tỉ lệ che phủ rừng sản xuất hàng năm trên địa bàn huyện Yên Bình qua các năm
Nguồn: UBND huyện Yên Bình (2018)
* Tổng GTSX ngành lâm nghiệp
Biểu đồ 4.3. Tổng GTSX ngành lâm nghiệp trên địa bàn huyện Yên Bình qua các năm
Tổng GTSX ngành lâm nghiệp năm 2015 (theo giá cố định năm 1994) là 100.388 triệu đồng, năm 2018 tăng lên là 139.004 triệu đồng. GTSX ngành lâm nghiệp trong những năm gần đây có xu hướng tăng chủ yếu do chỉ tiêu GTSX của ngành khai thác gỗ và lâm sản khác.
Nhìn chung rừng của huyện Yên Bình chủ yếu là rừng tái sinh, trữ lượng thấp và thuộc khu vực phòng hộ ít xung yếu. Rừng trồng chiếm tỷ lệ 78,3% có trữ lượng khá lớn, hàng năm đưa vào khai thác từ 2.500 – 3.000 ha, với sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 100.000 - 120.000m3.
* Chương trình Quản lý rừng bền vững, cấp chứng chı̉ FSC
Hiện nay, tại huyện Yên Bình đã có nhiều hộ gia đình tham gia Chương trình Quản lý rừng bền vững, cấp chứng chỉ rừng FSC bởi lợi ích của chương trình này mang lại.
Biểu đồ 4.4. Diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC trên địa bàn huyện Yên Bình qua các năm
Nguồn: UBND huyện Yên Bình (2018)
Chương trình Quản lý rừng bền vững được triển khai từ năm 2015, đến nay, trên địa bàn huyện Yên Bình có 5 xã gồm: Tân Hương, Đại Đồng, Phú Thịnh, Thịnh Hưng và thị trấn Yên Bình được cấp chứng chỉ FSC với diện tích tính hết năm 2015 đạt 1320 ha cây keo. Đến hết 2018 đã thực hiện 2.380 ha diện tích rừng FSC (Biểu đồ 4.4).
Việc trồng rừng gỗ lớn theo chuẩn thế giới thực sự là bước tiến dài trong sản xuất lâm nghiệp, xóa bỏ trồng rừng theo kiểu tự phát, không áp dụng khoa học kỹ thuật, đưa doanh nghiệp và người dân tiến đến cánh cửa bước ra thế giới với những sản phẩm gỗ chất lượng. Tuy nhiên, diện tích rừng được cấp chứng chỉ FSC còn ít. Nguyên nhân do đa số người trồng rừng có thu nhập thấp, không đủ tài chính cho một chu kỳ trồng rừng gỗ lớn dài 10-15 năm trồng rừng. Bên cạnh đó, người trồng rừng thiếu vốn sản xuất. Nếu vay vốn thì khoản vay cũng thấp hơn nhu cầu đầu tư, thời hạn vay ngắn hơn so với chu kỳ kinh doanh rừng, lãi suất cao.
Hộp 4.1. Vai trò của chứng chỉ rừng FSC
Gia đình tôi có 5 ha rừng tham gia cấp chứng chỉ FSC. Đến nay, có 2 ha đã được khai thác và hưởng hỗ trợ của FSC, còn 3 ha đang trong giai đoạn chăm sóc. Tham gia chứng chỉ FSC đem lại lợi ích về kinh tế, cụ thể là gỗ có chứng chỉ FSC chúng tôi bán được giá cao hơn 10 -15% so với gỗ không có chứng chỉ này. Không những vậy, trồng rừng FSC còn bảo vệ môi trường, bảo vệ được sức khỏe của con người. Trong đó, quá trình chăm sóc chúng tôi không được sử dụng thuốc diệt cỏ, không được đốt thực bì, phải có bảo hộ lao động khi chăm sóc rừng.
Nguồn: Ông Nguyễn Hùng Anh - Thôn Đồng Tâm, xã Phú Thịnh, huyện Yên Bình
4.1.1.2. Nội dung các chương trình, dự án, mô hình về phát triển rừng bền vững trên địa bàn huyện Yên Bình
a) Dự án KfW8_Quản lý rừng bền vững và đa dạng sinh học nhằm giảm phát thải CO2
* Nội dung:
Lựa chọn rừng trồng Keo tai tượng, Keo lá tràm được trồng trong khoảng cuối năm 2012 đến vụ xuân năm 2015. Quản lý rừng của các hộ sản xuất nhỏ được áp dụng trên diện tích 1 - 5 ha theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Lựa chọn địa điểm tại thôn, xã phải do chính quyền cấp tỉnh và huyện thực hiện ngay trước khi dự án bắt đầu thực hiện.
Tỉa thưa dựa trên chất lượng cây Keo tuổi từ 2-3 năm để sản xuất gỗ xẻ có giá trị cao trong giai đoạn quay vòng tối thiểu 12 năm. Hai chu kỳ tỉa thưa khác biệt ở độ tuổi 3 và 6 được hỗ trợ trong quá trình thực hiện Dự án với lần thu hoạch cuối dự kiến sẽ nằm ngoài thời gian Dự án hỗ trợ (cây ở độ tuổi 12-14 năm).
