Trách nhiê ̣m và quyền lợi của chủ rừng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 87 - 88)

Đối với các hộ gia đình và cộng đồng dân cư miền núi nói chung và ở huyê ̣n Yên Bình nói riêng, quyền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến sinh kế của họ, tuy nhiên, quyền hưởng hoa lợi từ rừng được giao trên thực tế lại rất hạn chế. Cho đến nay, người dân chưa thể khai thác rừng tự nhiên vì rừng giao cho các hộ và cộng đồng đa phần là rừng nghèo, rừng mới phục hồi. Thủ tục khai thác gỗ từ rừng tự nhiên lại khá phức tạp và quy định không được khai thác gỗ vì mục đích thương mại gây khó khăn cho các hộ gia đình và cộng đồng mong muốn có thu nhập chính đáng từ khai thác gỗ rừng tự nhiên. Thêm vào đó, việc đóng cửa khai thác rừng tự nhiên không có thời hạn rõ ràng khiến các cộng đồng và hộ gia đình e ngại khi được giao rừng tự nhiên. Hiện cộng đồng và hộ gia đình chỉ có nguồn thu nhập chính từ rừng tự nhiên là tiền khoán bảo vệ rừng, tuy nhiên, nguồn kinh phí này khá thấp.

Trên đi ̣a bàn huyê ̣n Yên Bı̀nh (là địa phương có tỷ lệ khoán cao), một hộ trung bình nhận khoán bảo vệ 20 ha rừng với mức 400.000 đồng/ha/năm. Ngoài ra, theo Chương trình chi trả dịch vụ môi trường rừng cũng chỉ nhận được khoảng 8 triệu đồng/ha/năm. So với chuẩn nghèo mới ở khu vực nông thôn là 700.000 đồng/người/tháng (tức 8,4 triệu đồng/người/năm hoặc 42 triệu đồng/năm cho một hộ gia đình 5 người) thì thu nhập từ khoán bảo vệ rừng chỉ chiếm 20% tổng thu nhập của một hộ nghèo. Trong khi đó, đây lại là khoản thu nhập duy nhất từ rừng tự nhiên vì hiện tại họ chưa được phép khai thác rừng tự nhiên hoặc chưa được hưởng giá trị tăng từ rừng được giao hoặc khoán bảo vệ. Tương tự, nếu một hộ có trung bình 01 ha rừng trồng thì họ cũng chỉ có thể thu nhập khoảng 40 triệu đồng/ha/5 năm, tức khoảng 8 triệu đồng/ha/năm, tương đương 20% tổng thu nhập của một hộ nghèo; 60% thu nhập còn lại họ phải dựa vào các nguồn sống khác. Điều này cho thấy các hộ gia đình được giao đất, giao rừng nhìn chung chưa thể sống được từ rừng. Hiện tượng khai thác rừng và lấn chiếm đất rừng trái pháp luật do đó vẫn diễn ra và rất khó chấm dứt nếu không có giải pháp đảm bảo sinh kế và việc làm bền vững cho người dân Yên Bı̀nh đang sinh sống.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp quản lý rừng bền vững trên địa bàn huyện yên bình, tỉnh yên bái (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(132 trang)