Việc trồng thêm dự kiến được giới hạn ở 500 ha (20%) tổng diện tích được chỉ định trong hợp phần quản lý rừng trồng keo theo quy mô hộ gia đình.
Dự án sẽ chỉ hỗ trợ tỉa thưa trên 80% diện tích được giao cho mỗi hộ gia đình, trong khi 20% còn lại (tại vùng sườn dốc có điều kiện địa điểm cải thiện) sẽ được sử dụng để trồng thêm các loài cây bản địa.
Hỗ trợ về kinh tế: mỗi hộ gia đình khi tham gia dự án sẽ được hỗ trợ 9.000.000/1ha cho công bảo vệ và chăm sóc rừng, 2.800.00/1ha cho việc trồng cây bản địa dưới tán có giá trị kinh tế cao. Ngoài ra dự án sẽ hỗ trợ cấp miễn phí cây giống, phân bón để trồng cây bản địa dưới tán.
* Thực trạng:
Biểu đồ 4.5. Biểu tổng hợp diện tích tham gia dự án KfW8
Nguồn: Ban quản lý dự án KfW8 (2017)
Đến tháng 12 năm 2017, diện tích rừng keo tham gia dự án KfW8 huyện Yên Bình là 1.943 ha với 1.536 hộ dân tham gia, cam kết thực hiện kéo dài chu kì kinh doanh rừng từ 6 năm lên 12 năm, trồng xen cây bản địa có giá trị kinh tế cao trên lâm phần của hộ gia đình.
b) Mô hình hỗ trợ xây dựng chứng chỉ rừng bền vững FSC
* Qúa trình triển khai, thực hiện
Hội nông dân huyện Yên Bình được tham gia chương trình hỗ trợ Rừng và Trang trại (FFF) của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do (FAO) tài trợ: Cán bộ,
HVND được đi thăm quan, học hỏi kinh nghiệm quản lý rừng FSC tại tỉnh Quảng Trị; từ việc thăm quan thực tế, HND huyện đề xuất với tỉnh, huyện cho thực hiện chương trình FSC tại huyện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh rừng của các trang trại và người trồng rừng. Năm 2016, 2017 HND huyện được tỉnh, huyện ủng hộ, giao là cơ quan đầu mối cho thí điểm triển khai chương trình QLRBV với có 2.000 ha rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC và mời gọi DN (Công ty cổ phần lâm sản Nam Định) đầu tư kinh phí hỗ trợ để thực hiện chương trình.
Quá trình thực hiện: HND huyện đã phối hợp với các cơ quan chức năng của tỉnh, huyện, các xã, thị trấn: Họp cấp xã, thôn để thông báo chủ trương, triển khai kế hoạch QLRBV; hợp tác với Công ty cổ phần lâm sản Nam Định để xây dựng chứng chỉ FSC cho các nhóm hộ trồng rừng của huyện; phối hợp với đơn vị tư vấn khảo sát đánh giá nhu cầu tham gia FSC của các nhóm hộ. Tập huấn 10 nguyên tắc và 56 tiêu chí FSC cho 5 nhóm xã; tập huấn điều tra lô rừng, ATLĐ, tác động XH-MT cho các hộ gia đình tham gia có đủ điều kiện. HND huyện đã tổ chức trên 100 Hội nghị từ thôn, đến cấp xã, cấp huyện để tập huấn Kế hoạch QLRBV, vận động các hộ tham gia chương trình; bầu trưởng nhóm xã, thôn; xây dựng Quy chế quản lý nhóm.
c. Đề án hỗ trợ phát triển cây Quế
Kế hoạch tỉnh giao 200,0 ha, tính đến nay trên địa bàn đã trồng 31,3 ha/200 ha đạt 15,65% kế hoạch năm, số hộ thực hiện 39 hộ, tại 05 xã, trong đó: xã Đại Đồng 1,5 ha/30,0 ha kế hoạch; xã Tân Hương 10,6 ha/45,0 ha kế hoạch; xã Bảo Ái 10,5 ha/55,0 ha kế hoạch; xã Tân Nguyên 8,7 ha/45,0 ha kế hoạch. Diện tích đất đã thẩm định đạt yêu cầu theo Đề án vụ Thu đông là 43,7 ha, dự kiến sẽ trồng Quế trong tháng 9,10/2018.
d. Đề án hỗ trợ phát triển măng tre Bát độ
Kế hoạch tỉnh giao 295,0 ha, trên địa bàn huyện có 06 xã/24 xã đăng ký thực hiện 62,0 ha/295,0 ha kế hoạch, nằm trong diện tích rừng sản xuất tại các xã: Xuân Long 36,0 ha/40,0 ha; Ngọc Chấn 8,5ha/20,0 ha; Mỹ Gia 3,5 ha/45,0 ha; Cảm Nhân 10,5 ha/40,0 ha ; Tích Cốc 1,0 ha/5,0 ha; Phú Thịnh 1,5 ha/3,0 ha; Văn Lãng 1,0/2,0ha. UBND huyện Yên Bình đã làm việc với Công ty Cổ phần Yên Thành đăng ký đặt ươm cành giống để trồng dặm 83,4 ha Măng tre Bát độ bị chết năm 2017 và trồng mới 295,0 ha năm 2018.